ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Y học cổ truyền phòng bệnh trúng phong (Kỳ II)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Kỳ 2: Phương pháp điều trị tiền triệu trúng phong (TTTP) không dùng thuốc

    Liệu pháp châm cứu đối với tiền triệu trúng phong (TTTP) có hiệu quả tốt, vấn đề là cần xác định chính xác các triệu chứng TTTP và đề xuất trị pháp thích hợp.

    Liệu pháp châm: Tùy thể bệnh mà chọn các huyệt vị và cách châm bổ hay tả thường sau châm kết hợp mắc với máy điện châm lưu kim khoảng 15 phút.

    TTTP thể can thận âm hư

    Trị pháp: Điều thần thông lạc bổ can thận.

    Phương huyệt: Châm bổ các huyệt thái khê, tam âm giao và châm tả thượng tinh, bách hội, nội quan, thái xung.

    Thượng tinh: thượng: trên; tinh: sao.

    Thượng tinh là huyệt ở mạch đốc nằm ở khu vực thượng đình phía trên điểm giữa đường chân tóc trước một tấc, cách huyệt bách hội 4 tấc về phía trước, có tác dụng thông thanh khiếu mũi và mắt nên gọi là thượng tinh.

    Tác dụng: Tán phong nhiệt, thông thanh khiếu

    Bách hội: Bách: 100 số phiếm chỉ, thường chỉ số nhiều (bách hoa, bách gia...); hội: hội tụ. Huyệt thuộc mạch đốc, nằm ở trung tâm đỉnh đầu là nơi hội tụ của kinh dương, ngũ tạng lục phủ, kỳ kinh nên gọi tên là bách hội. Huyệt nằm cách đường chân tóc phía sau 7 tấc, tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai. Tác dụng: Khai khiếu, định thần, bình can, tức phong, thăng dương cố thoát, cử dương khi bị hạ hãm, tiềm can dương thanh thần khí, tiết nhiệt nung nấu ở dương kinh.

    Thái khê: (thái: to lớn vĩ đại; khê: khe nước chảy từ núi ra). Huyệt thuộc kinh túc thiếu âm thận, dòng khí của kinh này tràn qua huyệt dũng tuyền, qua huyệt nhiên cốc hội tụ về huyệt thái khê vừa nhiều vừa mạnh nên gọi là thái khê. Huyệt nằm tại điểm giữa đường nối lồi cao mắt cá trong và gân gót.

    Tác dụng: Tư âm, thanh nhiệt, làm mạnh lưng gối, thoái lui hư nhiệt bổ thận dương (tráng nguyên dương).

    Tam âm giao: tam: 3; âm: mặt trong chân; giao: nơi gặp nhau; huyệt thuộc kinh túc thái âm tỳ nằm ở mặt trong chân nơi hội tụ của 3 kinh âm: tỳ, thận, can ở chân nên gọi tam âm giao.

    Tác dụng: Bổ tỳ thổ, trợ vận hóa thông khí trệ, đuổi phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận.

    Nội quan: nội: bên trong; quan: cửa ải.

    Huyệt thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào (huyệt nằm ở phía trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc), ở mặt trong của tay (âm) là cửa ải quan trọng để kinh khí ra vào nên gọi là nội quan.

    Tác dụng: Thanh tâm bào, sơ tam tiêu, định tâm an thần, hòa vị lý khí chỉ thống.

    Thái xung: Thái: to lớn vĩ đại; xung: nơi xung yếu. Huyệt nằm ở kẽ ngón chân một và 2, cách mép da 2 tấc, thuộc kinh túc quyết âm can nơi đây khí và huyết của kinh can đổ vào nhiều nên gọi là thái xung.

    Tác dụng: Bình can, lý huyết, thông lạc, thanh tức can hoả, sơ tiết hạ tiêu thấp nhiệt.

    TTTP thể khí hư đàm trệ

    Trị pháp: Điều thần thông kinh lạc, khu đờm trừ phong.

    Phương huyệt: Châm tả các huyệt bách hội, đầu duy, phong trì, khúc trì, thái xung, hợp cốc, phong long, nội quan. Châm bổ túc tam lý.

    Đầu duy: Đầu: bộ phận phía trên, đầu người; duy: góc tiếp nối. Huyệt nằm phía trong đường chân tóc, trước ở góc trán cách 0,5 tấc, thuộc kinh túc dương minh vị vì nằm ở góc 2 bên đầu nên gọi đầu duy.

    Tác dụng: Khu phong tiết hoả, chỉ thống minh mục, trị liệt mặt.

    Phong trì: phong: gió, ở đây là phong tà; trì: ao. Huyệt nằm giữa cơ ức - đòn - chũm và phần trên cơ thang; thuộc kinh túc thiếu dương đởm đó chính là nơi hợp bởi kinh túc thiếu dương đởm và mạch dương duy nên gọi là phong trì, đó là nơi tác nhân phong tà gây các bệnh về phong, trúng phong (trúng gió), cảm gió...

    Tác dụng: Khu phong giải biểu nhiệt, sơ tà, thanh nhiệt thông nhĩ sáng mắt, thông lợi các khớp.

    Hợp cốc: hợp: tập hợp lại, dồn vào, hội tụ; cốc: chỗ hõm ở hang núi. Huyệt nằm ở giữa xương đốt bàn tay hai, phía quay. Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Khi duỗi căng ngón cái và ngón trỏ, huyệt nằm ở giữa các xương bàn tay 1 và 2 với mép da, có xu hướng chếch về phía xương bàn tay 2, thuộc kinh thủ dương minh đại trường, nơi các bắp thịt ở ngón tay tụ hội lại, khi cử động ngón trỏ và ngón cái xoè ra thì hình thành 1 hõm nhỏ nên gọi là hợp cốc.

    Tác dụng: Phát biểu, giải nhiệt, sơ tán phong tà, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, trấn thống thông lạc.

    Phong long: huyệt nằm ở dưới đầu gối 8 tấc, thuộc kinh túc dương minh vị là kinh có khí và huyết nhiều. Ở huyệt có nhiều cơ chung quanh. Khi cử động bàn chân qua lại thì ở đó gồ lên nên gọi là phong long.

    Tác dụng: Hòa vị khí, hóa đờm thấp, định thần chí.

    Túc tam lý: túc: chân; tam: ba; lý: dặm (ở đây là thốn). Huyệt nằm ngang với bờ dưới lồi củ ngoài xương chày cách mé ngoài xương chày 2cm. Túc tam lý là huyệt của kinh túc dương minh vị tam lý là ý nói huyệt nằm dưới huyệt độc tỵ 3 thốn ở chân nên đặt tên là túc tam lý.

    Tác dụng: Lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, điều hòa kinh lạc khí huyết. Phù chính khí, bồi nguyên khí, bổ hư nhược, khu tà, phòng bệnh.

    Khúc trì: khúc: gập, khúc khuỷu; trì: ao. Huyệt thuộc kinh thủ dương minh đại trường khi gập khuỷu tay lại ở vị trí huyệt có chỗ hõm như ao nên gọi là khúc trì.

    Tác dụng: Sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, đuổi phong thấp thanh nhiệt, hòa vinh, dưỡng huyết, khu phong giải biểu.

    Lương y Lê Minh Vân

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Y học cổ truyền phòng bệnh trúng phong (Kỳ II)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Kỳ 2: Phương pháp điều trị tiền triệu trúng phong (TTTP) không dùng thuốc

    Liệu pháp châm cứu đối với tiền triệu trúng phong (TTTP) có hiệu quả tốt, vấn đề là cần xác định chính xác các triệu chứng TTTP và đề xuất trị pháp thích hợp.

    Liệu pháp châm: Tùy thể bệnh mà chọn các huyệt vị và cách châm bổ hay tả thường sau châm kết hợp mắc với máy điện châm lưu kim khoảng 15 phút.

    TTTP thể can thận âm hư

    Trị pháp: Điều thần thông lạc bổ can thận.

    Phương huyệt: Châm bổ các huyệt thái khê, tam âm giao và châm tả thượng tinh, bách hội, nội quan, thái xung.

    Thượng tinh: thượng: trên; tinh: sao.

    Thượng tinh là huyệt ở mạch đốc nằm ở khu vực thượng đình phía trên điểm giữa đường chân tóc trước một tấc, cách huyệt bách hội 4 tấc về phía trước, có tác dụng thông thanh khiếu mũi và mắt nên gọi là thượng tinh.

    Tác dụng: Tán phong nhiệt, thông thanh khiếu

    Bách hội: Bách: 100 số phiếm chỉ, thường chỉ số nhiều (bách hoa, bách gia...); hội: hội tụ. Huyệt thuộc mạch đốc, nằm ở trung tâm đỉnh đầu là nơi hội tụ của kinh dương, ngũ tạng lục phủ, kỳ kinh nên gọi tên là bách hội. Huyệt nằm cách đường chân tóc phía sau 7 tấc, tại điểm giữa đường nối vòng hai chóp tai. Tác dụng: Khai khiếu, định thần, bình can, tức phong, thăng dương cố thoát, cử dương khi bị hạ hãm, tiềm can dương thanh thần khí, tiết nhiệt nung nấu ở dương kinh.

    Thái khê: (thái: to lớn vĩ đại; khê: khe nước chảy từ núi ra). Huyệt thuộc kinh túc thiếu âm thận, dòng khí của kinh này tràn qua huyệt dũng tuyền, qua huyệt nhiên cốc hội tụ về huyệt thái khê vừa nhiều vừa mạnh nên gọi là thái khê. Huyệt nằm tại điểm giữa đường nối lồi cao mắt cá trong và gân gót.

    Tác dụng: Tư âm, thanh nhiệt, làm mạnh lưng gối, thoái lui hư nhiệt bổ thận dương (tráng nguyên dương).

    Tam âm giao: tam: 3; âm: mặt trong chân; giao: nơi gặp nhau; huyệt thuộc kinh túc thái âm tỳ nằm ở mặt trong chân nơi hội tụ của 3 kinh âm: tỳ, thận, can ở chân nên gọi tam âm giao.

    Tác dụng: Bổ tỳ thổ, trợ vận hóa thông khí trệ, đuổi phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận.

    Nội quan: nội: bên trong; quan: cửa ải.

    Huyệt thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào (huyệt nằm ở phía trên lằn chỉ cổ tay 2 tấc), ở mặt trong của tay (âm) là cửa ải quan trọng để kinh khí ra vào nên gọi là nội quan.

    Tác dụng: Thanh tâm bào, sơ tam tiêu, định tâm an thần, hòa vị lý khí chỉ thống.

    Thái xung: Thái: to lớn vĩ đại; xung: nơi xung yếu. Huyệt nằm ở kẽ ngón chân một và 2, cách mép da 2 tấc, thuộc kinh túc quyết âm can nơi đây khí và huyết của kinh can đổ vào nhiều nên gọi là thái xung.

    Tác dụng: Bình can, lý huyết, thông lạc, thanh tức can hoả, sơ tiết hạ tiêu thấp nhiệt.

    TTTP thể khí hư đàm trệ

    Trị pháp: Điều thần thông kinh lạc, khu đờm trừ phong.

    Phương huyệt: Châm tả các huyệt bách hội, đầu duy, phong trì, khúc trì, thái xung, hợp cốc, phong long, nội quan. Châm bổ túc tam lý.

    Đầu duy: Đầu: bộ phận phía trên, đầu người; duy: góc tiếp nối. Huyệt nằm phía trong đường chân tóc, trước ở góc trán cách 0,5 tấc, thuộc kinh túc dương minh vị vì nằm ở góc 2 bên đầu nên gọi đầu duy.

    Tác dụng: Khu phong tiết hoả, chỉ thống minh mục, trị liệt mặt.

    Phong trì: phong: gió, ở đây là phong tà; trì: ao. Huyệt nằm giữa cơ ức - đòn - chũm và phần trên cơ thang; thuộc kinh túc thiếu dương đởm đó chính là nơi hợp bởi kinh túc thiếu dương đởm và mạch dương duy nên gọi là phong trì, đó là nơi tác nhân phong tà gây các bệnh về phong, trúng phong (trúng gió), cảm gió...

    Tác dụng: Khu phong giải biểu nhiệt, sơ tà, thanh nhiệt thông nhĩ sáng mắt, thông lợi các khớp.

    Hợp cốc: hợp: tập hợp lại, dồn vào, hội tụ; cốc: chỗ hõm ở hang núi. Huyệt nằm ở giữa xương đốt bàn tay hai, phía quay. Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay cái và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Khi duỗi căng ngón cái và ngón trỏ, huyệt nằm ở giữa các xương bàn tay 1 và 2 với mép da, có xu hướng chếch về phía xương bàn tay 2, thuộc kinh thủ dương minh đại trường, nơi các bắp thịt ở ngón tay tụ hội lại, khi cử động ngón trỏ và ngón cái xoè ra thì hình thành 1 hõm nhỏ nên gọi là hợp cốc.

    Tác dụng: Phát biểu, giải nhiệt, sơ tán phong tà, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, trấn thống thông lạc.

    Phong long: huyệt nằm ở dưới đầu gối 8 tấc, thuộc kinh túc dương minh vị là kinh có khí và huyết nhiều. Ở huyệt có nhiều cơ chung quanh. Khi cử động bàn chân qua lại thì ở đó gồ lên nên gọi là phong long.

    Tác dụng: Hòa vị khí, hóa đờm thấp, định thần chí.

    Túc tam lý: túc: chân; tam: ba; lý: dặm (ở đây là thốn). Huyệt nằm ngang với bờ dưới lồi củ ngoài xương chày cách mé ngoài xương chày 2cm. Túc tam lý là huyệt của kinh túc dương minh vị tam lý là ý nói huyệt nằm dưới huyệt độc tỵ 3 thốn ở chân nên đặt tên là túc tam lý.

    Tác dụng: Lý tỳ vị, điều trung khí, hòa trường, tiêu trệ, sơ phong hóa thấp, điều hòa kinh lạc khí huyết. Phù chính khí, bồi nguyên khí, bổ hư nhược, khu tà, phòng bệnh.

    Khúc trì: khúc: gập, khúc khuỷu; trì: ao. Huyệt thuộc kinh thủ dương minh đại trường khi gập khuỷu tay lại ở vị trí huyệt có chỗ hõm như ao nên gọi là khúc trì.

    Tác dụng: Sơ tà nhiệt, lợi quan tiết, đuổi phong thấp thanh nhiệt, hòa vinh, dưỡng huyết, khu phong giải biểu.

    Lương y Lê Minh Vân

     


    Quảng cáo 336x280