ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đông y trị viêm đại tràng mạn tính

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trong Đông y, viêm đại tràng mạn tính (VĐTMT) thuộc phạm vi các chứng bệnh như phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong, tang độc... Với những kinh nghiệm được tích lũy từ hàng ngàn năm, y học cổ truyền có rất nhiều thế mạnh trong công cuộc phòng chống căn bệnh này.

     

    Cây lựu

    Theo cổ nhân, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh VĐTMT, trong đó có 4 nhân tố chính:

    Ngoại tà lục dâm (mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể), chủ yếu là phong, nhiệt, thử và thấp, trong đó thấp là thường gặp nhất.

    Ẩm thực bất điều, nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, lạm dụng những đồ ăn bổ béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu...

    Thất tình nội thương (yếu tố tinh thần), trong đó đặc biệt là trạng thái lo lắng buồn phiền (ưu tư) hoặc cáu giận (khủng nộ) kéo dài.

    Tỳ vị tố hư, nghĩa là thể chất vốn dĩ suy nhược hoặc bị bệnh tật lâu ngày.

    Các nhân tố trên đây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị và đại tràng khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn, từ đó mà phát sinh các chứng trạng của VĐTMT như đau bụng (phúc thống), tiêu chảy (tiết tả) hoặc đi kiết (kiết lỵ), đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, nôn, buồn nôn...

    Để trị liệu VĐTMT, nguyên tắc chung của Đông y là phải bảo đảm tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp như tiến hành các kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh để nâng cao chính khí (sức đề kháng), bảo đảm giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái... Đương nhiên, vấn đề dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng và thường được tiến hành theo hai hướng: biện chứng thi trị và biện bệnh thi trị.

    Bệnh chứng thi trị, hay còn gọi là biện chứng luận trị, là phương thức trị liệu dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Ví như, với thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt táo thấp, thường chọn dùng bài thuốc Thược dược thang mà gia giảm; với thể can tỳ bất hòa thì phải ức can phù tỳ, trọng dụng bài thuốc Thống tả yếu phương; với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ ích vị, phân thanh giáng trọc, thường dùng bài thuốc Sâm linh bạch truật tán để gia giảm; với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả, trọng dụng bài thuốc Phụ tử lý trung thang phối hợp với bài Tứ thần hoàn; với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí hoạt huyết, kiện tỳ ích khí, thường dùng bài thuốc Cách hạ trục ứ thang để gia giảm; với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt hóa thấp, chọn dùng bài thuốc Trú xa hoàn...

    Biện bệnh thi trị là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh. Với VĐTMT, nguyên tắc trị liệu cơ bản là bổ tỳ ích tràng, thanh nhiệt hóa thấp, hoạt huyết hóa ứ. Thuốc dùng theo biện bệnh thi trị có thể là các phương thuốc dân gian (thường dùng cho thể bệnh nhẹ), các bài thuốc tự chế (tân phương nghiệm phương) hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo đơn cổ phương hay tân phương. Có thể dẫn chứng một số ví dụ điển hình như sau:

    Phương thuốc dân gian:

     Sa nhân.

    1. Ô mai 25g sắc uống hoặc sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 10g với nước cơm hoặc rượu vàng.

    2. Vỏ cây lựu (thạch lựu bì) 15g, trần bì 15g, gừng khô 6g, sắc uống.

    3. Rễ và vỏ củ riềng 50g, gừng khô 6g, sắc uống.

    4. Mã dâu linh tươi 30-60g, tỏi giã nát 10-15g, sắc uống, đồng thời mỗi ngày uống 5g tỏi tươi.

    5. Trần bì 15g, lá sen khô 10g, sa nhân 2g, hãm uống mỗi ngày 2 thang...

    Tân phương:

    1. Kiện tỳ ôn thận thang: đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, hoàng kỳ, phụ tử chế, bào khương, ngô thù du, hoài sơn, thăng ma, nhục đậu khấu, ý dĩ, bổ cốt chi, địa du thán, sắc uống.

    2. Tràng dương ninh thang: bổ cốt chi, ngô thù du, bạch thược, bạch truật, phụ tử chế, hoài sơn, hoàng liên, đại hoàng, mộc hương, hoàng kỳ, đương quy, sắc uống.

    3. Kiện tỳ ích khí thang: đẳng sâm, bạch linh, hoàng kỳ, đương quy, ô mai thán, nhi trà, huyền hồ, mộc hương, bạch thược, cam thảo, sắc uống.

    4. Dụ dương thang: đại hoàng, phụ tử, hoàng kỳ, ngũ bội tử, xích thạch chi..., sắc thụt đại tràng.

    5. Quán tràng thang: bạch cập, hòe hoa, tông lư thán, hoàng cầm, hoàng bá, sắc thụt đại tràng...

    Đông dược thành phẩm: Là các loại thuốc thành phẩm được sản xuất theo cổ phương hay tân phương dưới các dạng như hoàn mềm, hoàn cứng, trà tan, viên nang, cốm thuốc... Ví dụ như: việt cúc hoàn, sâm linh bạch truật tán, tiêu dao tán, tứ thần hoàn, hương sa lục quân hoàn, quy tỳ hoàn, phụ tử lý trung hoàn, hương liên hoàn, bổ trung ích khí hoàn... (theo cổ phương); bổ tỳ ích tràng hoàn, nhân sâm kiện tỳ hoàn, tỳ thận song bổ hoàn, kết tràng viêm hoàn, tràng vị thích, cốc sâm tràng an, cốm bổ tỳ, đại tràng hoàn P/H... (theo tân phương).

    ThS. Hoàng Khánh Toàn

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đông y trị viêm đại tràng mạn tính

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Trong Đông y, viêm đại tràng mạn tính (VĐTMT) thuộc phạm vi các chứng bệnh như phúc thống, tiết tả, lỵ tật, tràng phong, tang độc... Với những kinh nghiệm được tích lũy từ hàng ngàn năm, y học cổ truyền có rất nhiều thế mạnh trong công cuộc phòng chống căn bệnh này.

     

    Cây lựu

    Theo cổ nhân, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh VĐTMT, trong đó có 4 nhân tố chính:

    Ngoại tà lục dâm (mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể), chủ yếu là phong, nhiệt, thử và thấp, trong đó thấp là thường gặp nhất.

    Ẩm thực bất điều, nghĩa là ăn uống không điều độ, kém vệ sinh, lạm dụng những đồ ăn bổ béo khó tiêu hoặc sống lạnh, uống quá nhiều rượu...

    Thất tình nội thương (yếu tố tinh thần), trong đó đặc biệt là trạng thái lo lắng buồn phiền (ưu tư) hoặc cáu giận (khủng nộ) kéo dài.

    Tỳ vị tố hư, nghĩa là thể chất vốn dĩ suy nhược hoặc bị bệnh tật lâu ngày.

    Các nhân tố trên đây trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị và đại tràng khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng và bài tiết các chất cặn bã bị rối loạn, từ đó mà phát sinh các chứng trạng của VĐTMT như đau bụng (phúc thống), tiêu chảy (tiết tả) hoặc đi kiết (kiết lỵ), đầy bụng, chậm tiêu, chán ăn, nôn, buồn nôn...

    Để trị liệu VĐTMT, nguyên tắc chung của Đông y là phải bảo đảm tính toàn diện, nghĩa là ngoài việc dùng thuốc phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp như tiến hành các kỹ thuật không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh để nâng cao chính khí (sức đề kháng), bảo đảm giấc ngủ và tạo lập đời sống tinh thần thoải mái... Đương nhiên, vấn đề dùng thuốc vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng và thường được tiến hành theo hai hướng: biện chứng thi trị và biện bệnh thi trị.

    Bệnh chứng thi trị, hay còn gọi là biện chứng luận trị, là phương thức trị liệu dựa trên cơ sở chứng trạng và thể bệnh cụ thể mà tiến hành lựa chọn các vị thuốc và bài thuốc cho phù hợp. Ví như, với thể thấp nhiệt uẩn kết thì phải thanh nhiệt táo thấp, thường chọn dùng bài thuốc Thược dược thang mà gia giảm; với thể can tỳ bất hòa thì phải ức can phù tỳ, trọng dụng bài thuốc Thống tả yếu phương; với thể tỳ vị hư nhược thì phải kiện tỳ ích vị, phân thanh giáng trọc, thường dùng bài thuốc Sâm linh bạch truật tán để gia giảm; với thể tỳ thận dương hư thì phải ôn bổ tỳ thận, cố sáp chỉ tả, trọng dụng bài thuốc Phụ tử lý trung thang phối hợp với bài Tứ thần hoàn; với thể khí trệ huyết ứ thì phải hành khí hoạt huyết, kiện tỳ ích khí, thường dùng bài thuốc Cách hạ trục ứ thang để gia giảm; với thể âm huyết khuy hư thì phải tư âm dưỡng huyết, thanh nhiệt hóa thấp, chọn dùng bài thuốc Trú xa hoàn...

    Biện bệnh thi trị là phương thức dựa trên cơ chế bệnh sinh chủ yếu của bệnh mà xây dựng một phác đồ điều trị chung cho nhiều thể bệnh. Với VĐTMT, nguyên tắc trị liệu cơ bản là bổ tỳ ích tràng, thanh nhiệt hóa thấp, hoạt huyết hóa ứ. Thuốc dùng theo biện bệnh thi trị có thể là các phương thuốc dân gian (thường dùng cho thể bệnh nhẹ), các bài thuốc tự chế (tân phương nghiệm phương) hoặc các đông dược thành phẩm sản xuất theo đơn cổ phương hay tân phương. Có thể dẫn chứng một số ví dụ điển hình như sau:

    Phương thuốc dân gian:

     Sa nhân.

    1. Ô mai 25g sắc uống hoặc sao đen, tán bột, mỗi ngày uống 10g với nước cơm hoặc rượu vàng.

    2. Vỏ cây lựu (thạch lựu bì) 15g, trần bì 15g, gừng khô 6g, sắc uống.

    3. Rễ và vỏ củ riềng 50g, gừng khô 6g, sắc uống.

    4. Mã dâu linh tươi 30-60g, tỏi giã nát 10-15g, sắc uống, đồng thời mỗi ngày uống 5g tỏi tươi.

    5. Trần bì 15g, lá sen khô 10g, sa nhân 2g, hãm uống mỗi ngày 2 thang...

    Tân phương:

    1. Kiện tỳ ôn thận thang: đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, hoàng kỳ, phụ tử chế, bào khương, ngô thù du, hoài sơn, thăng ma, nhục đậu khấu, ý dĩ, bổ cốt chi, địa du thán, sắc uống.

    2. Tràng dương ninh thang: bổ cốt chi, ngô thù du, bạch thược, bạch truật, phụ tử chế, hoài sơn, hoàng liên, đại hoàng, mộc hương, hoàng kỳ, đương quy, sắc uống.

    3. Kiện tỳ ích khí thang: đẳng sâm, bạch linh, hoàng kỳ, đương quy, ô mai thán, nhi trà, huyền hồ, mộc hương, bạch thược, cam thảo, sắc uống.

    4. Dụ dương thang: đại hoàng, phụ tử, hoàng kỳ, ngũ bội tử, xích thạch chi..., sắc thụt đại tràng.

    5. Quán tràng thang: bạch cập, hòe hoa, tông lư thán, hoàng cầm, hoàng bá, sắc thụt đại tràng...

    Đông dược thành phẩm: Là các loại thuốc thành phẩm được sản xuất theo cổ phương hay tân phương dưới các dạng như hoàn mềm, hoàn cứng, trà tan, viên nang, cốm thuốc... Ví dụ như: việt cúc hoàn, sâm linh bạch truật tán, tiêu dao tán, tứ thần hoàn, hương sa lục quân hoàn, quy tỳ hoàn, phụ tử lý trung hoàn, hương liên hoàn, bổ trung ích khí hoàn... (theo cổ phương); bổ tỳ ích tràng hoàn, nhân sâm kiện tỳ hoàn, tỳ thận song bổ hoàn, kết tràng viêm hoàn, tràng vị thích, cốc sâm tràng an, cốm bổ tỳ, đại tràng hoàn P/H... (theo tân phương).

    ThS. Hoàng Khánh Toàn

     


    Quảng cáo 336x280