ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Khác biệt giữa lạy Phật, Bồ tát với các vị thần linh?

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Đạo Phật là đạo của hiểu biết và trí tuệ. Người phật tử tu tập chỉ tin theo lời Phật giảng dạy trong kinh điển và qua lời giảng dạy của một số bậc thầy chơn chánh. Không nên tin và dựa vào các thầy cúng, thầy pháp, thầy đồng, thầy bói để rồi nay thì làm theo lời thầy này, mai lại nghe thầy cúng, thầy pháp kia chỉ vẽ lại làm theo họ.
    Hỏi: Chúng con đi chùa và thấy chùa thờ rất nhiều tượng Phật và Bồ tát. Vậy cho con hỏi là lạy Phật, Bồ tát có ý nghĩa như thế nào và lạy như thế nào mới đúng? Có khác biệt gì giữa lạy Phật, Bồ tát với các vị thần linh?
     
    Đáp: Chư Phật và Bồ tát thị hiện ra trong cõi đời này là để cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh từ bến bờ của mê mờ, khổ đau bên này sang đến bờ bên kia của hiểu biết, an vui và giải thoát. Chính vì lòng từ bi rộng lớn và bao la của các ngài nên chúng ta phải tôn thờ, lễ bái và nguyện cầu, trước cầu được chở che và gia hộ, sau là học theo đức hạnh từ bi, trí tuệ của các ngài. 

    Trong sự tu tập, lạy Phật chính là tôn kính ân của ngài, lạy Phật cũng chính là tôn kính đức của ngài, bậc thầy của cả cõi trời và cõi người. Việc lễ lạy do đó tích tụ thêm rất nhiều phước báu cho chính mình, vì khi lạy chúng ta cũng dẹp bỏ được rất nhiều những tập tính xấu xa trong tâm thức, nào bản ngã, kiêu căng ngạo mạn, nào cho mình là hay là giỏi hơn tất cả mọi người. 

    Khi tất cả những tánh khí xấu ác (tham, sân si, ngã mạn, nghi ngờ, ác kiến, biên kiến, tà kiến.v.v…) do công năng tu tập mà dần được loại bỏ bên trong tâm thức của chúng ta, thì chúng ta mới tiêu trừ bớt những nghiệp chướng, tội lỗi trong đời; phước đức, công đức cũng nhờ đó được tăng trưởng đem đến sự an vui, hạnh phúc trong đời sống.

     
    Khi lạy Phật chúng ta phải nhiếp tâm niệm lại, thành kính, từ tốn và trang nghiêm trong việc lễ lạy. Tránh việc chấp tay xá xá, bái bái làm nhanh rồi ra ngoài. Lễ lạy tôn tượng chư Phật, Bồ tát là một việc làm cao quý và có nhiều ân phước, nhất là khi ấy tâm chúng ta chí thành, cung kính và cầu nguyện. Năng lực cảm ứng trong đạo (giữa tâm mình với tâm chư Phật, Bồ tát) một khi đã được tương ưng, thiết lập, kết nối thì như trong kinh nói là không thể suy nghĩ và bàn luận được.

    Ví dụ như khi chúng ta có một chiếc Radio, hoặc TV và khi không bắt được đài thì chỉ có làn sóng rè rè trên màn hình. Nhưng khi chúng ta bắt trúng kênh TV, trúng đài Radio thì hàng trăm, hàng ngàn đài với vô số vô biên hình ảnh và âm thanh hiện ra. Tâm Phật, Bồ tát và tâm chúng sanh khi có tu tập và cầu nguyện chí thành cũng vậy, khi kết nối được thì có vô cùng sự linh thiêng, mầu nhiệm hiện ra.

     
    Lạy Phật, chư vị Bồ tát với tất cả những ý nghĩa cao quý của việc kính lễ ân đức, trí tuệ và từ bi của các ngài để nguyện noi theo tu học nên do đó được nhiều phước báu, trí tuệ, công đức trong tu tập và đời sống.
     
    Còn lạy các thần linh chỉ để cầu tài, cầu lộc, cầu có được đời sống vật chất hưởng thụ nên không có phước báu, trí tuệ và công đức tu hành. Sự sùng bái và cầu nguyện nơi thần linh sẽ làm tăng trưởng tâm tham và tâm si mê bên trong chúng ta, đánh mất hiểu biết trí tuệ và năng lực tu hành, vốn có thể sẽ tạo ra nhiều phước báu và công đức khác trong cuộc đời.
    lậy Phật
     
    Hỏi: Chúng con thường thấy khi cúng Phật, mọi người thường cúng hoa, cúng trái cây, đốt hương và cầu chư Phật, Bồ tát gia hộ gia đình được bình an, khỏa mạnh, tài lộc đều tăng trưởng, thịnh vượng. Vậy việc dâng cúng và cầu nguyện như vậy có ý nghĩa, có được không và đúng chánh pháp không?
     
    Đáp: Dâng cúng các phẩm vật, hương hoa, trái cây là biểu lộ lòng thành kính của mình lên chư Phật và Bồ tát. Sự dâng cúng này chính là biểu lộ lòng thành kính và tri ân lên Tam bảo, vì nhờ có Tam bảo chúng ta mới có được lòng tin, sự hiểu biết về chân lý trong cuộc đời. Nhờ có Tam bảo chúng ta mới biết tu học, làm lành lánh dữ, tu nhân tích đức để được an vui và hạnh phúc lâu dài. Tâm chúng ta phải chí thành, sáng suốt và tri ân như vậy khi dâng cúng lên bàn thờ. Một khi khởi tâm như vậy thì việc dâng cúng dù ít dù nhiều, nhưng phải đẹp, trang nghiêm và thanh tịnh. 
     
    Khi tâm của chúng ta hướng về chư Phật, Bồ tát, Hiền thánh tăng, và tổ tiên thì một niệm khởi lên đã lan tỏa đến khắp mười phương pháp giới. Nói đến dâng hương và ý nghĩa của việc thắp hương thì trong đạo Phật mang ý nghĩa rất sâu xa. Hương này là biểu thị cho sự trang nghiêm, thanh tịnh và lòng chí thành. Hương này cũng là hương của giới, hương của định và hương của trí huệ. 

    Đây là 3 yếu tố quý báu để trang nghiêm cho sự tu hành của một con người, cũng là để thành tựu sự tu tập giải thoát, giác ngộ. Vì thế khi ta tự mình dâng nén hương lên bàn thờ Phật, đồng nghĩa ta đang tự biểu lộ lòng tri ân, thành kính, nguyện nương vào hương thơm giới, định, huệ của chư Phật và Bồ tát mà được gia hộ cho mình cũng có được đầy đủ những đức tính đó, để mai này chúng ta  tu học, làm các việc phước thiện và lợi lạc cho mọi người, mọi loài. 

     
    Sự dâng hương, cúng dường phẩm vật lên chư Phật, Bồ tát như vậy gọi là sự dâng cúng chơn chánh, có trí tuệ và được nhiều phước báu.
    Hỏi: Bạch thầy!  Trước khi tu tập, thông thường chúng con thấy Phật tử thỉnh tượng Phật về nhà, làm lễ khai quang điểm nhãn và an vị Phật. Như vậy việc khai quang điểm nhãn có ý nghĩa gì? Có cần thiết hay không? Có phải khi khai quang xong thì tượng Phật, Bồ tát liền linh thiêng?
     
    Đáp:  Khai quang điểm nhãn và an vị Phật là những nghi thức có trong Kinh Luật được đức Phật giảng dạy. Tuy nhiên nếu được giảng giải, khai thị có chiều sâu cho phật tử hiểu biết thì việc khai quang điểm nhãn và an vị Phật có lợi ích vô cùng cho phật tử; đó là mở bày cho phật tử thấy, những tính chất cao quý nơi các tôn tượng Phật và Bồ tát như: “Trí tuệ, từ bi, vị tha, thanh tịnh, sáng suốt, bình đẳng, năng lực, phương tiện.v.v…” của chư Phật, Bồ tát đều có ở trong ta và ta nếu biết và cố gắng dụng công tu tập, những đức tính này sẽ hiển lộ ra ở nơi ta. Đây là trọng điểm mà phật tử cần phải biết và gắng sức học hỏi. Được vậy thì phước báu, công đức, trí tuệ và lợi lạc sẽ đến với ta. 
     
    Còn nếu phật tử tin rằng, sau khi làm lễ khai quang điểm nhãn và an vị Phật trong nhà thì các tôn tượng Phật, Bồ tát liền được linh thiêng, cầu gì được nấy, gia đình an ổn, mọi việc thuận lợi, buôn may bán đắt, phước lộc đầy nhà, thì niềm tin như vậy chưa phải là chánh tín, chánh kiến của phật tử. Muốn có được tất cả những điều ấy, phật tử phải học pháp, tu tập, giữ giới và gieo trồng thêm rất nhiều nhân thiện, điều phước trong cuộc sống. Một khi có giới đức, trí tuệ và thường xuyên hành thiện bố thí, cúng dường thì phước báu tự nhiên sẽ đến, hoạn nạn và khổ đau sẽ qua khỏi. Cuộc sống và gia đạo sẽ được nhiều bình an và hạnh phúc.
     
    Hỏi: Kính bạch thầy!  Con thấy hiện nay ở Việt Nam, phong trào tu học Mật tông rất thịnh lành. Người người, nhà nhà đua nhau thỉnh mời các bậc thầy Tây Tạng đến để làm lễ quán đảnh, ban phước. Vậy việc đó có thật sự được lợi ích và phước báu như mong cầu?
     
    Đáp: Mật tông còn gọi là Kim cang thừa, một truyền thống Phật giáo thịnh hành ở Tây Tạng. Giáo nghĩa và pháp tu của truyền thống này rất thâm sâu, lấy 3 nền tảng chính cho sự tu tập và hành trì: Bồ đề tâm, tánh không và sự xả ly. Phật tử nào, hành giả nào đến với Mật tông và Phật giáo Tây Tạng trên tinh thần đó thì là đến với chánh kiến và đúng với pháp.
     
    Đáng tiếc thay phật tử Việt Nam ở hải ngoại hay ở trong nước thường đến với Mật tông Tây Tạng dường như theo một phong trào, hơn là theo để cầu học pháp, phát Bồ đề tâm, cầu giải thoát giác ngộ; Theo phong trào bởi vì hiện nay đang là một xu hướng, thịnh hành, người ta theo nên mình theo, người ta tin nên mình tin, cho nên đa số đến với Phật giáo Tây Tạng và các Lama bằng cách cầu xin thọ nhận các lễ quán đảnh, cầu các bậc thầy đến để ban phước, gia trì hoặc cầu tài cầu lộc. 
     
    Các ngài Lama không thể có năng lực thay đổi nghiệp chướng trong cuộc đời chúng ta. Cho nên đến với các ngài bằng tâm cầu học, cầu tu để được giải thoát giác ngộ thì việc làm ấy là đúng chánh pháp, có nhiều phước báu và công đức. Còn đến với tâm mê để cầu danh tiếng, cầu tài, cầu lộc thì phước báu, công đức ấy rất nhỏ.
     
    Hỏi: Bạch thầy. Trong thời gian gần đây, người Phật tử thường nghe nói đến các bậc thầy chứng đạo, chứng quả A La Hán hoặc là Bồ tát tái sanh, Phật tái sanh? Vậy việc đó như thế nào? Là thật hay là giả?
     
    Đáp:  Phật tử chân chánh phải là người phật tử có học pháp và tu theo pháp. Mang danh phật tử vì đã Quy y và thọ trì năm Giới nhưng chưa từng học pháp và tu pháp thì người phật tử như vậy chỉ có danh từ phật tử, còn họ thật không phải là phật tử. Do có học pháp và tu theo pháp nên phật tử có hiểu biết pháp, có trí tuệ và chánh kiến để biết phân biệt đâu chánh, đâu tà, đâu là thầy tu thật, đâu là thầy tu giả, đâu là bậc tu hành chứng đắc và đâu là hạng giả danh cầu lợi.
     
    Một bậc thầy tu chứng quả A-la-hán không bao giờ tự xưng rằng mình chứng quả A-la-hán, đó là pháp của Phật, trừ phi các vị đó được các bậc thầy khác đắc quả ấn chứng. Tuy nhiên theo Hòa thượng Tuyên Hóa, một bậc thánh tăng cận đại, Ngài dạy như sau:
     
    “Căn cứ vào đâu để biết được đó là một bậc Thánh nhân đã chứng đắc quả vị thứ tư của hàng A-la-hán? Khi bậc Thánh nhân hàng Tứ-quả bước đi, chân không hề chạm đất - bàn chân ngài thường ở cách mặt đất khoảng ba phân, vì như thế mới khỏi giẫm chết các côn trùng hoặc kiến. Ngài chẳng phải như phàm phu chúng ta, thường đạp chết côn trùng và kiến trên lối đi. Ngài không hề giẫm lên trùng và kiến ở dưới chân; điều này chứng minh rằng ngài đã chứng Thánh quả! 
     
    Không những bậc Thánh nhân ở hàng Tứ-quả, mà ngay cả các bậc ở hàng Sơ-quả cũng có được khả năng ấy; cho nên trong Kinh mới dạy rằng: "Các bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa." Các bậc Tứ-quả A-la-hán muốn đến nơi nào là có thể đến ngay nơi đó, và các ngài đều có khả năng biến hóa khôn lường.
     
    Các bậc Tứ-quả A-la-hán không những chỉ có khả năng chuyển dịch tinh thần mà còn có thể chuyển dịch cả nhục thể của các ngài đến bất cứ nơi nào tùy ý nữa. Các ngài không cần mua vé máy bay, mà chỉ du hành trong không trung; cho nên nói: "Có thể phi hành, biến hóa." Các bậc A-la-hán có mười tám phép biến hóa, và những phép biến hóa ấy đều bất khả tư nghì.
     
    "Có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp." "Khoáng kiếp" tức là trường-viễn-kiếp, và cũng là vô-lượng-kiếp; nghĩa là quãng thời gian lâu xa, không thể nào tính đếm được. Các bậc Tứ-quả A-la-hán muốn sống bao nhiêu lâu cũng được, không trở ngại gì cả. Khi thân thể này hư hoại, già nua cằn cỗi, thì các ngài có thể đổi lấy một thân thể khác. Vì các ngài có thể thay đổi thân thể một cách rất dễ dàng, cho nên nói rằng các ngài "có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp."
     
    Các Thánh nhân chứng đắc Tứ-quả A-la-hán đều đạt được sự tự do về vấn đề sanh tử. Các ngài thật sự được tự do - muốn sống, thì cứ tiếp tục sống; muốn chết, thì bất cứ lúc nào cũng có thể chết được. Các ngài muốn chết đứng, thì đứng mà chết; muốn chết ngồi, thì ngồi mà chết; muốn chết khi đang đi, thì chết khi đang đi; muốn chết trong lúc ngủ, thì chết trong lúc ngủ! Các ngài rất tự do, không ai có thể cai quản được cả. Chính vì thế mà nói là các ngài "có thọ mạng lâu dài tới khoáng kiếp" và được gọi là bậc "Vô-sanh" - không sanh ra mà cũng chẳng chết đi! Và làm động trời đất nơi họ an trụ." Các bậc A-la-hán trú ngụ ở nơi nào, thì Thiên-thần và Địa-thần đều sanh lòng cảm động, và đều thọ nhận sự giáo hóa của các ngài; đó là ý nghĩa của câu "trụ động thiên-địa - làm rúng động trời đất nơi các ngài an trụ." Nơi nào các ngài an trụ cũng đều có Trời, Rồng, cùng Tám bộ chúng thường xuyên lui tới hộ pháp. Hễ nơi nào có một bậc A-la-hán an trụ, thì nơi đó rất bình yên, không hề có các loại tai nạn như gió lốc, gió xoáy, mưa bão, động đất, vỡ đê, sóng thần...xảy ra. Đó là vì các Thiện-thần và các vị Hộ-pháp luôn luôn ủng hộ bậc A-la-hán làm cho mọi việc có liên quan đến ngài đều được may mắn, thuận lợi.
     
    Hỏi: Theo truyền thống Phật giáo trong nước ta thì người phật tử thường hay đi chùa vào ngày 14, 15 hay 30, mồng một. Họ tin rằng những ngày này linh thiêng và thường cầu được phước, được lộc, khỏe mạnh sống lâu, thăng quan tiến chức.v.v… vậy những điều cầu nguyện ấy có được không?
     
    Đáp: Niềm tin đi chùa vào các ngày trên không phải là không có căn cứ. Đọc trong kinh tạng có ghi rằng, vào các ngày trên, các vị trời Tứ Thiên Vương thường du hành khảo sát nhân gian, cho nên các ngày ấy thường được người xưa tin tưởng là ngày tốt để đi chùa lễ bái, cầu tài cầu lộc. Niềm tin dân gian là vậy nhưng xét theo phương diện hành trì tích cực thì chính nhưng ngày này, thay vì chúng ta chỉ biết cầu và xin, thì người Phật tử chúng ta phải nên đi học pháp, dự các khóa tu tập và thực hành tất cả các điều phước thiện trong những ngày này. Nếu ngày thường thì những việc học pháp, tu tập và hành thiện đã có phước báu, công đức thì những ngày này do lòng tin mãnh liệt, sự tinh tấn và tâm bố thí, cúng dường, phước báu và công đức sẽ càng tăng trưởng mạnh. Niềm tin như vậy rõ ràng đặt trên sự hiểu biết và trí tuệ.
     
    Hỏi: Bạch thầy! thông thường người Phật tử miền Bắc chúng con không có thờ Phật trong nhà, xem đó là điều úy kỵ vì sợ phạm lỗi, điều ấy có đúng không? Trong mỗi nhà cũng đều có bàn thờ cúng gia tiên và mỗi bàn thờ đều có bát nhang. Chúng con tin rằng bát nhang là nơi các hương linh ông bà trú ngụ và do đó không nên đụng vào bát nhang, đây cũng là điều rất là kiêng kỵ. Niềm tin như vậy có đúng không?
     
    Đáp: Nếu đã là Phật tử thì việc thiết lập một bàn thờ trang nghiêm trong nhà là điều cần thiết. Trước đây khi đời sống kinh tế khó khăn, nhà cửa chật chội mà phải sống chung rất nhiều người thì việc thiết lập bàn thờ là một trở ngại. Tuy nhiên ngày nay đa phần gia đình đều có những căn hộ, căn nhà riêng tư với một diện tích tương đối hoặc rộng lớn thì việc lập bàn thờ là điều nên làm nếu người Phật tử chúng ta muốn thực hành việc tu tập. Như phần trên kinh Phật đã nói về phước đức mang lại cho gia đình khi thiết lập bàn thờ, cho nên việc úy kỵ thờ Phật trong nhà theo nhân gian là mê tín.
     
    Về việc bàn thờ gia tiên mà có quá nhiều bát hương là không cần thiết. Việc thờ phụng của người Việt phần lớn theo văn hoá cổ truyền: Ông bà, cha mẹ chúng ta làm sao, nay ta làm như vậy, vì thế trong sự thờ phụng có rất nhiều hủ tục, mâu thuẫn rườm rà, không đem lại lợi lạc thiết thực cho người sống cũng như người đã khuất. Khi chúng ta học Phật và tu hành theo đạo Phật chúng phải can đảm thực hành theo chánh pháp, có chánh kiến và biết loại bỏ những tập tục lâu đời mà không đúng pháp và không cần thiết. Bàn thờ gia tiên có thể an trí bên cạnh bàn thờ Phật và phải thấp hơn. Hình thờ người mất nếu có nhiều và hình lớn thì có thể cho thu nhỏ hình lại và sắp đặt chung trên một bàn thờ gia tiên. Tất cả bát hương chỉ còn giữ lại một và thường xuyên dọn dẹp, lau chùi; chớ để cho tàn nhang và thân cây nhang rớt đầy trên bàn thờ.
     
    Đạo Phật là đạo của hiểu biết và trí tuệ. Người Phật tử tu tập chỉ tin theo lời Phật giảng dạy trong kinh điển và qua lời giảng dạy của một số bậc thầy chơn chánh. Không nên tin và dựa vào các thầy cúng, thầy pháp, thầy đồng, thầy bói để rồi nay thì làm theo lời thầy này, mai lại nghe thầy cúng, thầy pháp kia chỉ vẽ lại làm theo họ. Lòng tin không chơn chánh như vậy thì dù có quy y theo Phật cũng sẽ không thoát thoát khỏi những mất mát và khổ đau. 
     
    (Gần đây tôi có độ cho một người Phật tử ở Quãng Ninh, biết phát tâm quy y (Pháp danh Đồng Tín) và đi hành hương đất Phật. Từ một người chưa từng biết ăn chay, nếu buộc phải vào chùa ăn chay trong ngày một ngày hai, thì ngày thứ ba phải ra chợ và hàng quán chén đủ các loại thịt khác để bù trừ. Là một chủ doanh nghiệp về du lịch, cô ta cũng là một cây nhậu số một, uống rượu bia thì nhiều nam giới cũng phải chịu thua, đầu hàng, lắc đầu le lưỡi bái phục. Bởi thế xe hơi cô chạy thì không móp chỗ này thì cũng méo chỗ kia, cô tự hào khoe với tôi như vậy. Còn thầy cúng, thầy pháp thì đều là bạn thân hàng ngày của cô vì cô quanh năm suốt tháng nghe lời thầy cúng, cúng hết lễ này đến lễ kia, thường khi đốt giấy vàng mã đến cả mấy xe.
     
    Trong lần được cơ duyên đi hành hương đất Phật gần đây, và trên đường đi, tôi tận dụng thời gian tối đa để thuyết giảng Pháp Phật cho tất cả Phật tử trong đoàn. Ai ngờ cho đến gần cuối đoạn đường hành hương, sau gần 10 ngày, cô ‘quậy” này bỗng dưng giác ngộ. Cô phát biểu trên xe rằng, từ đây về sau sẽ cải tà quy chánh, không còn uống rượu bia, nhậu nhẹt nữa, phát tâm ăn chay mỗi tháng 10 ngày, mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật 108 lạy. Hơn thế nữa, cô đã xóa hết danh sách trên 20 tên của thầy Cúng, thầy Pháp trong điện thoại của cô. Cô khoe với mọi người như vậy.
     
    Mới đây trò chuyện với tôi qua điện thoại, cô cho biết là đã thẳng thừng từ chối gặp mấy ông thầy Cúng, thầy Pháp và không cúng bất cứ gì theo họ nói nữa. Thế là mấy ông thầy kia, quát mắng cô một tràng, không có đường thối lui: “mày mà không cúng thì để mày xem, không có một cái bát mẻ mà ăn trong năm nay nhe con!  Một ông thầy Pháp khác cũng không tiếc lời nguyền rủa cô: “Mày mà không cúng thì mày sẽ chết sông chết biển nghe con, để mày xem mày có sống nổi không?”
     
    Rồi cô kể với tôi rằng: “Thầy ơi, đâu như mấy ông đó nói, con cảm thấy đầu năm nay tất cả tai nạn cũ của con đã qua hết. Chỉ mấy ngày đầu năm mà con ký được bao nhiêu hợp đồng, một cách dễ dàng, không ngờ đến. Cứ như là có ai đó đã xếp đặt an bài sẵn cho con vậy đó!
     
    Tôi khuyến khích thêm: “Vâng, Phật pháp là vậy đó! Một khi mình tu theo chánh pháp, dứt bỏ mê tín, tà vạy để sống đúng với tất cả những lời Phật dạy thì phước báu chân thật sẽ tăng trưởng, thân tâm con sẽ thường được an vui. Chắc chắn nếu con tu hành tinh tấn hơn, bỏ các điều xấu, điều ác và sự phóng túng, giãi đãi buông lung như trước đây, phước báu còn sẽ đến với con rất nhiều và nhiều hơn nữa. Thầy mong cho con luôn tinh tấn tu hành, tăng trưởng các pháp thiện, dứt hẳn các pháp ác và thành đạt trong đời sống. Con thấy đấy, có phải là Phật pháp quá nhiệm mầu hay không! Như vậy, chỉ một chuyến hành hương đất Phật 14 ngày mà đã thay đổi được cả một cuộc đời của con.)

    Thượng tọa Thích Hạnh Nguyện
    Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2015
    Nguồn: phatgiao

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Khác biệt giữa lạy Phật, Bồ tát với các vị thần linh?

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Đạo Phật là đạo của hiểu biết và trí tuệ. Người phật tử tu tập chỉ tin theo lời Phật giảng dạy trong kinh điển và qua lời giảng dạy của một số bậc thầy chơn chánh. Không nên tin và dựa vào các thầy cúng, thầy pháp, thầy đồng, thầy bói để rồi nay thì làm theo lời thầy này, mai lại nghe thầy cúng, thầy pháp kia chỉ vẽ lại làm theo họ.
    Hỏi: Chúng con đi chùa và thấy chùa thờ rất nhiều tượng Phật và Bồ tát. Vậy cho con hỏi là lạy Phật, Bồ tát có ý nghĩa như thế nào và lạy như thế nào mới đúng? Có khác biệt gì giữa lạy Phật, Bồ tát với các vị thần linh?
     
    Đáp: Chư Phật và Bồ tát thị hiện ra trong cõi đời này là để cứu độ chúng sanh, đưa chúng sanh từ bến bờ của mê mờ, khổ đau bên này sang đến bờ bên kia của hiểu biết, an vui và giải thoát. Chính vì lòng từ bi rộng lớn và bao la của các ngài nên chúng ta phải tôn thờ, lễ bái và nguyện cầu, trước cầu được chở che và gia hộ, sau là học theo đức hạnh từ bi, trí tuệ của các ngài. 

    Trong sự tu tập, lạy Phật chính là tôn kính ân của ngài, lạy Phật cũng chính là tôn kính đức của ngài, bậc thầy của cả cõi trời và cõi người. Việc lễ lạy do đó tích tụ thêm rất nhiều phước báu cho chính mình, vì khi lạy chúng ta cũng dẹp bỏ được rất nhiều những tập tính xấu xa trong tâm thức, nào bản ngã, kiêu căng ngạo mạn, nào cho mình là hay là giỏi hơn tất cả mọi người. 

    Khi tất cả những tánh khí xấu ác (tham, sân si, ngã mạn, nghi ngờ, ác kiến, biên kiến, tà kiến.v.v…) do công năng tu tập mà dần được loại bỏ bên trong tâm thức của chúng ta, thì chúng ta mới tiêu trừ bớt những nghiệp chướng, tội lỗi trong đời; phước đức, công đức cũng nhờ đó được tăng trưởng đem đến sự an vui, hạnh phúc trong đời sống.

     
    Khi lạy Phật chúng ta phải nhiếp tâm niệm lại, thành kính, từ tốn và trang nghiêm trong việc lễ lạy. Tránh việc chấp tay xá xá, bái bái làm nhanh rồi ra ngoài. Lễ lạy tôn tượng chư Phật, Bồ tát là một việc làm cao quý và có nhiều ân phước, nhất là khi ấy tâm chúng ta chí thành, cung kính và cầu nguyện. Năng lực cảm ứng trong đạo (giữa tâm mình với tâm chư Phật, Bồ tát) một khi đã được tương ưng, thiết lập, kết nối thì như trong kinh nói là không thể suy nghĩ và bàn luận được.

    Ví dụ như khi chúng ta có một chiếc Radio, hoặc TV và khi không bắt được đài thì chỉ có làn sóng rè rè trên màn hình. Nhưng khi chúng ta bắt trúng kênh TV, trúng đài Radio thì hàng trăm, hàng ngàn đài với vô số vô biên hình ảnh và âm thanh hiện ra. Tâm Phật, Bồ tát và tâm chúng sanh khi có tu tập và cầu nguyện chí thành cũng vậy, khi kết nối được thì có vô cùng sự linh thiêng, mầu nhiệm hiện ra.

     
    Lạy Phật, chư vị Bồ tát với tất cả những ý nghĩa cao quý của việc kính lễ ân đức, trí tuệ và từ bi của các ngài để nguyện noi theo tu học nên do đó được nhiều phước báu, trí tuệ, công đức trong tu tập và đời sống.
     
    Còn lạy các thần linh chỉ để cầu tài, cầu lộc, cầu có được đời sống vật chất hưởng thụ nên không có phước báu, trí tuệ và công đức tu hành. Sự sùng bái và cầu nguyện nơi thần linh sẽ làm tăng trưởng tâm tham và tâm si mê bên trong chúng ta, đánh mất hiểu biết trí tuệ và năng lực tu hành, vốn có thể sẽ tạo ra nhiều phước báu và công đức khác trong cuộc đời.
    lậy Phật
     
    Hỏi: Chúng con thường thấy khi cúng Phật, mọi người thường cúng hoa, cúng trái cây, đốt hương và cầu chư Phật, Bồ tát gia hộ gia đình được bình an, khỏa mạnh, tài lộc đều tăng trưởng, thịnh vượng. Vậy việc dâng cúng và cầu nguyện như vậy có ý nghĩa, có được không và đúng chánh pháp không?
     
    Đáp: Dâng cúng các phẩm vật, hương hoa, trái cây là biểu lộ lòng thành kính của mình lên chư Phật và Bồ tát. Sự dâng cúng này chính là biểu lộ lòng thành kính và tri ân lên Tam bảo, vì nhờ có Tam bảo chúng ta mới có được lòng tin, sự hiểu biết về chân lý trong cuộc đời. Nhờ có Tam bảo chúng ta mới biết tu học, làm lành lánh dữ, tu nhân tích đức để được an vui và hạnh phúc lâu dài. Tâm chúng ta phải chí thành, sáng suốt và tri ân như vậy khi dâng cúng lên bàn thờ. Một khi khởi tâm như vậy thì việc dâng cúng dù ít dù nhiều, nhưng phải đẹp, trang nghiêm và thanh tịnh. 
     
    Khi tâm của chúng ta hướng về chư Phật, Bồ tát, Hiền thánh tăng, và tổ tiên thì một niệm khởi lên đã lan tỏa đến khắp mười phương pháp giới. Nói đến dâng hương và ý nghĩa của việc thắp hương thì trong đạo Phật mang ý nghĩa rất sâu xa. Hương này là biểu thị cho sự trang nghiêm, thanh tịnh và lòng chí thành. Hương này cũng là hương của giới, hương của định và hương của trí huệ. 

    Đây là 3 yếu tố quý báu để trang nghiêm cho sự tu hành của một con người, cũng là để thành tựu sự tu tập giải thoát, giác ngộ. Vì thế khi ta tự mình dâng nén hương lên bàn thờ Phật, đồng nghĩa ta đang tự biểu lộ lòng tri ân, thành kính, nguyện nương vào hương thơm giới, định, huệ của chư Phật và Bồ tát mà được gia hộ cho mình cũng có được đầy đủ những đức tính đó, để mai này chúng ta  tu học, làm các việc phước thiện và lợi lạc cho mọi người, mọi loài. 

     
    Sự dâng hương, cúng dường phẩm vật lên chư Phật, Bồ tát như vậy gọi là sự dâng cúng chơn chánh, có trí tuệ và được nhiều phước báu.
    Hỏi: Bạch thầy!  Trước khi tu tập, thông thường chúng con thấy Phật tử thỉnh tượng Phật về nhà, làm lễ khai quang điểm nhãn và an vị Phật. Như vậy việc khai quang điểm nhãn có ý nghĩa gì? Có cần thiết hay không? Có phải khi khai quang xong thì tượng Phật, Bồ tát liền linh thiêng?
     
    Đáp:  Khai quang điểm nhãn và an vị Phật là những nghi thức có trong Kinh Luật được đức Phật giảng dạy. Tuy nhiên nếu được giảng giải, khai thị có chiều sâu cho phật tử hiểu biết thì việc khai quang điểm nhãn và an vị Phật có lợi ích vô cùng cho phật tử; đó là mở bày cho phật tử thấy, những tính chất cao quý nơi các tôn tượng Phật và Bồ tát như: “Trí tuệ, từ bi, vị tha, thanh tịnh, sáng suốt, bình đẳng, năng lực, phương tiện.v.v…” của chư Phật, Bồ tát đều có ở trong ta và ta nếu biết và cố gắng dụng công tu tập, những đức tính này sẽ hiển lộ ra ở nơi ta. Đây là trọng điểm mà phật tử cần phải biết và gắng sức học hỏi. Được vậy thì phước báu, công đức, trí tuệ và lợi lạc sẽ đến với ta. 
     
    Còn nếu phật tử tin rằng, sau khi làm lễ khai quang điểm nhãn và an vị Phật trong nhà thì các tôn tượng Phật, Bồ tát liền được linh thiêng, cầu gì được nấy, gia đình an ổn, mọi việc thuận lợi, buôn may bán đắt, phước lộc đầy nhà, thì niềm tin như vậy chưa phải là chánh tín, chánh kiến của phật tử. Muốn có được tất cả những điều ấy, phật tử phải học pháp, tu tập, giữ giới và gieo trồng thêm rất nhiều nhân thiện, điều phước trong cuộc sống. Một khi có giới đức, trí tuệ và thường xuyên hành thiện bố thí, cúng dường thì phước báu tự nhiên sẽ đến, hoạn nạn và khổ đau sẽ qua khỏi. Cuộc sống và gia đạo sẽ được nhiều bình an và hạnh phúc.
     
    Hỏi: Kính bạch thầy!  Con thấy hiện nay ở Việt Nam, phong trào tu học Mật tông rất thịnh lành. Người người, nhà nhà đua nhau thỉnh mời các bậc thầy Tây Tạng đến để làm lễ quán đảnh, ban phước. Vậy việc đó có thật sự được lợi ích và phước báu như mong cầu?
     
    Đáp: Mật tông còn gọi là Kim cang thừa, một truyền thống Phật giáo thịnh hành ở Tây Tạng. Giáo nghĩa và pháp tu của truyền thống này rất thâm sâu, lấy 3 nền tảng chính cho sự tu tập và hành trì: Bồ đề tâm, tánh không và sự xả ly. Phật tử nào, hành giả nào đến với Mật tông và Phật giáo Tây Tạng trên tinh thần đó thì là đến với chánh kiến và đúng với pháp.
     
    Đáng tiếc thay phật tử Việt Nam ở hải ngoại hay ở trong nước thường đến với Mật tông Tây Tạng dường như theo một phong trào, hơn là theo để cầu học pháp, phát Bồ đề tâm, cầu giải thoát giác ngộ; Theo phong trào bởi vì hiện nay đang là một xu hướng, thịnh hành, người ta theo nên mình theo, người ta tin nên mình tin, cho nên đa số đến với Phật giáo Tây Tạng và các Lama bằng cách cầu xin thọ nhận các lễ quán đảnh, cầu các bậc thầy đến để ban phước, gia trì hoặc cầu tài cầu lộc. 
     
    Các ngài Lama không thể có năng lực thay đổi nghiệp chướng trong cuộc đời chúng ta. Cho nên đến với các ngài bằng tâm cầu học, cầu tu để được giải thoát giác ngộ thì việc làm ấy là đúng chánh pháp, có nhiều phước báu và công đức. Còn đến với tâm mê để cầu danh tiếng, cầu tài, cầu lộc thì phước báu, công đức ấy rất nhỏ.
     
    Hỏi: Bạch thầy. Trong thời gian gần đây, người Phật tử thường nghe nói đến các bậc thầy chứng đạo, chứng quả A La Hán hoặc là Bồ tát tái sanh, Phật tái sanh? Vậy việc đó như thế nào? Là thật hay là giả?
     
    Đáp:  Phật tử chân chánh phải là người phật tử có học pháp và tu theo pháp. Mang danh phật tử vì đã Quy y và thọ trì năm Giới nhưng chưa từng học pháp và tu pháp thì người phật tử như vậy chỉ có danh từ phật tử, còn họ thật không phải là phật tử. Do có học pháp và tu theo pháp nên phật tử có hiểu biết pháp, có trí tuệ và chánh kiến để biết phân biệt đâu chánh, đâu tà, đâu là thầy tu thật, đâu là thầy tu giả, đâu là bậc tu hành chứng đắc và đâu là hạng giả danh cầu lợi.
     
    Một bậc thầy tu chứng quả A-la-hán không bao giờ tự xưng rằng mình chứng quả A-la-hán, đó là pháp của Phật, trừ phi các vị đó được các bậc thầy khác đắc quả ấn chứng. Tuy nhiên theo Hòa thượng Tuyên Hóa, một bậc thánh tăng cận đại, Ngài dạy như sau:
     
    “Căn cứ vào đâu để biết được đó là một bậc Thánh nhân đã chứng đắc quả vị thứ tư của hàng A-la-hán? Khi bậc Thánh nhân hàng Tứ-quả bước đi, chân không hề chạm đất - bàn chân ngài thường ở cách mặt đất khoảng ba phân, vì như thế mới khỏi giẫm chết các côn trùng hoặc kiến. Ngài chẳng phải như phàm phu chúng ta, thường đạp chết côn trùng và kiến trên lối đi. Ngài không hề giẫm lên trùng và kiến ở dưới chân; điều này chứng minh rằng ngài đã chứng Thánh quả! 
     
    Không những bậc Thánh nhân ở hàng Tứ-quả, mà ngay cả các bậc ở hàng Sơ-quả cũng có được khả năng ấy; cho nên trong Kinh mới dạy rằng: "Các bậc A-la-hán đều có thể phi hành, biến hóa." Các bậc Tứ-quả A-la-hán muốn đến nơi nào là có thể đến ngay nơi đó, và các ngài đều có khả năng biến hóa khôn lường.
     
    Các bậc Tứ-quả A-la-hán không những chỉ có khả năng chuyển dịch tinh thần mà còn có thể chuyển dịch cả nhục thể của các ngài đến bất cứ nơi nào tùy ý nữa. Các ngài không cần mua vé máy bay, mà chỉ du hành trong không trung; cho nên nói: "Có thể phi hành, biến hóa." Các bậc A-la-hán có mười tám phép biến hóa, và những phép biến hóa ấy đều bất khả tư nghì.
     
    "Có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp." "Khoáng kiếp" tức là trường-viễn-kiếp, và cũng là vô-lượng-kiếp; nghĩa là quãng thời gian lâu xa, không thể nào tính đếm được. Các bậc Tứ-quả A-la-hán muốn sống bao nhiêu lâu cũng được, không trở ngại gì cả. Khi thân thể này hư hoại, già nua cằn cỗi, thì các ngài có thể đổi lấy một thân thể khác. Vì các ngài có thể thay đổi thân thể một cách rất dễ dàng, cho nên nói rằng các ngài "có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp."
     
    Các Thánh nhân chứng đắc Tứ-quả A-la-hán đều đạt được sự tự do về vấn đề sanh tử. Các ngài thật sự được tự do - muốn sống, thì cứ tiếp tục sống; muốn chết, thì bất cứ lúc nào cũng có thể chết được. Các ngài muốn chết đứng, thì đứng mà chết; muốn chết ngồi, thì ngồi mà chết; muốn chết khi đang đi, thì chết khi đang đi; muốn chết trong lúc ngủ, thì chết trong lúc ngủ! Các ngài rất tự do, không ai có thể cai quản được cả. Chính vì thế mà nói là các ngài "có thọ mạng lâu dài tới khoáng kiếp" và được gọi là bậc "Vô-sanh" - không sanh ra mà cũng chẳng chết đi! Và làm động trời đất nơi họ an trụ." Các bậc A-la-hán trú ngụ ở nơi nào, thì Thiên-thần và Địa-thần đều sanh lòng cảm động, và đều thọ nhận sự giáo hóa của các ngài; đó là ý nghĩa của câu "trụ động thiên-địa - làm rúng động trời đất nơi các ngài an trụ." Nơi nào các ngài an trụ cũng đều có Trời, Rồng, cùng Tám bộ chúng thường xuyên lui tới hộ pháp. Hễ nơi nào có một bậc A-la-hán an trụ, thì nơi đó rất bình yên, không hề có các loại tai nạn như gió lốc, gió xoáy, mưa bão, động đất, vỡ đê, sóng thần...xảy ra. Đó là vì các Thiện-thần và các vị Hộ-pháp luôn luôn ủng hộ bậc A-la-hán làm cho mọi việc có liên quan đến ngài đều được may mắn, thuận lợi.
     
    Hỏi: Theo truyền thống Phật giáo trong nước ta thì người phật tử thường hay đi chùa vào ngày 14, 15 hay 30, mồng một. Họ tin rằng những ngày này linh thiêng và thường cầu được phước, được lộc, khỏe mạnh sống lâu, thăng quan tiến chức.v.v… vậy những điều cầu nguyện ấy có được không?
     
    Đáp: Niềm tin đi chùa vào các ngày trên không phải là không có căn cứ. Đọc trong kinh tạng có ghi rằng, vào các ngày trên, các vị trời Tứ Thiên Vương thường du hành khảo sát nhân gian, cho nên các ngày ấy thường được người xưa tin tưởng là ngày tốt để đi chùa lễ bái, cầu tài cầu lộc. Niềm tin dân gian là vậy nhưng xét theo phương diện hành trì tích cực thì chính nhưng ngày này, thay vì chúng ta chỉ biết cầu và xin, thì người Phật tử chúng ta phải nên đi học pháp, dự các khóa tu tập và thực hành tất cả các điều phước thiện trong những ngày này. Nếu ngày thường thì những việc học pháp, tu tập và hành thiện đã có phước báu, công đức thì những ngày này do lòng tin mãnh liệt, sự tinh tấn và tâm bố thí, cúng dường, phước báu và công đức sẽ càng tăng trưởng mạnh. Niềm tin như vậy rõ ràng đặt trên sự hiểu biết và trí tuệ.
     
    Hỏi: Bạch thầy! thông thường người Phật tử miền Bắc chúng con không có thờ Phật trong nhà, xem đó là điều úy kỵ vì sợ phạm lỗi, điều ấy có đúng không? Trong mỗi nhà cũng đều có bàn thờ cúng gia tiên và mỗi bàn thờ đều có bát nhang. Chúng con tin rằng bát nhang là nơi các hương linh ông bà trú ngụ và do đó không nên đụng vào bát nhang, đây cũng là điều rất là kiêng kỵ. Niềm tin như vậy có đúng không?
     
    Đáp: Nếu đã là Phật tử thì việc thiết lập một bàn thờ trang nghiêm trong nhà là điều cần thiết. Trước đây khi đời sống kinh tế khó khăn, nhà cửa chật chội mà phải sống chung rất nhiều người thì việc thiết lập bàn thờ là một trở ngại. Tuy nhiên ngày nay đa phần gia đình đều có những căn hộ, căn nhà riêng tư với một diện tích tương đối hoặc rộng lớn thì việc lập bàn thờ là điều nên làm nếu người Phật tử chúng ta muốn thực hành việc tu tập. Như phần trên kinh Phật đã nói về phước đức mang lại cho gia đình khi thiết lập bàn thờ, cho nên việc úy kỵ thờ Phật trong nhà theo nhân gian là mê tín.
     
    Về việc bàn thờ gia tiên mà có quá nhiều bát hương là không cần thiết. Việc thờ phụng của người Việt phần lớn theo văn hoá cổ truyền: Ông bà, cha mẹ chúng ta làm sao, nay ta làm như vậy, vì thế trong sự thờ phụng có rất nhiều hủ tục, mâu thuẫn rườm rà, không đem lại lợi lạc thiết thực cho người sống cũng như người đã khuất. Khi chúng ta học Phật và tu hành theo đạo Phật chúng phải can đảm thực hành theo chánh pháp, có chánh kiến và biết loại bỏ những tập tục lâu đời mà không đúng pháp và không cần thiết. Bàn thờ gia tiên có thể an trí bên cạnh bàn thờ Phật và phải thấp hơn. Hình thờ người mất nếu có nhiều và hình lớn thì có thể cho thu nhỏ hình lại và sắp đặt chung trên một bàn thờ gia tiên. Tất cả bát hương chỉ còn giữ lại một và thường xuyên dọn dẹp, lau chùi; chớ để cho tàn nhang và thân cây nhang rớt đầy trên bàn thờ.
     
    Đạo Phật là đạo của hiểu biết và trí tuệ. Người Phật tử tu tập chỉ tin theo lời Phật giảng dạy trong kinh điển và qua lời giảng dạy của một số bậc thầy chơn chánh. Không nên tin và dựa vào các thầy cúng, thầy pháp, thầy đồng, thầy bói để rồi nay thì làm theo lời thầy này, mai lại nghe thầy cúng, thầy pháp kia chỉ vẽ lại làm theo họ. Lòng tin không chơn chánh như vậy thì dù có quy y theo Phật cũng sẽ không thoát thoát khỏi những mất mát và khổ đau. 
     
    (Gần đây tôi có độ cho một người Phật tử ở Quãng Ninh, biết phát tâm quy y (Pháp danh Đồng Tín) và đi hành hương đất Phật. Từ một người chưa từng biết ăn chay, nếu buộc phải vào chùa ăn chay trong ngày một ngày hai, thì ngày thứ ba phải ra chợ và hàng quán chén đủ các loại thịt khác để bù trừ. Là một chủ doanh nghiệp về du lịch, cô ta cũng là một cây nhậu số một, uống rượu bia thì nhiều nam giới cũng phải chịu thua, đầu hàng, lắc đầu le lưỡi bái phục. Bởi thế xe hơi cô chạy thì không móp chỗ này thì cũng méo chỗ kia, cô tự hào khoe với tôi như vậy. Còn thầy cúng, thầy pháp thì đều là bạn thân hàng ngày của cô vì cô quanh năm suốt tháng nghe lời thầy cúng, cúng hết lễ này đến lễ kia, thường khi đốt giấy vàng mã đến cả mấy xe.
     
    Trong lần được cơ duyên đi hành hương đất Phật gần đây, và trên đường đi, tôi tận dụng thời gian tối đa để thuyết giảng Pháp Phật cho tất cả Phật tử trong đoàn. Ai ngờ cho đến gần cuối đoạn đường hành hương, sau gần 10 ngày, cô ‘quậy” này bỗng dưng giác ngộ. Cô phát biểu trên xe rằng, từ đây về sau sẽ cải tà quy chánh, không còn uống rượu bia, nhậu nhẹt nữa, phát tâm ăn chay mỗi tháng 10 ngày, mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật 108 lạy. Hơn thế nữa, cô đã xóa hết danh sách trên 20 tên của thầy Cúng, thầy Pháp trong điện thoại của cô. Cô khoe với mọi người như vậy.
     
    Mới đây trò chuyện với tôi qua điện thoại, cô cho biết là đã thẳng thừng từ chối gặp mấy ông thầy Cúng, thầy Pháp và không cúng bất cứ gì theo họ nói nữa. Thế là mấy ông thầy kia, quát mắng cô một tràng, không có đường thối lui: “mày mà không cúng thì để mày xem, không có một cái bát mẻ mà ăn trong năm nay nhe con!  Một ông thầy Pháp khác cũng không tiếc lời nguyền rủa cô: “Mày mà không cúng thì mày sẽ chết sông chết biển nghe con, để mày xem mày có sống nổi không?”
     
    Rồi cô kể với tôi rằng: “Thầy ơi, đâu như mấy ông đó nói, con cảm thấy đầu năm nay tất cả tai nạn cũ của con đã qua hết. Chỉ mấy ngày đầu năm mà con ký được bao nhiêu hợp đồng, một cách dễ dàng, không ngờ đến. Cứ như là có ai đó đã xếp đặt an bài sẵn cho con vậy đó!
     
    Tôi khuyến khích thêm: “Vâng, Phật pháp là vậy đó! Một khi mình tu theo chánh pháp, dứt bỏ mê tín, tà vạy để sống đúng với tất cả những lời Phật dạy thì phước báu chân thật sẽ tăng trưởng, thân tâm con sẽ thường được an vui. Chắc chắn nếu con tu hành tinh tấn hơn, bỏ các điều xấu, điều ác và sự phóng túng, giãi đãi buông lung như trước đây, phước báu còn sẽ đến với con rất nhiều và nhiều hơn nữa. Thầy mong cho con luôn tinh tấn tu hành, tăng trưởng các pháp thiện, dứt hẳn các pháp ác và thành đạt trong đời sống. Con thấy đấy, có phải là Phật pháp quá nhiệm mầu hay không! Như vậy, chỉ một chuyến hành hương đất Phật 14 ngày mà đã thay đổi được cả một cuộc đời của con.)

    Thượng tọa Thích Hạnh Nguyện
    Tạp chí Nghiên cứu Phật học số tháng 3/2015
    Nguồn: phatgiao

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Quảng cáo 336x280