ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    TP HCM: Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ gia tăng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Chỉ trong 18 ngày đầu tháng 11, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có 928 trẻ nhập viện do viêm phổi cấp (so với 800 cháu trong cả tháng 10). Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ nhập viện vì bệnh này cũng tăng gấp đôi so với tháng trước.

    Nguyên nhân của tình trạng trên là sự thay đổi thời tiết đột ngột (gió mùa Đông Bắc xuất hiện) và sự ô nhiễm môi trường, khiến vi khuẩn, virus gây bệnh có điều kiện phát triển mạnh. Viêm phổi cấp dễ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, không được tiêm phòng đầy đủ hay trẻ mới bị sởi, sốt xuất huyết...

    Bác sĩ Lê Hữu Linh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết khi phổi bị viêm hoặc nhiễm, các túi khí sẽ chứa mủ, chất nhầy hoặc chất dịch bất thường, khiến cơ thể bị thiếu ôxy, có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 25% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi gây ra. Nguy cơ này cao nhất ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

    Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, triệu chứng sớm nhất của viêm phổi cấp là trẻ thở nhanh hơn (nhịp thở tăng). Khi có biểu hiện này, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu trẻ bỏ bú hay không uống được, khó thở, nhất là nếu phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi thở có nghĩa là bệnh đã nặng, cần được nhập viện ngay. Còn khi có 1 trong các dấu hiệu sau nghĩa là trẻ đang bị đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu:

    - Cơ thể tím tái, co giật.

    - Ngủ li bì, khó đánh thức.

    - Thở có tiếng rít.

    - Suy dinh dưỡng nặng.

    - Sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè (riêng với trẻ dưới 2 tháng tuổi).

    Khi chưa có ý kiến bác sĩ, cha mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc vì điều này có thể làm bệnh nặng hơn, dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp.

    Thời gian diễn tiến của bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ và loại vi trùng gây bệnh. Bệnh có thể đột ngột trở nặng chỉ trong vòng 1-2 ngày. Trong thời gian điều trị, cha mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

    - Cho ăn hoặc bú nhiều lần hơn (chia nhỏ các bữa ăn).

    - Cho uống đủ nước.

    - Giảm ho và đau họng bằng thuốc nam an toàn.

    - Làm thông thoáng mũi.

    - Cho trẻ uống kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý ngừng kháng sinh dù trẻ đã có vẻ tốt hơn.

    - Tái khám sau 2 ngày để đánh giá mức độ bệnh và quyết định điều trị tiếp.

    (Theo Người Lao Động)

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    TP HCM: Bệnh viêm phổi cấp ở trẻ gia tăng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Chỉ trong 18 ngày đầu tháng 11, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã có 928 trẻ nhập viện do viêm phổi cấp (so với 800 cháu trong cả tháng 10). Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, số trẻ nhập viện vì bệnh này cũng tăng gấp đôi so với tháng trước.

    Nguyên nhân của tình trạng trên là sự thay đổi thời tiết đột ngột (gió mùa Đông Bắc xuất hiện) và sự ô nhiễm môi trường, khiến vi khuẩn, virus gây bệnh có điều kiện phát triển mạnh. Viêm phổi cấp dễ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, không được tiêm phòng đầy đủ hay trẻ mới bị sởi, sốt xuất huyết...

    Bác sĩ Lê Hữu Linh, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, cho biết khi phổi bị viêm hoặc nhiễm, các túi khí sẽ chứa mủ, chất nhầy hoặc chất dịch bất thường, khiến cơ thể bị thiếu ôxy, có thể dẫn đến tử vong. Khoảng 25% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi gây ra. Nguy cơ này cao nhất ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.

    Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, triệu chứng sớm nhất của viêm phổi cấp là trẻ thở nhanh hơn (nhịp thở tăng). Khi có biểu hiện này, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Nếu trẻ bỏ bú hay không uống được, khó thở, nhất là nếu phần dưới lồng ngực bị lõm vào khi thở có nghĩa là bệnh đã nặng, cần được nhập viện ngay. Còn khi có 1 trong các dấu hiệu sau nghĩa là trẻ đang bị đe dọa tính mạng, cần được cấp cứu:

    - Cơ thể tím tái, co giật.

    - Ngủ li bì, khó đánh thức.

    - Thở có tiếng rít.

    - Suy dinh dưỡng nặng.

    - Sốt hoặc hạ nhiệt độ, thở khò khè (riêng với trẻ dưới 2 tháng tuổi).

    Khi chưa có ý kiến bác sĩ, cha mẹ không nên tự cho trẻ uống thuốc vì điều này có thể làm bệnh nặng hơn, dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp.

    Thời gian diễn tiến của bệnh thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày, tùy thuộc vào sức đề kháng của trẻ và loại vi trùng gây bệnh. Bệnh có thể đột ngột trở nặng chỉ trong vòng 1-2 ngày. Trong thời gian điều trị, cha mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

    - Cho ăn hoặc bú nhiều lần hơn (chia nhỏ các bữa ăn).

    - Cho uống đủ nước.

    - Giảm ho và đau họng bằng thuốc nam an toàn.

    - Làm thông thoáng mũi.

    - Cho trẻ uống kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc, không tự ý ngừng kháng sinh dù trẻ đã có vẻ tốt hơn.

    - Tái khám sau 2 ngày để đánh giá mức độ bệnh và quyết định điều trị tiếp.

    (Theo Người Lao Động)

     


    Quảng cáo 336x280