ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Kinh nghiệm dùng trầu chữa bệnh

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.

    Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...

    Tác dụng dược lý - khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

    Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:

    Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.

    Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.

    Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.

    Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.

    Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.

    Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

    Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.

    Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.

    Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.

    Vết thương nhiễm khuẩn rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).

    Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).

    Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.

    BS. Phó Thuần Hương

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Kinh nghiệm dùng trầu chữa bệnh

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trầu còn có tên trầu không, trầu cay, trầu hương. Tên Hán là Phù lưu, Thược tương. Tên khoa học Piper Belte. Họ hồ tiêu.

    Trầu có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...

    Tác dụng dược lý - khái quát lá trầu có một số tác dụng theo dược lý hiện đại: kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, dãn mạch, kích thích thần kinh trung ương gây hưng phấn.

    Dân gian Việt Nam có kinh nghiệm dùng trầu như sau:

    Chống lạnh: nhất là khi ra đồng làm việc về mùa đông nông dân thường nhai trầu.

    Chữa đau đầu: Cuống lá trầu 7-10 cái giã nhuyễn, lấy nước cốt pha mật ong uống, đồng thời lấy 2 đầu nhọn của lá trầu nhai dập đắp vào hai bên thái dương.

    Chữa cảm lạnh: Dùng lá trầu giã nhuyễn cho vào khăn mặt hoặc khăn tay, nhúng vào nước ấm đánh gió dọc hai bên cột sống. Dùng cách này an toàn hơn cạo gió.

    Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2-4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại.

    Viêm răng lợi, có mủ, chảy máu: Lá trầu sắc đặc cô thành cao, lấy bông tẩm đắp vào chỗ tổn thương, liên tục hàng ngày. Đã có ý kiến nhờ tập quán ăn trầu mà dân ta ít bị các bệnh răng, miệng, họng.

    Chữa ho rát họng: trộn 1/4 thìa nước ép cây húng quế với nước cây bạc hà, gừng tươi, lá trầu không với mật ong. Dùng nước này để ngậm sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

    Chữa nấc, nhất là ở trường hợp trẻ nhỏ. Lấy mẩu lá trầu không đầu nhọn, nhấm cho mềm dán vào trán trẻ.

    Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc.

    Chữa các bệnh ngoài da: Hắc lào, chàm, lở loét, mẩn ngứa, côn trùng đốt, trẻ bị hăm, rôm sảy. Lấy lá trầu giã nhuyễn hoà nước đun sôi để nguội rửa, đắp chỗ tổn thương.

    Vết thương nhiễm khuẩn rửa bằng nước nấu lá trầu với ít phèn chua (4g phèn chua cho 1 lít nước).

    Chữa bỏng: Lá trầu giã nhuyễn, với ít rượu đắp lên vết bỏng. Chú ý tránh bội nhiễm và chỉ dùng với trường hợp bỏng diện hẹp và nông ngoài da (bỏng nước sôi).

    Dùng lá trầu chữa các bệnh lở loét ngoài da có kinh nghiệm dùng lá trầu non hãm nước sôi 15 phút sẽ cho hiệu quả tốt hơn nước sắc lá trầu.

    BS. Phó Thuần Hương

     


    Quảng cáo 336x280