ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Y tế Cần Thơ: Loay hoay tìm giải pháp vượt khó

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    5 năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hệ thống y tế công của thành phố vẫn đang loay hoay đối phó với khó khăn về cơ sở vật chất. Giải pháp nào để nhanh chóng nâng cao năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế của Cần Thơ?

    Cơ sở mới... mỏi mắt trông chờ!

    Trong 9 bệnh viện tuyến đầu hiện nay của TP. Cần Thơ thì chỉ có 2 bệnh viện có cơ sở tương đối khang trang, cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân là Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ. Hầu hết các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành còn lại đều hoạt động tại cơ sở chật hẹp hoặc xuống cấp, phải cải tạo, sửa chữa nhiều lần. Trong đó, xuống cấp, quá tải nghiêm trọng nhất là các bệnh viện: Nhi đồng TP. Cần Thơ, Ung bướu TP. Cần Thơ, Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ. Các Bệnh viện Mắt - Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Tâm thần cũng đang hoạt động tại cơ sở cũ, chật hẹp.

    Theo Chương trình phát triển y tế TP. Cần Thơ giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn 2020, các Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng trong năm 2012. Đến năm 2015, thành phố sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế thành phố. Dù chủ trương, kế hoạch đã có nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Dự án xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ được thực hiện từ năm 2008 - 2011. Thế nhưng, đến hết năm 2009, công trình chỉ mới hoàn tất phần xây dựng hàng rào và nhà bảo vệ. Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ (500 giường) vừa được khởi công năm 2009. Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ đang chịu cảnh quá tải, chật hẹp vì phải hoạt động tạm tại khối nhà cũ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trước đây chỉ mới tìm được nguồn vốn xây dựng. Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đã có bản vẽ thiết kế và mới vừa tìm được nguồn vốn xây dựng. Bao giờ các công trình này hoàn tất, đưa vào phục vụ nhân dân? Đến nay, đó vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải chính xác, cụ thể! Thành phố cũng đã có chủ trương thành lập Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Tim mạch nhưng tất cả vẫn còn đang ở phía trước...

     Y tế Cần Thơ cần cú hích để phát triển.

    Kỹ thuật cao: Còn xa tầm với...

    Thời điểm này, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đang vào giai đoạn hoàn tất việc sửa chữa, nâng cấp thêm một số khoa phòng phục vụ việc triển khai các kỹ thuật điều trị mới. Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, phấn khởi cho biết: "Bệnh viện được Dự án hỗ trợ y tế ĐBSCL hỗ trợ 2,1 triệu USD để trang bị thêm máy móc thiết bị mới như: máy siêu âm màu, Xquang, bộ mổ nội soi, máy lọc thận... Dự kiến sắp tới việc xây dựng, sửa chữa sẽ hoàn tất và trang thiết bị cũng được đưa về. Bệnh viện cũng đã cử một số y, bác sĩ đi đào tạo để triển khai các kỹ thuật mới như: mổ nội soi, thực hiện các phẫu thuật về mạch máu, chỉnh hình, phẫu thuật lồng ngực, ghép da điều trị bỏng, nội soi tai mũi họng, mổ mắt bằng kỹ thuật Phaco, lọc thận nhân tạo...". Đây là những kỹ thuật mới ở Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ nhưng đã rất phổ biến tại các Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 ở TP. Hồ Chí Minh.

    Nhiều bệnh viện tuyến đầu của thành phố - kể cả bệnh viện trực thuộc Trung ương hay bệnh viện tư nhân - vẫn chưa đủ "nội lực" thực hiện các kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, thần kinh, sọ não phức tạp, ghép nội tạng,... Riêng Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vốn có thế mạnh về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Gần đây, bệnh viện cũng giải quyết được một số trường hợp u não, tuy nhiên chỉ với những trường hợp khối u có vị trí, kích thước ít phức tạp. Nhìn tổng thể về năng lực cũng như sự phát triển của các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tại TP. Cần Thơ thì việc đầu tư để tạo bước đột phá về một hay một số chuyên khoa, lĩnh vực để tạo "điểm nhấn" riêng, mạnh của từng đơn vị vẫn còn rất mờ nhạt.

    Thực tế cho thấy, việc ứng dụng những kỹ thuật y khoa hiện đại nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đang là thách thức lớn đối với các bệnh viện. Một ví dụ rất cụ thể: hiện nay, y bác sĩ ở Khoa Sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đã có khả năng thực hiện kỹ thuật thay máu cho bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh vàng da nhân, nhiễm trùng máu hay nhiễm độc nặng... nhưng do cơ sở thiếu phòng cách ly vô trùng nên đơn vị đành "bó tay". Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng Sơn phân tích: Để phát triển được các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ từ đội ngũ y, bác sĩ đến cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thiếu một trong 3 yếu tố này đều không thể thực hiện được.         

    Song Kim

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Y tế Cần Thơ: Loay hoay tìm giải pháp vượt khó

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    5 năm Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, hệ thống y tế công của thành phố vẫn đang loay hoay đối phó với khó khăn về cơ sở vật chất. Giải pháp nào để nhanh chóng nâng cao năng lực khám chữa bệnh của các cơ sở y tế của Cần Thơ?

    Cơ sở mới... mỏi mắt trông chờ!

    Trong 9 bệnh viện tuyến đầu hiện nay của TP. Cần Thơ thì chỉ có 2 bệnh viện có cơ sở tương đối khang trang, cơ bản đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân là Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ và Bệnh viện Da liễu TP. Cần Thơ. Hầu hết các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành còn lại đều hoạt động tại cơ sở chật hẹp hoặc xuống cấp, phải cải tạo, sửa chữa nhiều lần. Trong đó, xuống cấp, quá tải nghiêm trọng nhất là các bệnh viện: Nhi đồng TP. Cần Thơ, Ung bướu TP. Cần Thơ, Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ. Các Bệnh viện Mắt - Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Tâm thần cũng đang hoạt động tại cơ sở cũ, chật hẹp.

    Theo Chương trình phát triển y tế TP. Cần Thơ giai đoạn đến 2010 và tầm nhìn 2020, các Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ được xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng trong năm 2012. Đến năm 2015, thành phố sẽ hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế thành phố. Dù chủ trương, kế hoạch đã có nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Dự án xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi TP. Cần Thơ được thực hiện từ năm 2008 - 2011. Thế nhưng, đến hết năm 2009, công trình chỉ mới hoàn tất phần xây dựng hàng rào và nhà bảo vệ. Bệnh viện đa khoa TP. Cần Thơ (500 giường) vừa được khởi công năm 2009. Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ đang chịu cảnh quá tải, chật hẹp vì phải hoạt động tạm tại khối nhà cũ của Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trước đây chỉ mới tìm được nguồn vốn xây dựng. Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đã có bản vẽ thiết kế và mới vừa tìm được nguồn vốn xây dựng. Bao giờ các công trình này hoàn tất, đưa vào phục vụ nhân dân? Đến nay, đó vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải chính xác, cụ thể! Thành phố cũng đã có chủ trương thành lập Bệnh viện Phụ sản, Bệnh viện Tim mạch nhưng tất cả vẫn còn đang ở phía trước...

     Y tế Cần Thơ cần cú hích để phát triển.

    Kỹ thuật cao: Còn xa tầm với...

    Thời điểm này, Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đang vào giai đoạn hoàn tất việc sửa chữa, nâng cấp thêm một số khoa phòng phục vụ việc triển khai các kỹ thuật điều trị mới. Tiến sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ, phấn khởi cho biết: "Bệnh viện được Dự án hỗ trợ y tế ĐBSCL hỗ trợ 2,1 triệu USD để trang bị thêm máy móc thiết bị mới như: máy siêu âm màu, Xquang, bộ mổ nội soi, máy lọc thận... Dự kiến sắp tới việc xây dựng, sửa chữa sẽ hoàn tất và trang thiết bị cũng được đưa về. Bệnh viện cũng đã cử một số y, bác sĩ đi đào tạo để triển khai các kỹ thuật mới như: mổ nội soi, thực hiện các phẫu thuật về mạch máu, chỉnh hình, phẫu thuật lồng ngực, ghép da điều trị bỏng, nội soi tai mũi họng, mổ mắt bằng kỹ thuật Phaco, lọc thận nhân tạo...". Đây là những kỹ thuật mới ở Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ nhưng đã rất phổ biến tại các Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 ở TP. Hồ Chí Minh.

    Nhiều bệnh viện tuyến đầu của thành phố - kể cả bệnh viện trực thuộc Trung ương hay bệnh viện tư nhân - vẫn chưa đủ "nội lực" thực hiện các kỹ thuật cao như can thiệp tim mạch, thần kinh, sọ não phức tạp, ghép nội tạng,... Riêng Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ vốn có thế mạnh về phẫu thuật chấn thương chỉnh hình. Gần đây, bệnh viện cũng giải quyết được một số trường hợp u não, tuy nhiên chỉ với những trường hợp khối u có vị trí, kích thước ít phức tạp. Nhìn tổng thể về năng lực cũng như sự phát triển của các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành tại TP. Cần Thơ thì việc đầu tư để tạo bước đột phá về một hay một số chuyên khoa, lĩnh vực để tạo "điểm nhấn" riêng, mạnh của từng đơn vị vẫn còn rất mờ nhạt.

    Thực tế cho thấy, việc ứng dụng những kỹ thuật y khoa hiện đại nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đang là thách thức lớn đối với các bệnh viện. Một ví dụ rất cụ thể: hiện nay, y bác sĩ ở Khoa Sơ sinh của Bệnh viện Nhi đồng TP. Cần Thơ đã có khả năng thực hiện kỹ thuật thay máu cho bệnh nhi sơ sinh mắc bệnh vàng da nhân, nhiễm trùng máu hay nhiễm độc nặng... nhưng do cơ sở thiếu phòng cách ly vô trùng nên đơn vị đành "bó tay". Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hoàng Sơn phân tích: Để phát triển được các kỹ thuật cao, chuyên khoa sâu đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ từ đội ngũ y, bác sĩ đến cơ sở vật chất và trang thiết bị. Thiếu một trong 3 yếu tố này đều không thể thực hiện được.         

    Song Kim

     


    Quảng cáo 336x280