ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Sốt xuất huyết gia tăng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    TT - Số người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang tăng mạnh trên nhiều tỉnh thành của cả nước.

    Bác sĩ Trần Thị Thúy khám cho bệnh nhi Trần Quốc Nam, 5 tuổi, bệnh sốt xuất huyết, tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 (ảnh chụp chiều 27-7) - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN

    Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ trong ngày 27-7 cho thấy nhiều bệnh viện đã quá tải, có nơi khoa nhi phải dời ra nhà xe để nhường chỗ cho bệnh nhân SXH.

    Hà Nội: mật độ muỗi đến ngưỡng gây dịch

    Trẻ bệnh SXH thường sốt cao đột ngột 2-7 ngày

    Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, trẻ mắc bệnh SXH thường sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày, trẻ lớn có thể sẽ than nhức đầu, đau nhức cơ khớp.

    Ngoài ra, trẻ mắc bệnh này còn có biểu hiện xuất huyết bất thường trên cơ thể như những dấu chấm xuất huyết (phân biệt với các nốt phát ban, vết bầm... là ấn vào cũng không biến mất). Nặng hơn trẻ sẽ bị chảy máu mũi, máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen hoặc xuất huyết âm đạo bất thường ở bé gái.

    Bệnh này khó hạ sốt bằng những biện pháp thông thường, do vậy khi thấy trẻ sốt đột ngột hai ngày trở lên mà không hạ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để được phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.

    Đặc biệt, với những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng như trẻ hết sốt nhưng vẫn không tươi tỉnh mà li bì, bứt rứt, vật vã, tay chân lạnh, mạch nhanh khó bắt hoặc ói mửa nhiều, đau bụng hay có những dấu hiệu xuất huyết nặng như đã kể trên phải đưa trẻ đi khám ngay.

    THÙY DƯƠNG

    Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm qua 27-7, đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay khảo sát mới nhất ở các quận huyện trọng điểm về SXH như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân... cho thấy mật độ muỗi gây bệnh SXH ở ngưỡng gây dịch, với 0,5 con/nhà, trong khi yêu cầu mật độ này phải ở mức dưới 0,2 con/nhà.

    Theo ông Nguyễn Nhật Cảm (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), Hà Nội đang triển khai chiến dịch diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường lần 2, và phun hóa chất diệt muỗi tại tám quận huyện có số mắc SXH cao trong bảy tháng đầu năm, đồng thời có ổ dịch SXH cũ từ năm 2009 để chủ động chống dịch. Tuy nhiên, các gia đình phải chủ động thay nước chậu cây, bể cá, diệt loăng quăng trong các chum vại, lọ có nước, diệt muỗi trong nhà.

    Số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy từ đầu năm 2010 toàn thành phố có gần 500 ca mắc và nghi mắc SXH. Theo một số chuyên gia, Hà Nội là địa phương sớm ghi nhận dịch SXH tại VN (từ năm 1959). Từ đó đến nay, các năm 1987, 1998 là những năm có dịch SXH lớn, kể cả ở Hà Nội.

    Kể từ năm 1999-2006, số mắc SXH của Hà Nội giảm rất mạnh và từ 1999-2008, Hà Nội không có tử vong do SXH. Nhưng năm qua, dịch SXH đã quay lại Hà Nội với cường độ lớn, số mắc trung bình gần 20.000 trường hợp/năm, tăng hàng chục lần so với thời điểm 1999-2007. Các chuyên gia lý giải đó chính là kết quả của đô thị hóa nhưng không bảo đảm về điều kiện sống cho một bộ phận dân cư, đặc biệt về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...

    TP.HCM: nhiều ca chuyển nặng do gia đình chủ quan

    Bác sĩ Lê Bích Liên, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết số trẻ SXH nhập viện tăng nhanh khoảng một tuần nay. Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM tiếp nhận khoảng 20 trẻ mắc bệnh SXH nhập viện điều trị. Số bệnh nhân nằm điều trị mỗi ngày tại khoa dao động từ 95 đến hơn 100 trẻ, trong đó bệnh nhi từ các tỉnh chuyển lên chiếm khoảng 60% số bệnh nhi SXH nhập viện.

    Còn bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết ngày 27-7 tại khoa có hơn 94 trẻ mắc bệnh SXH đang nằm điều trị, trong đó có 20 ca nặng. Trong số này, có nhiều ca chuyển nặng do gia đình chủ quan đưa trẻ đến bệnh viện trễ.

    Luôn trong tình trạng quá tải nên khi số trẻ SXH nhập viện tăng nhanh trong những ngày qua làm khoa SXH - Bệnh viện Nhi Đồng 1 rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng với rất nhiều trẻ phải nằm bên ngoài phòng bệnh. Trưa 27-7, nằm tại hành lang của khoa chờ làm thủ tục xuất viện, chị H.T.T.S., 40 tuổi, ở Đức Huệ, Long An, kể suốt năm ngày nằm viện con gái 3 tuổi của chị mắc bệnh SXH phải nằm ở hành lang.

    Thật ra cháu bé nào cũng được nhân viên y tế xếp vào phòng, có giường bệnh nhưng một giường tới 3-4 cháu thì không thể nằm được. Không ai bảo ai, các bà mẹ tự nguyện bồng con ra hành lang nằm. Thế là khắp hành lang của khoa chỗ nào cũng thấy các bà mẹ trải chiếu cho con nằm.

    Quảng Nam, Đà Nẵng: các bệnh viện quá tải

    Tại khoa y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, hàng trăm bệnh nhân bị SXH nằm la liệt. Bác sĩ Nguyễn Tấn Diệu, trưởng khoa y học nhiệt đới, cho biết các bệnh nhân bị bệnh SXH đang tăng rất nhanh. Trong tháng 7-2010, khoa y học nhiệt đới tiếp nhận 144 ca, tăng gần gấp đôi so với tháng 6-2010. Cũng như các bệnh viện khác trong toàn tỉnh, tình trạng dịch SXH gia tăng khiến nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân. Riêng khoa y học nhiệt đới chỉ tiêu 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng thường trực trên 50 bệnh nhân.

    Còn ông Huỳnh Công Quang, trưởng khoa kiểm soát dịch truyền nhiễm và văcxin sinh phẩm, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết bệnh SXH đang tăng mạnh tại một số huyện trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê từ trung tâm, riêng sáu tháng đầu năm 2010 có 214 người mắc bệnh, tăng 13,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 6-2010, toàn tỉnh có hơn 100 người mắc bệnh, gần bằng tổng số người mắc bệnh của năm tháng đầu năm 2010...

    Trong khi đó tại Đà Nẵng, chiều 27-7, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm - trưởng khoa dịch tễ và côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng) - cho biết trung bình mỗi tuần có 75-78 trường hợp mắc mới. Tuy nhiên tuần qua số bệnh nhân mắc mới trên địa bàn Đà Nẵng đã giảm chỉ còn 41 trường hợp, do ngành y tế có các biện pháp “mạnh tay” với các ổ dịch. Tính từ đầu năm đến nay trên TP Đà Nẵng có tổng cộng 1.218 trường hợp mắc bệnh SXH, ngành y tế đã giám sát thường xuyên 400 ổ dịch có quy mô nhỏ tại khu vực tổ dân phố.

    Tiền Giang, Bến Tre: bác sĩ cũng quá tải

    Chiều 27-7, phòng cấp cứu nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang có bốn trẻ bị SXH độ 3 phải truyền dịch, theo dõi. 16 trẻ khác được chẩn đoán SXH độ 1 và 2 được bố trí nằm ở phòng khác. Bác sĩ Trương Công Đầy, trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cho biết gần đây số trẻ SXH nhập viện gia tăng đột biến do đã vào mùa mưa.

    Bệnh viện là tuyến điều trị SXH cao nhất của tỉnh nên luôn tiếp nhận bệnh nhân nặng từ các huyện chuyển đến. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) trong ngày 27-7 có tới 134 bệnh nhân SXH đang điều trị. Trong số này có 41 bệnh nhân nặng từ độ 2-4 phải truyền dịch. Buổi sáng có 12 bệnh nhân SXH mới nhập viện cấp cứu, điều trị. BS Hoàng Việt, giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, cho biết từ ngày 1-7 đến nay có tới 495 bệnh nhân SXH nhập viện, bằng 50% tổng số bệnh nhân của bảy tháng đầu năm 2010.

    Tại điểm “nóng” huyện Ba Tri trong ngày 27-7 có tới 114 bệnh nhân SXH và nghi SXH đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri. BS Lê Thị Thu Nhi, giám đốc bệnh viện, cho biết do số bệnh nhân SXH tăng cao, bệnh viện phải tạm thời di dời khoa nhi ra... nhà xe của bệnh viện để nhường chỗ cho bệnh nhân SXH.

    Dù vậy khu vực điều trị SXH vẫn bị quá tải, 2-3 bệnh nhân nằm chung một giường. Hiện bốn bác sĩ chuyên điều trị SXH của Bệnh viện Ba Tri bắt đầu quá tải, bệnh viện đã tăng cường ba bác sĩ tuyến xã lên hỗ trợ.

    L.ANH - T.DƯƠNG - T.VŨ - Đ.CƯỜNG - V.TR.

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Sốt xuất huyết gia tăng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    TT - Số người mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang tăng mạnh trên nhiều tỉnh thành của cả nước.

    Bác sĩ Trần Thị Thúy khám cho bệnh nhi Trần Quốc Nam, 5 tuổi, bệnh sốt xuất huyết, tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 (ảnh chụp chiều 27-7) - Ảnh: HOÀNG THẠCH VÂN

    Ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ trong ngày 27-7 cho thấy nhiều bệnh viện đã quá tải, có nơi khoa nhi phải dời ra nhà xe để nhường chỗ cho bệnh nhân SXH.

    Hà Nội: mật độ muỗi đến ngưỡng gây dịch

    Trẻ bệnh SXH thường sốt cao đột ngột 2-7 ngày

    Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, trẻ mắc bệnh SXH thường sốt cao đột ngột từ 2-7 ngày, trẻ lớn có thể sẽ than nhức đầu, đau nhức cơ khớp.

    Ngoài ra, trẻ mắc bệnh này còn có biểu hiện xuất huyết bất thường trên cơ thể như những dấu chấm xuất huyết (phân biệt với các nốt phát ban, vết bầm... là ấn vào cũng không biến mất). Nặng hơn trẻ sẽ bị chảy máu mũi, máu răng, ói ra máu, đi tiêu phân đen hoặc xuất huyết âm đạo bất thường ở bé gái.

    Bệnh này khó hạ sốt bằng những biện pháp thông thường, do vậy khi thấy trẻ sốt đột ngột hai ngày trở lên mà không hạ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để được phát hiện bệnh, điều trị kịp thời.

    Đặc biệt, với những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng như trẻ hết sốt nhưng vẫn không tươi tỉnh mà li bì, bứt rứt, vật vã, tay chân lạnh, mạch nhanh khó bắt hoặc ói mửa nhiều, đau bụng hay có những dấu hiệu xuất huyết nặng như đã kể trên phải đưa trẻ đi khám ngay.

    THÙY DƯƠNG

    Trao đổi với Tuổi Trẻ hôm qua 27-7, đại diện Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho hay khảo sát mới nhất ở các quận huyện trọng điểm về SXH như Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân... cho thấy mật độ muỗi gây bệnh SXH ở ngưỡng gây dịch, với 0,5 con/nhà, trong khi yêu cầu mật độ này phải ở mức dưới 0,2 con/nhà.

    Theo ông Nguyễn Nhật Cảm (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), Hà Nội đang triển khai chiến dịch diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường lần 2, và phun hóa chất diệt muỗi tại tám quận huyện có số mắc SXH cao trong bảy tháng đầu năm, đồng thời có ổ dịch SXH cũ từ năm 2009 để chủ động chống dịch. Tuy nhiên, các gia đình phải chủ động thay nước chậu cây, bể cá, diệt loăng quăng trong các chum vại, lọ có nước, diệt muỗi trong nhà.

    Số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy từ đầu năm 2010 toàn thành phố có gần 500 ca mắc và nghi mắc SXH. Theo một số chuyên gia, Hà Nội là địa phương sớm ghi nhận dịch SXH tại VN (từ năm 1959). Từ đó đến nay, các năm 1987, 1998 là những năm có dịch SXH lớn, kể cả ở Hà Nội.

    Kể từ năm 1999-2006, số mắc SXH của Hà Nội giảm rất mạnh và từ 1999-2008, Hà Nội không có tử vong do SXH. Nhưng năm qua, dịch SXH đã quay lại Hà Nội với cường độ lớn, số mắc trung bình gần 20.000 trường hợp/năm, tăng hàng chục lần so với thời điểm 1999-2007. Các chuyên gia lý giải đó chính là kết quả của đô thị hóa nhưng không bảo đảm về điều kiện sống cho một bộ phận dân cư, đặc biệt về cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường...

    TP.HCM: nhiều ca chuyển nặng do gia đình chủ quan

    Bác sĩ Lê Bích Liên, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết số trẻ SXH nhập viện tăng nhanh khoảng một tuần nay. Hiện trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM tiếp nhận khoảng 20 trẻ mắc bệnh SXH nhập viện điều trị. Số bệnh nhân nằm điều trị mỗi ngày tại khoa dao động từ 95 đến hơn 100 trẻ, trong đó bệnh nhi từ các tỉnh chuyển lên chiếm khoảng 60% số bệnh nhi SXH nhập viện.

    Còn bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, phó khoa SXH Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết ngày 27-7 tại khoa có hơn 94 trẻ mắc bệnh SXH đang nằm điều trị, trong đó có 20 ca nặng. Trong số này, có nhiều ca chuyển nặng do gia đình chủ quan đưa trẻ đến bệnh viện trễ.

    Luôn trong tình trạng quá tải nên khi số trẻ SXH nhập viện tăng nhanh trong những ngày qua làm khoa SXH - Bệnh viện Nhi Đồng 1 rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng với rất nhiều trẻ phải nằm bên ngoài phòng bệnh. Trưa 27-7, nằm tại hành lang của khoa chờ làm thủ tục xuất viện, chị H.T.T.S., 40 tuổi, ở Đức Huệ, Long An, kể suốt năm ngày nằm viện con gái 3 tuổi của chị mắc bệnh SXH phải nằm ở hành lang.

    Thật ra cháu bé nào cũng được nhân viên y tế xếp vào phòng, có giường bệnh nhưng một giường tới 3-4 cháu thì không thể nằm được. Không ai bảo ai, các bà mẹ tự nguyện bồng con ra hành lang nằm. Thế là khắp hành lang của khoa chỗ nào cũng thấy các bà mẹ trải chiếu cho con nằm.

    Quảng Nam, Đà Nẵng: các bệnh viện quá tải

    Tại khoa y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, hàng trăm bệnh nhân bị SXH nằm la liệt. Bác sĩ Nguyễn Tấn Diệu, trưởng khoa y học nhiệt đới, cho biết các bệnh nhân bị bệnh SXH đang tăng rất nhanh. Trong tháng 7-2010, khoa y học nhiệt đới tiếp nhận 144 ca, tăng gần gấp đôi so với tháng 6-2010. Cũng như các bệnh viện khác trong toàn tỉnh, tình trạng dịch SXH gia tăng khiến nhiều bệnh viện quá tải bệnh nhân. Riêng khoa y học nhiệt đới chỉ tiêu 25 giường bệnh nhưng lúc nào cũng thường trực trên 50 bệnh nhân.

    Còn ông Huỳnh Công Quang, trưởng khoa kiểm soát dịch truyền nhiễm và văcxin sinh phẩm, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, cho biết bệnh SXH đang tăng mạnh tại một số huyện trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu thống kê từ trung tâm, riêng sáu tháng đầu năm 2010 có 214 người mắc bệnh, tăng 13,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 6-2010, toàn tỉnh có hơn 100 người mắc bệnh, gần bằng tổng số người mắc bệnh của năm tháng đầu năm 2010...

    Trong khi đó tại Đà Nẵng, chiều 27-7, bác sĩ Nguyễn Tam Lãm - trưởng khoa dịch tễ và côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng TP Đà Nẵng) - cho biết trung bình mỗi tuần có 75-78 trường hợp mắc mới. Tuy nhiên tuần qua số bệnh nhân mắc mới trên địa bàn Đà Nẵng đã giảm chỉ còn 41 trường hợp, do ngành y tế có các biện pháp “mạnh tay” với các ổ dịch. Tính từ đầu năm đến nay trên TP Đà Nẵng có tổng cộng 1.218 trường hợp mắc bệnh SXH, ngành y tế đã giám sát thường xuyên 400 ổ dịch có quy mô nhỏ tại khu vực tổ dân phố.

    Tiền Giang, Bến Tre: bác sĩ cũng quá tải

    Chiều 27-7, phòng cấp cứu nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang có bốn trẻ bị SXH độ 3 phải truyền dịch, theo dõi. 16 trẻ khác được chẩn đoán SXH độ 1 và 2 được bố trí nằm ở phòng khác. Bác sĩ Trương Công Đầy, trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, cho biết gần đây số trẻ SXH nhập viện gia tăng đột biến do đã vào mùa mưa.

    Bệnh viện là tuyến điều trị SXH cao nhất của tỉnh nên luôn tiếp nhận bệnh nhân nặng từ các huyện chuyển đến. Còn tại Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (tỉnh Bến Tre) trong ngày 27-7 có tới 134 bệnh nhân SXH đang điều trị. Trong số này có 41 bệnh nhân nặng từ độ 2-4 phải truyền dịch. Buổi sáng có 12 bệnh nhân SXH mới nhập viện cấp cứu, điều trị. BS Hoàng Việt, giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, cho biết từ ngày 1-7 đến nay có tới 495 bệnh nhân SXH nhập viện, bằng 50% tổng số bệnh nhân của bảy tháng đầu năm 2010.

    Tại điểm “nóng” huyện Ba Tri trong ngày 27-7 có tới 114 bệnh nhân SXH và nghi SXH đang được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Tri. BS Lê Thị Thu Nhi, giám đốc bệnh viện, cho biết do số bệnh nhân SXH tăng cao, bệnh viện phải tạm thời di dời khoa nhi ra... nhà xe của bệnh viện để nhường chỗ cho bệnh nhân SXH.

    Dù vậy khu vực điều trị SXH vẫn bị quá tải, 2-3 bệnh nhân nằm chung một giường. Hiện bốn bác sĩ chuyên điều trị SXH của Bệnh viện Ba Tri bắt đầu quá tải, bệnh viện đã tăng cường ba bác sĩ tuyến xã lên hỗ trợ.

    L.ANH - T.DƯƠNG - T.VŨ - Đ.CƯỜNG - V.TR.

     


    Quảng cáo 336x280