ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Giới thiệu cây thuốc nam Hoàng Kỳ cách sử dụng tốt cho sức khỏe

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trong danh sách những loài cây có tác dụng dược liệu quý, hoàng kỳ được xem là một trong những đại diện tiêu biểu. Chuyên gia Đông y đánh giá cao hoàng kỳ chẳng khác gì nhân sâm.

    Hoàng kỳ là một loại cây họ đậu (hay còn gọi là đậu ván dại) có nguồn gốc ở Mông Cổ.

    Loài thực vật này cũng được xem là dược liệu quý vì chứa nhiều axit amin, choline, có chút vị đắng, betaine, chất nhầy, sucrose, acid glucuronic, axit folic, kali, canxi, natri, magiê, kẽm, đồng, selen và các thành phần khác.

    Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ khí, săn chắc các cơ, lợi tiểu. Chữa trị bệnh khí huyết hư nhược, mồ hôi nhiều, tiêu chảy mãn tính, sa trực tràng, sa tử cung, viêm thận phù thũng, protein niệu, tiểu đường, viêm loét mãn tính, tắc mạch...

    Trong những năm gần đây, hoàng kỳ còn được sử dụng trên lâm sàng để điều trị tăng huyết áp, viêm thận cấp và mãn tính.

    Một trong những món ăn nổi tiếng để bổ huyết dưỡng khí chính là kết hợp hoàng kỳ với nhân sâm, bạch truật, thăng ma, tử hồ, cam thảo, bạch chỉ, trần bì để điều trị bệnh lá lách, dạ dày, tay chân mệt mỏi, hơi thở ngắn…

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoàng kỳ chứa glycosides và polysaccharides và các thành phần hóa học khác, có tác dụng dược lý với bệnh mạch máu não, có thể ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt máu và đông máu.

    Ngoài ra, vị thuốc này còn có thể thư giãn cơ trơn, giãn nở mạch máu não, làm giảm sức cản mạch, cải thiện lưu thông máu, đặc biệt là vi tuần hoàn, có thể ức chế sự hình thành huyết khối động mạch.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực vật này có hiệu quả trong việc làm giảm peroxy hóa lipid, loại trừ gốc tự do, giảm nhẹ hậu quả khi bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ.

    Khi bệnh nhân bị đột quỵ, dùng một ít hoàng kỳ sao rồi pha uống như trà, khoảng 30-50g/ngày, một chu kỳ uống 3 tuần, dừng 1 tuần rồi bắt đầu 1 chu kỳ mới, tùy vào tình trạng bệnh.

    astragalus membranaceus

    Sau đây là những tác dụng của hoàng kỳ, được Đông y ưu ái gọi là "anh em với nhân sâm".

    1, Tăng cường chức năng miễn dịch

    Hoàng kỳ có thể tăng cường chức năng thực bào của hệ lưới nội mô, do đó gia tăng đáng kể số lượng tế bào máu trắng, đại thực bào, miễn dịch tế bào, thúc đẩy sự hình thành hemolysin huyết thanh và cải thiện khả năng của tế bào mảng bám, giải phóng carbon, tăng cường vai trò của lá lách.

    Các thành phần trong hoàng kỳ giúp tế bào ung thư bị ức chế và hồi phục nhanh chóng.

    2, Ngăn chặn vi-rút xâm nhập

    Hoàng kỳ có khả năng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi – rút. Ví dụ vào mùa dịch cúm, nếu uống đều đặn hoàng kỳ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc rồi uống cũng có thể làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

    3, Đẩy lùi chứng thiếu oxy máu, giảm căng thẳng

    Hoàng kỳ có tác dụng chống mệt mỏi, làm giảm chứng thiếu oxy trong máu hiệu quả.

    4, Thúc đẩy sự trao đổi chất

    Hoàng kỳ có thể tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy tăng trưởng và làm mới huyết thanh, protein gan, phát huy vai trò trao đổi protein trong toàn cơ thể.

    5, Cải thiện chức năng tim mạch

    Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện khả năng co thắt tim một cách bình thường, giải phóng sự mệt mỏi hoặc nhiễm độc do suy tim, làm tăng biên độ co bóp tim, tăng lưu lượng máu.

    Hoàng kỳ có thể cải thiện viêm cơ tim do virus ở những bệnh nhân có vấn đề chức năng thất trái, chống loạn nhịp tim.

    6, Hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.

    7, Dưỡng gan tốt

    Nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể ngăn ngừa và giảm lượng đường trong gan, mang lại tác dụng bảo vệ gan khá tốt.

    Ngoài ra, hoàng kỳ còn có tác dụng chống lại vi - rút tấn công lên bề mặt ngoài của gan.

    8, Điều chỉnh lượng đường trong máu

    Chất polysaccharide có trong hoàng kỳ có vai trò điều chỉnh hai chiều lượng đường trong máu, làm cho lượng đường trong máu giảm đáng kể.

    9, Chống vi khuẩn và ức chế virus hiệu quả

    Hoàng kỳ có vai trò diệt virus cúm và virus Sendai, các vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

    10, Tác dụng như kích thích tố

    Hoàng kỳ có tác dụng tương tự như kích thích tố, nghiên cứu trên chuột cho thấy hoàng kỳ làm cho quá trình động dục kéo dài, có tác dụng tốt trong duy trì và phát triển sinh dục ở chuột.

    Tìm hiểu thêm: Cây Hoàng Kỳ - Astragalus Membranaceus

    Astragalus membranaceus

    Tên khoa học: Astragalus Membranaceus (Fisch.) Bunge

    Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Còn có một thứ (var. mongholicus (Bge) Hoicus) gọi là Hoàng kỳ Mông cổ cũng giống như trên, nhưng có số lá chét ít hơn (12-18) và nhỏ hơn cũng được sử dụng.

    Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.  

    Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Astragali; thường gọi là Hoàng kỳ.

    Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc được nhập trồng, mọc được ở nước ta, đang được nghiên cứu để phát triển. Người ta thu hái rễ của những cây 5-6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.

    Thành phần hóa học: Củ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm; còn có cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I-V, III.

    Tính vị, tác dụng: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong, bán thân bất toại. Tẩm mật sao dùng bổ khí thăng dương, làm hưng phấn, tăng lực. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc.

    Đơn thuốc có Hoàng Kỳ:

    1. Chữa phù thũng, phong thấp: Hoàng kỳ 5g, Cam thảo 2g, Phòng kỷ 5g, Quế chi 3g, Phục linh 6g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống trong ngày.

    2. Chữa cơ thể suy nhược, không muốn hoạt động, thích nằm, biếng nói, ngắn hơi, thở yếu, kém ăn, người xanh bủng, rù mỏi hay bệnh lòi dom do ỉa chảy lâu ngày, sa dạ con, sa dạ dày: Dùng Hoàng kỳ (tẩm mật sao), Đẳng sâm đều 10g, Bạch truật, Đương quy đều 8g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo đều 4g sắc uống.

    Ghi chú: Đối với người âm hư, máu nóng gầy khô, hay bốc hoả, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, đường huyết cao hay huyết áp cao, cùng các bệnh ôn nhiệt, xuất huyết, viêm não, các loại sưng viêm đều cấm dùng.

    Astragalus membranaceus

    Thông tin về cách sử dụng Hoàng Kỳ đạt hiệu quả cao.

     

    Hoàng kỳ có nguồn gốc từ Mông Cổ và miền bắc Trung Quốc, là giống cây nhỏ, họ đậu, có phấn, hoa hình hạt đậu mọc thành chùm. Tên Hoàng kỳ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là "anklebone" (xương mắt cá chân). Người Hy Lạp đã từng sử dụng xương mắt cá chân của động vật như con xúc xắc, và nối với các loại cây đã khô, vỏ hạt khô để tạo ra một âm thanh tương tự như con xúc xắc khi lắc.

    Bóc tách lớp mặt sau vỏ màu nâu sẫm của rễ thấy lõi bên trong có màu vàng nhạt. Loại thảo dược này có tên là Hoàng Kỳ, có nghĩa là "lãnh đạo vàng", là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong nền Đông y. Các tài liệu tham khảo văn bản đầu tiên sử dụng nói về Hoàng Kỳ xuất phát từ Thần nông bảo điển là sách dược liệu học cổ điển, từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Nhiều bản thảo cổ Trung Quốc ca ngợi Hoàng Kỳ bởi khả năng kích thích năng lượng bảo vệ cơ thể, được gọi là “khí”, vì vậy, nó có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.


    Trong y học cổ truyền, rễ Hoàng kỳ thường được kết hợp với các vị thuốc khác, tùy thuộc vào tình trạng cần điều trị, tác dụng chính của nó là “phù chính” làm cho cơ thể hàng rào miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh hơn. Ở Trung Quốc ngày nay, các Bác sĩ sử dụng Hoàng kỳ với tác dụng “phù chính” cho bệnh nhân ung thư để khắc phục sự suy giảm miễn dịch do xạ trị và hóa trị. Hoàng kỳ còn được dùng để điều trị viêm gan mãn tính và các bệnh lý tim mạch.


    Đối với y dược học phương Tây, các chuyên giacó khuyên nên dùng Hoàng kỳ như một Adaptogens (Adaptogens là tên gọi chung cho nhóm các thảo dược, giúp tăng cường năng lượng và khả năng phục hồi, bảo vệ cơ thể khi đối mặt với stress, bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch), bởi tác dụng ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên, cúm, hen suyễn, dị ứng và rối loạn tiêu hóa.

    1.Đặc điểm sinh trưởng

     Cây Hoàng kỳ phân bố từ vùng núi Tứ Xuyên đến vùng đồng bằng của tỉnh Tân Cương, các tỉnh phía tây bắc của Trung Quốc. Phạm vi của nó mở rộng đến phía đông và phía nam bán đảo Sơn Đông. Hoàng kỳ cũng xuất hiện ở các khu vực lân cận nước Nga. Nó thường mọc dọc theo các bìa rừng, đồng cỏ, bụi cây cỏ.

    2.Trồng và thu hoạch

    Hoàng kỳ được nhân giống bằng hạt. Giống như nhiều loại cây khác họ đậu, Hoàng kỳ có hạt cứng, vỏ ngoài không thấm nước. Để tạo điều kiện nảy mầm, vỏ hạt cần được làm nứt hoặc cọ xát bằng giấy nhám, sau đó ngâm trong nước qua đêm trước khi trồng. Hoàng kỳ thích hợp trồng ở nơi thoát nước tốt, chỗ sâu, vùng đất cát kiềm nhẹ và đầy đủ ánh nắng mặt trời.


    Rễ Hoàng kỳ được thu hoạch vào mùa thu năm thứ tư hoặc năm thứ năm kể từ lúc trồng. Rễ sau khi thu hoạch cần rửa sạch, phơi khô cẩn thận trong bóng râm, và sau đó thái lát mỏng dọc theo chiều dài của chúng. Vị thuốc Hoàng kỳ được bán trên thị trường dưới dạng rễ khô, dạng viên nang và viên nén, dịch chiết dạng lỏng, hoặc là một thành phần có trong các loại trà thảo dược.

    3.Sử dụng điều trị

    Hoàng kỳ là loại thảo dược rẻ tiền mà có hiệu quả chữa bệnh cao.Với cảm lạnh thông thường, một số loại cây, chẳng hạn như Echinacea, được sử dụng tốt nhất ngay sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Rễ Hoàng kỳ có tác dụng tốt hơn trong việc phòng và chống lại virus và vi khuẩn trước khi chúng gây bệnh. Chiết xuất của rễ Hoàng kỳ cải thiện chức năng của tế bào bạch cầu, tăng lượng kháng thể ở những người khỏe mạnh. Sự thành công của Hoàng kỳ trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn và điều trị nhiễm vi khuẩn, virus nhờ sự kích thích tăng nồng độ interferon.

    Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.Tác dụng của Hoàng kỳ tác động lên hệ miễn dịch giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là ở những người dễ bị cảm lạnh và cúm vào mùa đông.


    Trong rễ Hoàng kỳ có chứa một số hợp chất có tác dụng dược lý, bao gồm: Flavonoids, Saponins, Polysaccharides. Các Flavonoids lànhóm các hợp chất có mặt trong nhiều cây thuốc và đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Các Polysaccharides giúp tăng cường những yếu tố của hệ miễn dịch, trong khi các Saponins bảo vệ gan, cản trở sự phát triển của virus, giúp cho sự chuyển hóa Glucose của Insulin.


    Nhiều nghiên cứu về đặc tính chữa bệnh của Hoàng kỳ đã được tiến hành tại Trung Quốc. Một nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân cho thấy tác dụng của Hoàng kỳ trong việc phòng chống cảm lạnh và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những nghiên cứu khác thấy rằng Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân ung thư sau điều trị bằng hóa chất. Ví dụ như, khi tế bào bạch cầu giảm xuống sau khi hóa trị liệu, sau khi dùng Hoàng kỳ 8 tuần, lượng bạch cầu sẽ có thể tăng lên.

    astragalus membranaceus

    4. Cách sử dụng Hoàng kỳ

    Trong từ điển dược vật Trung Quốc, Hoàng kỳ thường được kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác dưới dạng trà, viên nang hoặc rượu thuốc.

    Trà: Lượng dùng hàng ngày của Hoàng kỳ dao động, thường dùng là 3-6 muỗng rễ cắt nhỏ phơi khô, hãm trong 400-800ml nước sôi trong 10-15phút. Theo chuyên gia về dược vật, Hoàng kỳ đôi khi còn được dùng với lượng cao hơn đáng kể so với lượng thường dùng, có khi lên đến 30g/ngày.
    Viên nang: Thông thường, liều dùng là 1-3g bột rễ khô mỗi ngày, tùy thuộc vào phương pháp bào chế của nhà sản xuất và tình trạng bệnh đang được điều trị.
    Rượu thuốc: Rượu ngâm rễ Hoàng kỳ, dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2-4ml.
    Thận trọng: Hoàng kỳ nói chung rất tốt và an toàn. Thực tế, nhiều người nghĩ rằng các Hoàng kỳ như một món ăn, thêm rễ Hoàng kỳ vào súp hàng ngày để tăng sự bổ dưỡng. Đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp tính không nên dùng Hoàng kỳ, đặc biệt là số lượng lớn. Những người có bệnh tự miễn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng tăng cường miễn dịch.
    Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (phòng khám Thọ Xuân Đường)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Giới thiệu cây thuốc nam Hoàng Kỳ cách sử dụng tốt cho sức khỏe

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trong danh sách những loài cây có tác dụng dược liệu quý, hoàng kỳ được xem là một trong những đại diện tiêu biểu. Chuyên gia Đông y đánh giá cao hoàng kỳ chẳng khác gì nhân sâm.

    Hoàng kỳ là một loại cây họ đậu (hay còn gọi là đậu ván dại) có nguồn gốc ở Mông Cổ.

    Loài thực vật này cũng được xem là dược liệu quý vì chứa nhiều axit amin, choline, có chút vị đắng, betaine, chất nhầy, sucrose, acid glucuronic, axit folic, kali, canxi, natri, magiê, kẽm, đồng, selen và các thành phần khác.

    Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ khí, săn chắc các cơ, lợi tiểu. Chữa trị bệnh khí huyết hư nhược, mồ hôi nhiều, tiêu chảy mãn tính, sa trực tràng, sa tử cung, viêm thận phù thũng, protein niệu, tiểu đường, viêm loét mãn tính, tắc mạch...

    Trong những năm gần đây, hoàng kỳ còn được sử dụng trên lâm sàng để điều trị tăng huyết áp, viêm thận cấp và mãn tính.

    Một trong những món ăn nổi tiếng để bổ huyết dưỡng khí chính là kết hợp hoàng kỳ với nhân sâm, bạch truật, thăng ma, tử hồ, cam thảo, bạch chỉ, trần bì để điều trị bệnh lá lách, dạ dày, tay chân mệt mỏi, hơi thở ngắn…

    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoàng kỳ chứa glycosides và polysaccharides và các thành phần hóa học khác, có tác dụng dược lý với bệnh mạch máu não, có thể ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt máu và đông máu.

    Ngoài ra, vị thuốc này còn có thể thư giãn cơ trơn, giãn nở mạch máu não, làm giảm sức cản mạch, cải thiện lưu thông máu, đặc biệt là vi tuần hoàn, có thể ức chế sự hình thành huyết khối động mạch.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực vật này có hiệu quả trong việc làm giảm peroxy hóa lipid, loại trừ gốc tự do, giảm nhẹ hậu quả khi bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ.

    Khi bệnh nhân bị đột quỵ, dùng một ít hoàng kỳ sao rồi pha uống như trà, khoảng 30-50g/ngày, một chu kỳ uống 3 tuần, dừng 1 tuần rồi bắt đầu 1 chu kỳ mới, tùy vào tình trạng bệnh.

    astragalus membranaceus

    Sau đây là những tác dụng của hoàng kỳ, được Đông y ưu ái gọi là "anh em với nhân sâm".

    1, Tăng cường chức năng miễn dịch

    Hoàng kỳ có thể tăng cường chức năng thực bào của hệ lưới nội mô, do đó gia tăng đáng kể số lượng tế bào máu trắng, đại thực bào, miễn dịch tế bào, thúc đẩy sự hình thành hemolysin huyết thanh và cải thiện khả năng của tế bào mảng bám, giải phóng carbon, tăng cường vai trò của lá lách.

    Các thành phần trong hoàng kỳ giúp tế bào ung thư bị ức chế và hồi phục nhanh chóng.

    2, Ngăn chặn vi-rút xâm nhập

    Hoàng kỳ có khả năng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi – rút. Ví dụ vào mùa dịch cúm, nếu uống đều đặn hoàng kỳ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc rồi uống cũng có thể làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.

    3, Đẩy lùi chứng thiếu oxy máu, giảm căng thẳng

    Hoàng kỳ có tác dụng chống mệt mỏi, làm giảm chứng thiếu oxy trong máu hiệu quả.

    4, Thúc đẩy sự trao đổi chất

    Hoàng kỳ có thể tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy tăng trưởng và làm mới huyết thanh, protein gan, phát huy vai trò trao đổi protein trong toàn cơ thể.

    5, Cải thiện chức năng tim mạch

    Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện khả năng co thắt tim một cách bình thường, giải phóng sự mệt mỏi hoặc nhiễm độc do suy tim, làm tăng biên độ co bóp tim, tăng lưu lượng máu.

    Hoàng kỳ có thể cải thiện viêm cơ tim do virus ở những bệnh nhân có vấn đề chức năng thất trái, chống loạn nhịp tim.

    6, Hạ huyết áp

    Các nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.

    7, Dưỡng gan tốt

    Nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể ngăn ngừa và giảm lượng đường trong gan, mang lại tác dụng bảo vệ gan khá tốt.

    Ngoài ra, hoàng kỳ còn có tác dụng chống lại vi - rút tấn công lên bề mặt ngoài của gan.

    8, Điều chỉnh lượng đường trong máu

    Chất polysaccharide có trong hoàng kỳ có vai trò điều chỉnh hai chiều lượng đường trong máu, làm cho lượng đường trong máu giảm đáng kể.

    9, Chống vi khuẩn và ức chế virus hiệu quả

    Hoàng kỳ có vai trò diệt virus cúm và virus Sendai, các vi khuẩn gây bệnh răng miệng.

    10, Tác dụng như kích thích tố

    Hoàng kỳ có tác dụng tương tự như kích thích tố, nghiên cứu trên chuột cho thấy hoàng kỳ làm cho quá trình động dục kéo dài, có tác dụng tốt trong duy trì và phát triển sinh dục ở chuột.

    Tìm hiểu thêm: Cây Hoàng Kỳ - Astragalus Membranaceus

    Astragalus membranaceus

    Tên khoa học: Astragalus Membranaceus (Fisch.) Bunge

    Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, phân nhánh nhiều, cao khoảng 50-70cm. Rễ hình trụ, đường kính 1-2cm, dài và đâm sâu, dai, khó bẻ, vỏ ngoài màu nâu đỏ hay vàng nâu. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le gồm 15-25 lá chét hình trứng dài, có lông trắng mịn ở mặt dưới. Cụm hoa chùm ở nách lá, dài hơn lá, mang 5-20 hoa màu vàng tươi. Quả đậu dẹt, đầu thuôn dài thành mũi nhọn, mặt ngoài có lông ngắn; hạt hình thận màu đen. Còn có một thứ (var. mongholicus (Bge) Hoicus) gọi là Hoàng kỳ Mông cổ cũng giống như trên, nhưng có số lá chét ít hơn (12-18) và nhỏ hơn cũng được sử dụng.

    Mùa hoa tháng 6-7, mùa quả tháng 7-9.  

    Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Astragali; thường gọi là Hoàng kỳ.

    Nơi sống và thu hái: Cây của Trung Quốc được nhập trồng, mọc được ở nước ta, đang được nghiên cứu để phát triển. Người ta thu hái rễ của những cây 5-6 tuổi (ít nhất phải sau 3 năm trồng mới cho củ) vào mùa thu, mang về rửa sạch, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, phơi hay sấy khô.

    Thành phần hóa học: Củ Hoàng kỳ chứa saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm; còn có cholin, betain, nhiều loại acid amin, calycosin, astragaloside I-V, III.

    Tính vị, tác dụng: Hoàng kỳ có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng giải độc, lợi tiểu tiện, tiêu thũng, bổ khí, liễm hầu.

    Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng sống chữa bệnh đái đường, đái đục, buốt, lở loét, phù thũng, phong thấp, trúng phong, bán thân bất toại. Tẩm mật sao dùng bổ khí thăng dương, làm hưng phấn, tăng lực. Ngày dùng 6-12g hay hơn, dạng thuốc sắc.

    Đơn thuốc có Hoàng Kỳ:

    1. Chữa phù thũng, phong thấp: Hoàng kỳ 5g, Cam thảo 2g, Phòng kỷ 5g, Quế chi 3g, Phục linh 6g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống trong ngày.

    2. Chữa cơ thể suy nhược, không muốn hoạt động, thích nằm, biếng nói, ngắn hơi, thở yếu, kém ăn, người xanh bủng, rù mỏi hay bệnh lòi dom do ỉa chảy lâu ngày, sa dạ con, sa dạ dày: Dùng Hoàng kỳ (tẩm mật sao), Đẳng sâm đều 10g, Bạch truật, Đương quy đều 8g, Thăng ma, Sài hồ, Trần bì, Cam thảo đều 4g sắc uống.

    Ghi chú: Đối với người âm hư, máu nóng gầy khô, hay bốc hoả, ù tai, chóng mặt, nhức đầu, đường huyết cao hay huyết áp cao, cùng các bệnh ôn nhiệt, xuất huyết, viêm não, các loại sưng viêm đều cấm dùng.

    Astragalus membranaceus

    Thông tin về cách sử dụng Hoàng Kỳ đạt hiệu quả cao.

     

    Hoàng kỳ có nguồn gốc từ Mông Cổ và miền bắc Trung Quốc, là giống cây nhỏ, họ đậu, có phấn, hoa hình hạt đậu mọc thành chùm. Tên Hoàng kỳ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ có nghĩa là "anklebone" (xương mắt cá chân). Người Hy Lạp đã từng sử dụng xương mắt cá chân của động vật như con xúc xắc, và nối với các loại cây đã khô, vỏ hạt khô để tạo ra một âm thanh tương tự như con xúc xắc khi lắc.

    Bóc tách lớp mặt sau vỏ màu nâu sẫm của rễ thấy lõi bên trong có màu vàng nhạt. Loại thảo dược này có tên là Hoàng Kỳ, có nghĩa là "lãnh đạo vàng", là một trong những vị thuốc bổ quan trọng nhất trong nền Đông y. Các tài liệu tham khảo văn bản đầu tiên sử dụng nói về Hoàng Kỳ xuất phát từ Thần nông bảo điển là sách dược liệu học cổ điển, từ những thế kỷ đầu tiên sau công nguyên. Nhiều bản thảo cổ Trung Quốc ca ngợi Hoàng Kỳ bởi khả năng kích thích năng lượng bảo vệ cơ thể, được gọi là “khí”, vì vậy, nó có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng với bệnh tật.


    Trong y học cổ truyền, rễ Hoàng kỳ thường được kết hợp với các vị thuốc khác, tùy thuộc vào tình trạng cần điều trị, tác dụng chính của nó là “phù chính” làm cho cơ thể hàng rào miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh hơn. Ở Trung Quốc ngày nay, các Bác sĩ sử dụng Hoàng kỳ với tác dụng “phù chính” cho bệnh nhân ung thư để khắc phục sự suy giảm miễn dịch do xạ trị và hóa trị. Hoàng kỳ còn được dùng để điều trị viêm gan mãn tính và các bệnh lý tim mạch.


    Đối với y dược học phương Tây, các chuyên giacó khuyên nên dùng Hoàng kỳ như một Adaptogens (Adaptogens là tên gọi chung cho nhóm các thảo dược, giúp tăng cường năng lượng và khả năng phục hồi, bảo vệ cơ thể khi đối mặt với stress, bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch), bởi tác dụng ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp trên, cúm, hen suyễn, dị ứng và rối loạn tiêu hóa.

    1.Đặc điểm sinh trưởng

     Cây Hoàng kỳ phân bố từ vùng núi Tứ Xuyên đến vùng đồng bằng của tỉnh Tân Cương, các tỉnh phía tây bắc của Trung Quốc. Phạm vi của nó mở rộng đến phía đông và phía nam bán đảo Sơn Đông. Hoàng kỳ cũng xuất hiện ở các khu vực lân cận nước Nga. Nó thường mọc dọc theo các bìa rừng, đồng cỏ, bụi cây cỏ.

    2.Trồng và thu hoạch

    Hoàng kỳ được nhân giống bằng hạt. Giống như nhiều loại cây khác họ đậu, Hoàng kỳ có hạt cứng, vỏ ngoài không thấm nước. Để tạo điều kiện nảy mầm, vỏ hạt cần được làm nứt hoặc cọ xát bằng giấy nhám, sau đó ngâm trong nước qua đêm trước khi trồng. Hoàng kỳ thích hợp trồng ở nơi thoát nước tốt, chỗ sâu, vùng đất cát kiềm nhẹ và đầy đủ ánh nắng mặt trời.


    Rễ Hoàng kỳ được thu hoạch vào mùa thu năm thứ tư hoặc năm thứ năm kể từ lúc trồng. Rễ sau khi thu hoạch cần rửa sạch, phơi khô cẩn thận trong bóng râm, và sau đó thái lát mỏng dọc theo chiều dài của chúng. Vị thuốc Hoàng kỳ được bán trên thị trường dưới dạng rễ khô, dạng viên nang và viên nén, dịch chiết dạng lỏng, hoặc là một thành phần có trong các loại trà thảo dược.

    3.Sử dụng điều trị

    Hoàng kỳ là loại thảo dược rẻ tiền mà có hiệu quả chữa bệnh cao.Với cảm lạnh thông thường, một số loại cây, chẳng hạn như Echinacea, được sử dụng tốt nhất ngay sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Rễ Hoàng kỳ có tác dụng tốt hơn trong việc phòng và chống lại virus và vi khuẩn trước khi chúng gây bệnh. Chiết xuất của rễ Hoàng kỳ cải thiện chức năng của tế bào bạch cầu, tăng lượng kháng thể ở những người khỏe mạnh. Sự thành công của Hoàng kỳ trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn và điều trị nhiễm vi khuẩn, virus nhờ sự kích thích tăng nồng độ interferon.

    Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch nhằm chống lại virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư.Tác dụng của Hoàng kỳ tác động lên hệ miễn dịch giúp ngăn chặn nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặc biệt là ở những người dễ bị cảm lạnh và cúm vào mùa đông.


    Trong rễ Hoàng kỳ có chứa một số hợp chất có tác dụng dược lý, bao gồm: Flavonoids, Saponins, Polysaccharides. Các Flavonoids lànhóm các hợp chất có mặt trong nhiều cây thuốc và đã được chứng minh có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa. Các Polysaccharides giúp tăng cường những yếu tố của hệ miễn dịch, trong khi các Saponins bảo vệ gan, cản trở sự phát triển của virus, giúp cho sự chuyển hóa Glucose của Insulin.


    Nhiều nghiên cứu về đặc tính chữa bệnh của Hoàng kỳ đã được tiến hành tại Trung Quốc. Một nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân cho thấy tác dụng của Hoàng kỳ trong việc phòng chống cảm lạnh và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những nghiên cứu khác thấy rằng Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường miễn dịch ở bệnh nhân ung thư sau điều trị bằng hóa chất. Ví dụ như, khi tế bào bạch cầu giảm xuống sau khi hóa trị liệu, sau khi dùng Hoàng kỳ 8 tuần, lượng bạch cầu sẽ có thể tăng lên.

    astragalus membranaceus

    4. Cách sử dụng Hoàng kỳ

    Trong từ điển dược vật Trung Quốc, Hoàng kỳ thường được kết hợp với một số vị thuốc Đông y khác dưới dạng trà, viên nang hoặc rượu thuốc.

    Trà: Lượng dùng hàng ngày của Hoàng kỳ dao động, thường dùng là 3-6 muỗng rễ cắt nhỏ phơi khô, hãm trong 400-800ml nước sôi trong 10-15phút. Theo chuyên gia về dược vật, Hoàng kỳ đôi khi còn được dùng với lượng cao hơn đáng kể so với lượng thường dùng, có khi lên đến 30g/ngày.
    Viên nang: Thông thường, liều dùng là 1-3g bột rễ khô mỗi ngày, tùy thuộc vào phương pháp bào chế của nhà sản xuất và tình trạng bệnh đang được điều trị.
    Rượu thuốc: Rượu ngâm rễ Hoàng kỳ, dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 2-4ml.
    Thận trọng: Hoàng kỳ nói chung rất tốt và an toàn. Thực tế, nhiều người nghĩ rằng các Hoàng kỳ như một món ăn, thêm rễ Hoàng kỳ vào súp hàng ngày để tăng sự bổ dưỡng. Đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp tính không nên dùng Hoàng kỳ, đặc biệt là số lượng lớn. Những người có bệnh tự miễn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng tăng cường miễn dịch.
    Bác sĩ: Nguyễn Thùy Ngân (phòng khám Thọ Xuân Đường)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Quảng cáo 336x280