ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ 6 tháng tuổi hoặc từ 2-3 tháng đối với trẻ đẻ non. Đó là các biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng lên cân, hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

    Ở Việt Nam, tình trạng thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em và phụ nữ có thai. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi vùng đồng bằng Bắc Bộ là 49%. Ở trẻ em tuổi học đường, tỷ lệ này là 33%. Thiếu sắt (yếu tố tạo máu quan trọng, tham gia vào sự hình thành và phát triển của hồng cầu, tổng hợp hemoglobin) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ.

    Các nguyên nhân gây bệnh gồm:

    - Cung cấp sắt không đủ: Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít nên cũng dễ thiếu sắt.

    - Hấp thu sắt kém: Giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị dạng ở dạ dày, ruột.

    - Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ (mạn tính) như bị nhiễm giun móc, loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.

    - Nhu cầu sắt cao: Giai đoạn cơ thể lớn nhanh, dậy thì, hành kinh nếu không tăng cường cung cấp chất sắt sẽ gây thiếu máu.

    Để điều trị, cần cho trẻ uống các muối sắt (Fe hóa trị 2 dễ hấp thụ hơn) với liều lượng 4-6 mg sắt/kg mỗi ngày. Có thể dùng sulfat sắt với liều 20 mg/kg mỗi ngày chia hai lần, uống giữa hai bữa ăn (100 mg sulfat sắt có 20 mg sắt); hoặc dùng gluconat sắt 40 mg/kg mỗi ngày, chia 2-3 lần, uống giữa hai bữa ăn (100 mg gluconat sắt có 11 mg sắt). Thời gian điều trị từ 8 đến 12 tuần, có thể kéo dài hơn. Nên uống vitamin C với liều 0,3 g mỗi ngày (3 viên loại 0,1 g) để sắt dễ được hấp thụ.

    Cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn bổ sung đúng lúc và đúng cách với các thức ăn có nhiều sắt như rau xanh, nước hoa quả, đậu, trứng, thịt. Ngoài ra, cần chữa các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính.

    Việc phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt cần bắt đầu ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai (mẹ có chế độ ăn giàu sắt, uống viên sắt). Với trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ bị thiếu sữa mẹ, nên dùng thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng sớm bằng chế phẩm sắt.

    Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, tiêu chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính... cũng là cách đề phòng thiếu máu hiệu quả.

    BS.Nguyễn Văn Thắng, Sức Khoẻ & Đời Sống

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ 6 tháng tuổi hoặc từ 2-3 tháng đối với trẻ đẻ non. Đó là các biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mệt mỏi, ít hoạt động, kém ăn, ngừng lên cân, hay rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

    Ở Việt Nam, tình trạng thiếu máu rất phổ biến ở trẻ em và phụ nữ có thai. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi vùng đồng bằng Bắc Bộ là 49%. Ở trẻ em tuổi học đường, tỷ lệ này là 33%. Thiếu sắt (yếu tố tạo máu quan trọng, tham gia vào sự hình thành và phát triển của hồng cầu, tổng hợp hemoglobin) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở trẻ.

    Các nguyên nhân gây bệnh gồm:

    - Cung cấp sắt không đủ: Chế độ ăn thiếu sắt như thiếu sữa mẹ, cho ăn bột thiếu thức ăn nguồn gốc động vật. Ở trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ và trẻ sinh đôi, lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít nên cũng dễ thiếu sắt.

    - Hấp thu sắt kém: Giảm độ toan dạ dày, tiêu chảy kéo dài, hội chứng kém hấp thu, dị dạng ở dạ dày, ruột.

    - Mất sắt quá nhiều do chảy máu từ từ (mạn tính) như bị nhiễm giun móc, loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.

    - Nhu cầu sắt cao: Giai đoạn cơ thể lớn nhanh, dậy thì, hành kinh nếu không tăng cường cung cấp chất sắt sẽ gây thiếu máu.

    Để điều trị, cần cho trẻ uống các muối sắt (Fe hóa trị 2 dễ hấp thụ hơn) với liều lượng 4-6 mg sắt/kg mỗi ngày. Có thể dùng sulfat sắt với liều 20 mg/kg mỗi ngày chia hai lần, uống giữa hai bữa ăn (100 mg sulfat sắt có 20 mg sắt); hoặc dùng gluconat sắt 40 mg/kg mỗi ngày, chia 2-3 lần, uống giữa hai bữa ăn (100 mg gluconat sắt có 11 mg sắt). Thời gian điều trị từ 8 đến 12 tuần, có thể kéo dài hơn. Nên uống vitamin C với liều 0,3 g mỗi ngày (3 viên loại 0,1 g) để sắt dễ được hấp thụ.

    Cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp với lứa tuổi, cho trẻ ăn bổ sung đúng lúc và đúng cách với các thức ăn có nhiều sắt như rau xanh, nước hoa quả, đậu, trứng, thịt. Ngoài ra, cần chữa các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa và chảy máu mạn tính.

    Việc phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt cần bắt đầu ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai (mẹ có chế độ ăn giàu sắt, uống viên sắt). Với trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ bị thiếu sữa mẹ, nên dùng thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng sớm bằng chế phẩm sắt.

    Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, tiêu chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính... cũng là cách đề phòng thiếu máu hiệu quả.

    BS.Nguyễn Văn Thắng, Sức Khoẻ & Đời Sống

     


    Quảng cáo 336x280