ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Sẽ tăng giá 350 dịch vụ khám chữa bệnh

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    (VnMedia) - Ngày 21/7, tại buổi gặp gỡ trao đổi với báo chí xung quanh một số nội dung liên quan đến dự án điều chỉnh giá viện phí, ông Nguyễn Huy Quang - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, sẽ tập trung điều chỉnh khung giá của các dịch vụ kỹ thuật đã được ban hành từ năm 1995 cho phù hợp với thực tế hiện nay. 
     
    Gần 12% dịch vụ sẽ tăng giá

    Như vậy, sẽ có khoảng 350 dịch vụ trong tổng số khoảng 3.000 dịch vụ mà các bệnh viện đang thực hiện (tương đương với gần 12% loại dịch vụ) sẽ được điều chỉnh tăng giá. Mức điều chỉnh khung giá này sẽ được áp dụng cho cả đối tượng khám có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) lẫn đối tượng không có thẻ BHYT.
     
    Cụ thể, có khoảng 220 dịch vụ sử dụng ít vật tư, hoá chất, điện nước mà chủ yếu là do công sức của cán bộ y tế thực hiện thì có mức tăng rất thấp, tối đa chỉ tương đương với mức trượt giá hiện nay (tối đa 2,5 lần).
     
    Có khoảng 60 dịch vụ dự kiến mức tăng tối đa từ 2,5 - 5 lần, khoảng 70 dịch vụ kỹ thuật y tế sử dụng nhiều thuốc, vật tư, hoá chất, điện, nước thì mức tăng tối đa khoảng 7 – 10 lần so với hiện nay, có dịch vụ chỉ bằng 20% - 30% tổng các chi phí tại thời điểm năm 1995.
     
    Riêng đối với tiền khám bệnh, tiền ngày giường điều trị có mức tăng cao hơn. Theo lý giải của Bộ Y tế, hiện tiền khám bệnh quy định tại Thông tư 14 chỉ từ 500 - 3.000 đồng/ lần khám không đủ mua găng tay, khẩu trang, dự kiến điều chỉnh tối đa là 30.000 đồng/lần khám (tăng 10 lần), vì theo tính toán với giá điện, nước, găng tay, khẩu trang và các chi phí khác phục vụ khám bệnh hiện nay thì chi phí hết khoảng 10.000 - 30.000 đồng/lần khám, tuỳ chuyên khoa và hạng bệnh viện, nên đề xuất tối đa là 30.000 đồng. Tuy nhiên, tuyến huyện, xã thấp hơn, chỉ khoảng 10 - 15.000 đồng/lần khám. Đồng thời, sẽ quy định cụ thể về định mức khám bệnh cho một phòng khám hoặc 1 bác sỹ khám để bảo đảm chất lượng khám.
     
    Tiền giường điều trị dự kiến cũng sẽ điều chỉnh tăng lên, từ 10.000 đồng đối với trạm y tế xã sẽ tăng lên tối đa là 100.000 đồng đối với ngày điều trị nội khoa. Khung giá dự kiến tăng cao nhất là ngày giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt, bỏng độ 3,4 trên 70% diện tích ơ thể là 150.000 đồng (tăng khoảng 8 lần so với trước đây).
     
    Người nghèo không lo!

    Theo ông Nguyễn Huy Quang, việc điều chỉnh khung giá vẫn tuân thủ nguyên tắc đã quy định tại Nghị định số 95/CP của Chính phủ là thu một phần viện phí. Khung giá một phần sửa đổi lần này chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư, hoá chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp và các chi phí hành chính trực tiếp phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị… Các khoản đã được ngân sách nhà nước chi thì không tính và thu viện phí.
     
    Ông Nguyễn Huy Quang cũng cho biết, việc điều chỉnh viện phí lần này về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 35 triệu người hiện đã có thẻ BHYT gồm: người làm công ăn lương, các đối tượng hưu trí, chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tọc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi do chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản đã được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.

    Ông Quang khẳng định thêm người nghèo không phải lo. Ông Quang giải thích từ ngày 1/7/2009 nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo. Từ ngày 1/1/2010, nhà nước hỗ trợ 30%-50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên và hai năm sau hỗ trợ 30% với gia đình làm nông-lâm-ngư-diêm nghiệp. Ngoài ra, quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh của địa phương và của bệnh viện là hai nguồn có thể trích một phần để hỗ trợ cho nhóm đối tượng gặp khó khăn đột xuất.

    Với người có thu nhập cận mức trung bình, đại diện Bộ Y tế tỏ ra yên tâm bởi từ năm 1995 đến nay, thu nhập bình quân mỗi người đã tăng trên sáu lần. Nhiều người có thể chữa bệnh ở bệnh viện nước ngoài, bệnh viện liên doanh hay bệnh viện tư nhân.

    Tại buổi trao đổi, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế cho biết thêm, theo thống kê đến năm 2009, cả có khoảng 15,6 triệu người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Dù trong số này đã được cấp thẻ BHYT hay chưa thì khi đến bệnh viện cũng sẽ được tiếp nhận, sau đó bệnh viện và cơ quan bảo hiểm sẽ xác minh để tiến hành thanh toán, đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng này.

    Tới đây, sẽ kiến nghị và trình Chính phủ thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để giúp các đối tượng này trong việc đồng chi trả viện phí.

    Thuỳ Hoa

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Sẽ tăng giá 350 dịch vụ khám chữa bệnh

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    (VnMedia) - Ngày 21/7, tại buổi gặp gỡ trao đổi với báo chí xung quanh một số nội dung liên quan đến dự án điều chỉnh giá viện phí, ông Nguyễn Huy Quang - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, sẽ tập trung điều chỉnh khung giá của các dịch vụ kỹ thuật đã được ban hành từ năm 1995 cho phù hợp với thực tế hiện nay. 
     
    Gần 12% dịch vụ sẽ tăng giá

    Như vậy, sẽ có khoảng 350 dịch vụ trong tổng số khoảng 3.000 dịch vụ mà các bệnh viện đang thực hiện (tương đương với gần 12% loại dịch vụ) sẽ được điều chỉnh tăng giá. Mức điều chỉnh khung giá này sẽ được áp dụng cho cả đối tượng khám có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) lẫn đối tượng không có thẻ BHYT.
     
    Cụ thể, có khoảng 220 dịch vụ sử dụng ít vật tư, hoá chất, điện nước mà chủ yếu là do công sức của cán bộ y tế thực hiện thì có mức tăng rất thấp, tối đa chỉ tương đương với mức trượt giá hiện nay (tối đa 2,5 lần).
     
    Có khoảng 60 dịch vụ dự kiến mức tăng tối đa từ 2,5 - 5 lần, khoảng 70 dịch vụ kỹ thuật y tế sử dụng nhiều thuốc, vật tư, hoá chất, điện, nước thì mức tăng tối đa khoảng 7 – 10 lần so với hiện nay, có dịch vụ chỉ bằng 20% - 30% tổng các chi phí tại thời điểm năm 1995.
     
    Riêng đối với tiền khám bệnh, tiền ngày giường điều trị có mức tăng cao hơn. Theo lý giải của Bộ Y tế, hiện tiền khám bệnh quy định tại Thông tư 14 chỉ từ 500 - 3.000 đồng/ lần khám không đủ mua găng tay, khẩu trang, dự kiến điều chỉnh tối đa là 30.000 đồng/lần khám (tăng 10 lần), vì theo tính toán với giá điện, nước, găng tay, khẩu trang và các chi phí khác phục vụ khám bệnh hiện nay thì chi phí hết khoảng 10.000 - 30.000 đồng/lần khám, tuỳ chuyên khoa và hạng bệnh viện, nên đề xuất tối đa là 30.000 đồng. Tuy nhiên, tuyến huyện, xã thấp hơn, chỉ khoảng 10 - 15.000 đồng/lần khám. Đồng thời, sẽ quy định cụ thể về định mức khám bệnh cho một phòng khám hoặc 1 bác sỹ khám để bảo đảm chất lượng khám.
     
    Tiền giường điều trị dự kiến cũng sẽ điều chỉnh tăng lên, từ 10.000 đồng đối với trạm y tế xã sẽ tăng lên tối đa là 100.000 đồng đối với ngày điều trị nội khoa. Khung giá dự kiến tăng cao nhất là ngày giường điều trị ngoại khoa sau các phẫu thuật đặc biệt, bỏng độ 3,4 trên 70% diện tích ơ thể là 150.000 đồng (tăng khoảng 8 lần so với trước đây).
     
    Người nghèo không lo!

    Theo ông Nguyễn Huy Quang, việc điều chỉnh khung giá vẫn tuân thủ nguyên tắc đã quy định tại Nghị định số 95/CP của Chính phủ là thu một phần viện phí. Khung giá một phần sửa đổi lần này chỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, vật tư, hoá chất, tiền điện, nước, nhiên liệu, chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị trực tiếp và các chi phí hành chính trực tiếp phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị… Các khoản đã được ngân sách nhà nước chi thì không tính và thu viện phí.
     
    Ông Nguyễn Huy Quang cũng cho biết, việc điều chỉnh viện phí lần này về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 35 triệu người hiện đã có thẻ BHYT gồm: người làm công ăn lương, các đối tượng hưu trí, chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tọc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi do chi phí khám chữa bệnh của đối tượng này về cơ bản đã được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.

    Ông Quang khẳng định thêm người nghèo không phải lo. Ông Quang giải thích từ ngày 1/7/2009 nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo. Từ ngày 1/1/2010, nhà nước hỗ trợ 30%-50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên và hai năm sau hỗ trợ 30% với gia đình làm nông-lâm-ngư-diêm nghiệp. Ngoài ra, quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh của địa phương và của bệnh viện là hai nguồn có thể trích một phần để hỗ trợ cho nhóm đối tượng gặp khó khăn đột xuất.

    Với người có thu nhập cận mức trung bình, đại diện Bộ Y tế tỏ ra yên tâm bởi từ năm 1995 đến nay, thu nhập bình quân mỗi người đã tăng trên sáu lần. Nhiều người có thể chữa bệnh ở bệnh viện nước ngoài, bệnh viện liên doanh hay bệnh viện tư nhân.

    Tại buổi trao đổi, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế cho biết thêm, theo thống kê đến năm 2009, cả có khoảng 15,6 triệu người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Dù trong số này đã được cấp thẻ BHYT hay chưa thì khi đến bệnh viện cũng sẽ được tiếp nhận, sau đó bệnh viện và cơ quan bảo hiểm sẽ xác minh để tiến hành thanh toán, đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng này.

    Tới đây, sẽ kiến nghị và trình Chính phủ thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để giúp các đối tượng này trong việc đồng chi trả viện phí.

    Thuỳ Hoa

     


    Quảng cáo 336x280