ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Hướng dẫn cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Sâm Ngọc Linh hiện ngày càng có giá trị kinh tế rất cao nên các đầu nậu buôn bán luôn tìm cách trà trộn, làm giả nhái Sâm Ngọc linh để lừa người mua bởi vậy mua đi mua Sâm Ngọc Linh cần tìm hiểu kỹ về người bán hoặc tham khảo cách nhận biết dưới đây để không mua phải Sâm giả.

    Phân biệt sâm quý Ngọc Linh như thế nào

    Củ sâm Ngọc Linh sần sùi, các mắt đốt mọc so le và lõm vào trong. Miếng sâm tươi màu vàng, nhai ban đầu đắng, sau vị ngọt, chứ không tạo cảm giác đắng mãi như tam thất. 

    Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh trồng nhìn tổng thể củ sâm mập mạp. Phải có nhiều rể bám xung quanh củ cái và một ít trên thân củ. Phải có củ cái rõ ràng (do Sâm trồng gieo bằng hạt nên có củ cái sau đó mới mọc tiếp. Các mắc trên thân củ Sâm thường so le nhau (hình đốt trúc), mỗi năm chỉ mọc một thân và khi thân rụng trở thành đốt (mắc Sâm).

    Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên mọc trong rừng sâu, có nhiều đốt hơn, ít rễ, cũng có củ cái rõ ràng nhưng thường nhỏ hơn củ cái của Sâm trồng (nếu củ cái bị gãy phải có dấu đứt gãy).

    Đặc điểm chung:

    + Sâm Ngọc Linh có các đốt so le nhau (hình đốt trúc), đôi khi cũng có những củ có các đốt thẳng hàng, không so le nhau nhiều nhưng các bước đốt phải cách nhau rõ ràng, không “đè” liên tục lên nhau như củ Tam Thất.

    Sâm Ngọc Linh khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Khi cắt lát củ Sâm, Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.

    + Mùi vị: Sâm Ngọc Linh khi nhai có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm.

    Làm sao nhận biết sâm Ngọc Linh thật?

    Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

    “Vì thế, mua được 1 củ sâm 1kg đó là một điều hoang tưởng”, Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.

    Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.

    Còn loại 1A chưa biết tên (đã nêu ở trên – pv), vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.

    “Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên”, Th.S Lê Thanh Sơn nói.

    Một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy (độ bì) của vỏ rễ củ.

    Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

    Củ sâm Ngọc Linh sần sùi, các mắt đốt mọc so le và lõm vào trong. Miếng sâm tươi màu vàng, nhai ban đầu đắng, sau vị ngọt, chứ không tạo cảm giác đắng mãi như tam thất.

    Sự khác nhau giữa sâm ngọc linh và tam thất

    Do củ Tam Thất mới nhìn rất giống Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh trồng bán tự nhiên, nên nhiều người bán bất hảo đã lợi dụng sự khó phân biệt này để trục lợi. Tuy nhiên, nếu “dân trong nghề” nhìn củ Tam Thất sẽ biết ngay.

    Vẫn có cách để người mua nhận dạng được củ Tam Thất đó là: Các đốt Tam Thất nhìn rất nhặt, đều nhau, ít so le (cùng nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái của Tam Thất thường nhỏ, đôi khi không có. Thân củ Tam Thất dẹp, thân củ Sâm Ngọc Linh tròn hơn.

    Màu của củ Tam Thất vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Khi chưa rửa sạch, để gần mũi, Sâm Ngọc Linh có mùi thơm đặc trưng của sâm, còn Tam Thất thì không.

    Nếu như Sâm Ngọc Linh có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm, thì khi nhai củ Tam Thất có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi thơm. Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Hướng dẫn cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Sâm Ngọc Linh hiện ngày càng có giá trị kinh tế rất cao nên các đầu nậu buôn bán luôn tìm cách trà trộn, làm giả nhái Sâm Ngọc linh để lừa người mua bởi vậy mua đi mua Sâm Ngọc Linh cần tìm hiểu kỹ về người bán hoặc tham khảo cách nhận biết dưới đây để không mua phải Sâm giả.

    Phân biệt sâm quý Ngọc Linh như thế nào

    Củ sâm Ngọc Linh sần sùi, các mắt đốt mọc so le và lõm vào trong. Miếng sâm tươi màu vàng, nhai ban đầu đắng, sau vị ngọt, chứ không tạo cảm giác đắng mãi như tam thất. 

    Đặc điểm của sâm Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh trồng nhìn tổng thể củ sâm mập mạp. Phải có nhiều rể bám xung quanh củ cái và một ít trên thân củ. Phải có củ cái rõ ràng (do Sâm trồng gieo bằng hạt nên có củ cái sau đó mới mọc tiếp. Các mắc trên thân củ Sâm thường so le nhau (hình đốt trúc), mỗi năm chỉ mọc một thân và khi thân rụng trở thành đốt (mắc Sâm).

    Sâm Ngọc Linh mọc tự nhiên mọc trong rừng sâu, có nhiều đốt hơn, ít rễ, cũng có củ cái rõ ràng nhưng thường nhỏ hơn củ cái của Sâm trồng (nếu củ cái bị gãy phải có dấu đứt gãy).

    Đặc điểm chung:

    + Sâm Ngọc Linh có các đốt so le nhau (hình đốt trúc), đôi khi cũng có những củ có các đốt thẳng hàng, không so le nhau nhiều nhưng các bước đốt phải cách nhau rõ ràng, không “đè” liên tục lên nhau như củ Tam Thất.

    Sâm Ngọc Linh khi rửa sạch củ có màu vàng nâu hoặc màu xanh xám. Khi cắt lát củ Sâm, Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu vàng nâu thì bên trong thường là màu vàng và có lõi vàng hoặc pha màu tím nhạt. Sâm Ngọc Linh bên ngoài da màu xanh xám thường thì ruột bên trong có màu hơi tím, lõi cũng có màu tím.

    + Mùi vị: Sâm Ngọc Linh khi nhai có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm.

    Làm sao nhận biết sâm Ngọc Linh thật?

    Đầu tiên, người mua nên quan tâm là về hình dáng củ. Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 lạng là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980, người dân đã săn lùng sâm chẳng khác gì đi tìm trầm, nguồn sâm đã cạn kiệt.

    “Vì thế, mua được 1 củ sâm 1kg đó là một điều hoang tưởng”, Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định.

    Ngoài ra, nếu là sâm Vũ Diệp hoặc Tam thất hoang thì củ thường không tròn mà có hình dáng hơi dẹt, khi nếm vị đắng thường ít và có cảm giác hơi ngứa ở đầu lưỡi.

    Còn loại 1A chưa biết tên (đã nêu ở trên – pv), vị đắng mạnh hơn cả sâm Ngọc Linh, xộc hẳn vào trong họng, có khi, khách vừa nhấm vào miệng đã phải nhè ra ngay. Ngược lại, sâm Ngọc Linh thật “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là khi nếm có vị đắng, về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó dịu và thanh.

    “Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên”, Th.S Lê Thanh Sơn nói.

    Một cách phân biệt bằng trực quan đó là dựa vào mầu của đất bám trên rễ sâm, độ dầy (độ bì) của vỏ rễ củ.

    Th.S Lê Thanh Sơn cho biết: Vỏ ngoài của củ sâm Ngọc Linh bao giờ cũng mỏng và nhẵn, không xù xì, trong khi các loại sâm giả thường rất dày, sờ vào thấy bì bì, nhìn xa giống như màu da tê giác. Vì mọc tự nhiên trên đỉnh núi Ngọc Linh nên sâm Ngọc Linh luôn có mùi nồng nồng của đất mùn trên núi đá. Còn các loại sâm giả mọc chủ yếu ở đất Feralit đỏ vàng hoặc nâu nên nếu khách mua để ý, hoàn toàn có thể cạy được những loại đất này bám trên ngóc ngách của củ sâm.

    Củ sâm Ngọc Linh sần sùi, các mắt đốt mọc so le và lõm vào trong. Miếng sâm tươi màu vàng, nhai ban đầu đắng, sau vị ngọt, chứ không tạo cảm giác đắng mãi như tam thất.

    Sự khác nhau giữa sâm ngọc linh và tam thất

    Do củ Tam Thất mới nhìn rất giống Sâm Ngọc Linh tự nhiên và Sâm Ngọc Linh trồng bán tự nhiên, nên nhiều người bán bất hảo đã lợi dụng sự khó phân biệt này để trục lợi. Tuy nhiên, nếu “dân trong nghề” nhìn củ Tam Thất sẽ biết ngay.

    Vẫn có cách để người mua nhận dạng được củ Tam Thất đó là: Các đốt Tam Thất nhìn rất nhặt, đều nhau, ít so le (cùng nằm trên một hàng của thân củ). Củ cái của Tam Thất thường nhỏ, đôi khi không có. Thân củ Tam Thất dẹp, thân củ Sâm Ngọc Linh tròn hơn.

    Màu của củ Tam Thất vàng pha trắng hoặc xanh có phớt vàng. Khi chưa rửa sạch, để gần mũi, Sâm Ngọc Linh có mùi thơm đặc trưng của sâm, còn Tam Thất thì không.

    Nếu như Sâm Ngọc Linh có vị đắng, sau đó trả lại vị ngọt thanh và có mùi thơm đặt trưng của sâm, thì khi nhai củ Tam Thất có vị đắng, cứng, giòn, không có mùi thơm. Tam Thất khi cắt lát nhìn trắng phếu, đôi khi có pha chút màu tím trong lõi.

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Quảng cáo 336x280