ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Giá viện phí cần tính toán hợp lý

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Việc Bộ Y tế đang xây dựng và lấy ý kiến về điều chỉnh một phần giá viện phí đang được dư luận xã hội rất quan tâm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì trong khi các ngành kinh tế đã vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì riêng ngành y tế và giáo dục trong tâm thức của mỗi người dân thì đây vẫn là hai ngành “phục vụ”. Vì vậy bất kỳ một sự thay đổi dù nhỏ cũng được dư luận hết sức quan tâm.

    Chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người bệnh        

    Trong những năm qua, Đảng, nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngân sách nhà nước dành cho y tế năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên nguồn ngân sách này mới chỉ đáp ứng một phần chi phí đầu tư cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Từ thực tiễn đó, Đảng, nhà nước, Quốc hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc điều chỉnh viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ như: Nghị quyết Đại hội Đảng X nêu rõ: “Sửa đổi chế độ viện phí theo nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh (KCB) và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người bệnh. Nhà nước trợ giúp một phần hoặc toàn bộ viện phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu thông qua BHYT”; Nghị quyết số 46-NQ-TW và Kết luận số 42/KL-TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân; Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, hưu trí, cận nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công khai, minh bạch việc thu, chi viện phí cho người dân biết”; Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội cũng giao Chính phủ sửa đổi bổ sung các quy định về viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí phục vụ người bệnh, trong đó có phần kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

     Việc áp dụng kỹ thuật mới và chi phí tiêu hao vật tư hóa chất sẽ tăng chi phí cho công tác khám chữa bệnh.

    Bên cạnh đó, khung giá của các dịch vụ, kỹ thuật y tế kèm theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB được ban hành từ năm 1995, theo nguyên tắc chỉ tính một phần các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế, phần lớn các dịch vụ này mới chỉ thu từ 30-50% chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ tại thời điểm năm 1995, đến nay đã qua 15 năm nhưng chưa được điều chỉnh nên không còn phù hợp với tình hình giá cả và chi phí thực tế để thực hiện dịch vụ hiện nay. Chỉ đơn cử một trong những dịch vụ được điều chỉnh trong khoảng từ 7-10 lần đã thấy sự bất hợp lý và không còn phù hợp của Thông tư 14 về giá viện phí. Tiền khám bệnh, quy định tại Thông 14 chỉ từ 500 đồng - 3.000 đồng/lần khám (tương đương với giá một lần gửi xe) không đủ mua găng tay, khẩu trang, đấy là chưa kể đến việc đào tạo được một bác sĩ, với chất lượng đầu vào rất cao và tuyển chọn khắt khe, thời gian đào tạo kéo dài, để khám, tư vấn và đưa ra quyết định điều trị bệnh chính xác thì rõ ràng mức giá trên là không còn phù hợp. Cùng với đó, rất nhiều dịch vụ, kỹ thuật y tế ban hành kèm theo Thông tư 14 được xây dựng trên cơ sở thực hiện theo phương pháp thủ công, hiện nay thực hiện bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, tự động, nhất là các loại xét nghiệm, chiếu chụp, chất lượng bảo đảm, chính xác hơn nên chi phí về vật tư, hóa chất tăng rất nhiều lần. Nếu thu với mức giá thực hiện bằng phương pháp thủ công thì sẽ không thể thực hiện được các dịch vụ đó.

    Điều chỉnh giá viện phí không để ảnh hưởng đến đối tượng chính sách

    Từ thực tế trên, Bộ Y tế xác định, điều chỉnh giá viện phí cho phù hợp với thực tế hiện nay nhưng phải đảm bảo về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 53 triệu người hiện nay đã có thẻ BHYT (khoảng 62% dân số, dự kiến năm 2010 khoảng 55 triệu người, hơn 63% dân số sẽ tham gia BHYT), gồm người làm công ăn lương, các đối tượng hưu trí, chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi do chi phí KCB của đối tượng này về cơ bản đã được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Bên cạnh đó, theo lộ trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2009 nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo, từ 1/1/2010 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30%-50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp... để đạt mục tiêu phấn đấu BHYT toàn dân vào năm 2014.

     Khám nội soi mũi, xoang, họng, thanh quản tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

    Đối với các đối tượng có thu nhập từ mức trung bình khá trở lên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả viện phí. Vì vậy Bộ Y tế nhấn mạnh cần phải tăng cường vận động, tuyên truyền để các đối tượng này tham gia BHYT tự nguyện, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự đóng góp cho quỹ hỗ trợ KCB của các địa phương, yêu cầu các bệnh viện trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ KCB hỗ trợ cho một số trường hợp khó khăn đột xuất.

    Mặt khác, so với khung giá ban hành kèm theo Thông tư 14, khung giá dự kiến điều chỉnh không phải tất cả các dịch vụ đều tăng. Chỉ khoảng 350 dịch vụ trong tổng số khoảng 3.000 dịch vụ hiện các bệnh viện đang thực hiện (chiếm 12%).

    Liên quan đến mức thu viện phí, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Không phải thông tư ban hành là giá viện phí đã thu ngay theo mức tăng tối đa mà đây chỉ là khung giá, có tối đa, tối thiểu; tùy theo tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc địa phương trong phạm vi khung giá, như vậy nhiều bệnh viện sẽ chỉ được thu ở mức trung bình của khung giá.

    Cũng có ý kiến băn khoăn là việc điều chỉnh giá viện phí có tăng chất lượng dịch vụ y tế. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi điều chỉnh, giá viện phí tăng thì chất lượng cũng sẽ nâng lên. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan là chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, nhà cửa, buồng bệnh, các trang thiết bị y tế phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị; kinh phí để bảo đảm các khoản chi để thực hiện các dịch vụ y tế; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế và sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà. Thực tế chứng minh cho thấy, trong thời gian qua, chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế đã nâng lên rất nhiều, nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật khó như ghép gan, ghép tạng... đã được thực hiện tại Việt Nam với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

    Với mong muốn giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong KCB vì nếu tiếp tục thu theo giá thấp như hiện nay thì sẽ có tình trạng bao cấp ngược, nhà nước tiếp tục phải bao cấp cho cả người có khả năng chi trả toàn bộ chi phí, trong khi hầu hết các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, cận nghèo đã và đang được nhà nước bảo đảm thông qua chính sách BHYT, do vậy, cùng với việc điều chỉnh giá viện phí của một số loại dịch vụ, các bệnh viện sẽ có thêm một phần kinh phí để bảo đảm tốt hơn các hoạt động nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế.

               TS-CT

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Giá viện phí cần tính toán hợp lý

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Việc Bộ Y tế đang xây dựng và lấy ý kiến về điều chỉnh một phần giá viện phí đang được dư luận xã hội rất quan tâm. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì trong khi các ngành kinh tế đã vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì riêng ngành y tế và giáo dục trong tâm thức của mỗi người dân thì đây vẫn là hai ngành “phục vụ”. Vì vậy bất kỳ một sự thay đổi dù nhỏ cũng được dư luận hết sức quan tâm.

    Chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người bệnh        

    Trong những năm qua, Đảng, nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngân sách nhà nước dành cho y tế năm sau luôn cao hơn năm trước, tuy nhiên nguồn ngân sách này mới chỉ đáp ứng một phần chi phí đầu tư cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân. Từ thực tiễn đó, Đảng, nhà nước, Quốc hội đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc điều chỉnh viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ như: Nghị quyết Đại hội Đảng X nêu rõ: “Sửa đổi chế độ viện phí theo nguyên tắc xác định đầy đủ chi phí khám, chữa bệnh (KCB) và chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người bệnh. Nhà nước trợ giúp một phần hoặc toàn bộ viện phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu thông qua BHYT”; Nghị quyết số 46-NQ-TW và Kết luận số 42/KL-TW của Bộ Chính trị cũng nêu rõ: “Xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân; Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người thuộc diện chính sách xã hội, người nghèo, hưu trí, cận nghèo, trẻ em dưới sáu tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Công khai, minh bạch việc thu, chi viện phí cho người dân biết”; Nghị quyết 18/2008/QH12 của Quốc hội cũng giao Chính phủ sửa đổi bổ sung các quy định về viện phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí phục vụ người bệnh, trong đó có phần kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

     Việc áp dụng kỹ thuật mới và chi phí tiêu hao vật tư hóa chất sẽ tăng chi phí cho công tác khám chữa bệnh.

    Bên cạnh đó, khung giá của các dịch vụ, kỹ thuật y tế kèm theo Thông tư liên bộ số 14/TTLB được ban hành từ năm 1995, theo nguyên tắc chỉ tính một phần các chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế, phần lớn các dịch vụ này mới chỉ thu từ 30-50% chi phí trực tiếp để thực hiện dịch vụ tại thời điểm năm 1995, đến nay đã qua 15 năm nhưng chưa được điều chỉnh nên không còn phù hợp với tình hình giá cả và chi phí thực tế để thực hiện dịch vụ hiện nay. Chỉ đơn cử một trong những dịch vụ được điều chỉnh trong khoảng từ 7-10 lần đã thấy sự bất hợp lý và không còn phù hợp của Thông tư 14 về giá viện phí. Tiền khám bệnh, quy định tại Thông 14 chỉ từ 500 đồng - 3.000 đồng/lần khám (tương đương với giá một lần gửi xe) không đủ mua găng tay, khẩu trang, đấy là chưa kể đến việc đào tạo được một bác sĩ, với chất lượng đầu vào rất cao và tuyển chọn khắt khe, thời gian đào tạo kéo dài, để khám, tư vấn và đưa ra quyết định điều trị bệnh chính xác thì rõ ràng mức giá trên là không còn phù hợp. Cùng với đó, rất nhiều dịch vụ, kỹ thuật y tế ban hành kèm theo Thông tư 14 được xây dựng trên cơ sở thực hiện theo phương pháp thủ công, hiện nay thực hiện bằng các thiết bị hiện đại, tiên tiến, tự động, nhất là các loại xét nghiệm, chiếu chụp, chất lượng bảo đảm, chính xác hơn nên chi phí về vật tư, hóa chất tăng rất nhiều lần. Nếu thu với mức giá thực hiện bằng phương pháp thủ công thì sẽ không thể thực hiện được các dịch vụ đó.

    Điều chỉnh giá viện phí không để ảnh hưởng đến đối tượng chính sách

    Từ thực tế trên, Bộ Y tế xác định, điều chỉnh giá viện phí cho phù hợp với thực tế hiện nay nhưng phải đảm bảo về cơ bản không làm ảnh hưởng nhiều đến khoảng 53 triệu người hiện nay đã có thẻ BHYT (khoảng 62% dân số, dự kiến năm 2010 khoảng 55 triệu người, hơn 63% dân số sẽ tham gia BHYT), gồm người làm công ăn lương, các đối tượng hưu trí, chính sách xã hội, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi do chi phí KCB của đối tượng này về cơ bản đã được BHYT chi trả, kể cả một số dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn. Bên cạnh đó, theo lộ trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, từ 1/7/2009 nhà nước hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo, từ 1/1/2010 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30%-50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, từ 1/1/2012 sẽ hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng BHYT đối với người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp... để đạt mục tiêu phấn đấu BHYT toàn dân vào năm 2014.

     Khám nội soi mũi, xoang, họng, thanh quản tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị.

    Đối với các đối tượng có thu nhập từ mức trung bình khá trở lên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả viện phí. Vì vậy Bộ Y tế nhấn mạnh cần phải tăng cường vận động, tuyên truyền để các đối tượng này tham gia BHYT tự nguyện, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự đóng góp cho quỹ hỗ trợ KCB của các địa phương, yêu cầu các bệnh viện trích một phần nguồn thu để lập quỹ hỗ trợ KCB hỗ trợ cho một số trường hợp khó khăn đột xuất.

    Mặt khác, so với khung giá ban hành kèm theo Thông tư 14, khung giá dự kiến điều chỉnh không phải tất cả các dịch vụ đều tăng. Chỉ khoảng 350 dịch vụ trong tổng số khoảng 3.000 dịch vụ hiện các bệnh viện đang thực hiện (chiếm 12%).

    Liên quan đến mức thu viện phí, ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế cho biết: Không phải thông tư ban hành là giá viện phí đã thu ngay theo mức tăng tối đa mà đây chỉ là khung giá, có tối đa, tối thiểu; tùy theo tình hình kinh tế xã hội ở các địa phương, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định mức thu của các bệnh viện thuộc địa phương trong phạm vi khung giá, như vậy nhiều bệnh viện sẽ chỉ được thu ở mức trung bình của khung giá.

    Cũng có ý kiến băn khoăn là việc điều chỉnh giá viện phí có tăng chất lượng dịch vụ y tế. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi khi điều chỉnh, giá viện phí tăng thì chất lượng cũng sẽ nâng lên. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một cách khách quan là chất lượng dịch vụ y tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, nhà cửa, buồng bệnh, các trang thiết bị y tế phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị; kinh phí để bảo đảm các khoản chi để thực hiện các dịch vụ y tế; tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của cán bộ y tế và sự hợp tác của bệnh nhân và người nhà. Thực tế chứng minh cho thấy, trong thời gian qua, chất lượng khám chữa bệnh của hệ thống y tế đã nâng lên rất nhiều, nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật khó như ghép gan, ghép tạng... đã được thực hiện tại Việt Nam với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

    Với mong muốn giảm bớt sự bao cấp tràn lan trong KCB vì nếu tiếp tục thu theo giá thấp như hiện nay thì sẽ có tình trạng bao cấp ngược, nhà nước tiếp tục phải bao cấp cho cả người có khả năng chi trả toàn bộ chi phí, trong khi hầu hết các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, cận nghèo đã và đang được nhà nước bảo đảm thông qua chính sách BHYT, do vậy, cùng với việc điều chỉnh giá viện phí của một số loại dịch vụ, các bệnh viện sẽ có thêm một phần kinh phí để bảo đảm tốt hơn các hoạt động nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ y tế.

               TS-CT

     


    Quảng cáo 336x280