ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đậu ván trắng mát, bổ và giải độc

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Nhân dân trồng đậu ván trắng xen với ngô để khi ngô được thu hoạch thì thân cây ngô lúc này là giá để cho đậu ván trắng leo.

     Đậu ván trắng.

    Đó là một nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa.

    Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của đậu ván trắng là hạt, thu hái vào tháng 8-10, lúc trời khô ráo ở quả chín già, vỏ ngoài có màu vàng, đem về, bóc vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Hạt tốt phải to, mẩy, hình trứng tròn, màu trắng nhạt hoặc vàng ngà, nhẵn hơi bóng, có khi có chấm đen, ở mép hạt có u lồi màu trắng; chất cứng chắc; không dùng hạt màu tía (đậu ván tía). Khi dùng, để uống hoặc sao qua, sao vàng.

    Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hạt đậu ván trắng, tên thuốc là bạch biển đậu hay bạch đậu, có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc, trừ thấp.

    Thuốc mát

    Hạt đậu ván trắng 20g, sao; lá hương nhu 16g; vỏ thân cây hậu phác 12g; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Chữa cảm sốt, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy.

    Hạt đậu ván trắng, vỏ quả dưa hấu, thân rễ cây trúc diệp sâm, lá sen, lượng mỗi thứ 12g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang. Chữa cơ thể nóng hầm hập, nhức đầu, khô cổ, bứt rứt, khó ngủ.

    Thuốc bổ (đặc biệt tốt cho trẻ em)

    Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, hoài sơn, hạt sen, đảng sâm, mỗi 100g; nhục đậu khấu, mạch nha, mỗi vị 30g; sa nhân, trần bì, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán rây thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành dạng cốm hoặc viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10g. Chữa cam tích trẻ em, gầy còm, xanh xao, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu chảy thất thường.

    Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, gạo nếp, mỗi vị 100g; dầu gấc 10ml; sirô vừa đủ. Ba loại hạt sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, rồi nhào với dầu gấc và sirô để thành một khối bột dẻo, không dính tay. Đem cán mỏng, cắt thành từng bánh, sấy khô. Ngày dùng 25-50g chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn.

    Thuốc bổ dưỡng trẻ em, có thể thay cho viên đa sinh tố (poly vitamin).

    Hạt đậu ván trắng (sao), sơn tra, mạch nha, thần khúc, đương quy, phục linh, mỗi vị 45g; hoài sơn (sao) 60g; bạch truật (sao), trần bì, sử quân tử, mỗi vị 20g; hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5g. Thuốc kiện tỳ, tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu (Phì nhi hoàn).

    Ngoài ra, hạt đậu ván trắng còn được chế biến thành bột bổ dinh dưỡng dùng cho trẻ rất tốt.

    Thuốc giải độc

    Trong trường hợp bị ngộ độc, để sơ cứu kịp thời, có thể giã nát 20g hạt đậu ván trắng để sống, thêm nước, gạn uống.

    Đậu ván trắng (lá hoặc hạt) phối hợp với lá khế, lá lốt, lượng mỗi thứ 30-50g, để tươi, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước uống, chữa say nấm độc.

    Hạt đậu ván trắng, hà thủ ô đỏ, quế chi, bối mẫu, mỗi vị 10g; bán hạ, bạch chỉ, mỗi vị 6g; hùng hoàng, xuyên sơn giáp, ngũ linh chi, mỗi vị 5g. Tất cả giã nhỏ, ngâm với nửa lít cồn 90o và một lít nước cất. Khi dùng, uống 5-10ml trong một ngày. “Rượu hội”, thuốc chữa rắn cắn cổ điển.

    Ngoài những tác dụng trên, hạt đậu ván trắng 12g, phối hợp với rau má 100g; sa nhân, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g; gừng 2g; sắc uống còn chữa đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện ít. Hoặc hạt đậu ván trắng 8g sao vàng, vỏ cây vối 8g, hạt mạch nha 6g, nấu với nước, uống hằng ngày thay nước chè để phòng chứng tiêu chảy ở trẻ em.

    Lá đậu ván trắng và lá hương nhu phơi khô, lượng bằng nhau khoảng 8-10g, nấu nước uống để chữa cảm nắng, mệt nhọc, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng nóng. Lá đậu ván trắng để tươi 50g, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước, trộn với mật vịt trắng 1 cái, cho uống làm 2 lần trong ngày, chữa trẻ em sốt cao, co giật.

    DS. Hữu Bảo

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đậu ván trắng mát, bổ và giải độc

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở nước ta từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Nhân dân trồng đậu ván trắng xen với ngô để khi ngô được thu hoạch thì thân cây ngô lúc này là giá để cho đậu ván trắng leo.

     Đậu ván trắng.

    Đó là một nguồn nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt đậu ván trắng chứa 22,7% protid trong đó có các acid amin như arginin, lysin, tryptophan, tyrosin; 57% tinh bột; 1,8% chất béo; các vitamin A, B1, B2, C; đường, các men tiêu hóa.

    Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu của đậu ván trắng là hạt, thu hái vào tháng 8-10, lúc trời khô ráo ở quả chín già, vỏ ngoài có màu vàng, đem về, bóc vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô. Hạt tốt phải to, mẩy, hình trứng tròn, màu trắng nhạt hoặc vàng ngà, nhẵn hơi bóng, có khi có chấm đen, ở mép hạt có u lồi màu trắng; chất cứng chắc; không dùng hạt màu tía (đậu ván tía). Khi dùng, để uống hoặc sao qua, sao vàng.

    Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, hạt đậu ván trắng, tên thuốc là bạch biển đậu hay bạch đậu, có vị ngọt, hơi tanh, mùi thơm dịu (khi sao), tính hơi ôn, có tác dụng mát, thanh nhiệt, bổ dưỡng, giải độc, trừ thấp.

    Thuốc mát

    Hạt đậu ván trắng 20g, sao; lá hương nhu 16g; vỏ thân cây hậu phác 12g; sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Chữa cảm sốt, nôn mửa, đầy bụng, tiêu chảy.

    Hạt đậu ván trắng, vỏ quả dưa hấu, thân rễ cây trúc diệp sâm, lá sen, lượng mỗi thứ 12g, cắt nhỏ, phơi khô, sắc uống ngày một thang. Chữa cơ thể nóng hầm hập, nhức đầu, khô cổ, bứt rứt, khó ngủ.

    Thuốc bổ (đặc biệt tốt cho trẻ em)

    Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, hoài sơn, hạt sen, đảng sâm, mỗi 100g; nhục đậu khấu, mạch nha, mỗi vị 30g; sa nhân, trần bì, mỗi vị 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán rây thành bột mịn, trộn với mật ong làm thành dạng cốm hoặc viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10g. Chữa cam tích trẻ em, gầy còm, xanh xao, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, tiêu chảy thất thường.

    Hạt đậu ván trắng, ý dĩ, gạo nếp, mỗi vị 100g; dầu gấc 10ml; sirô vừa đủ. Ba loại hạt sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn, rồi nhào với dầu gấc và sirô để thành một khối bột dẻo, không dính tay. Đem cán mỏng, cắt thành từng bánh, sấy khô. Ngày dùng 25-50g chia làm 3 lần, uống trước bữa ăn.

    Thuốc bổ dưỡng trẻ em, có thể thay cho viên đa sinh tố (poly vitamin).

    Hạt đậu ván trắng (sao), sơn tra, mạch nha, thần khúc, đương quy, phục linh, mỗi vị 45g; hoài sơn (sao) 60g; bạch truật (sao), trần bì, sử quân tử, mỗi vị 20g; hoàng liên, cam thảo, mỗi vị 10g. Tất cả phơi khô, tán bột, rây mịn, trộn với mật làm viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 3-5g. Thuốc kiện tỳ, tiêu thực, dùng cho trẻ em gầy yếu (Phì nhi hoàn).

    Ngoài ra, hạt đậu ván trắng còn được chế biến thành bột bổ dinh dưỡng dùng cho trẻ rất tốt.

    Thuốc giải độc

    Trong trường hợp bị ngộ độc, để sơ cứu kịp thời, có thể giã nát 20g hạt đậu ván trắng để sống, thêm nước, gạn uống.

    Đậu ván trắng (lá hoặc hạt) phối hợp với lá khế, lá lốt, lượng mỗi thứ 30-50g, để tươi, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước uống, chữa say nấm độc.

    Hạt đậu ván trắng, hà thủ ô đỏ, quế chi, bối mẫu, mỗi vị 10g; bán hạ, bạch chỉ, mỗi vị 6g; hùng hoàng, xuyên sơn giáp, ngũ linh chi, mỗi vị 5g. Tất cả giã nhỏ, ngâm với nửa lít cồn 90o và một lít nước cất. Khi dùng, uống 5-10ml trong một ngày. “Rượu hội”, thuốc chữa rắn cắn cổ điển.

    Ngoài những tác dụng trên, hạt đậu ván trắng 12g, phối hợp với rau má 100g; sa nhân, hoắc hương, hương phụ, hạt mã đề, mỗi vị 8g; gừng 2g; sắc uống còn chữa đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện ít. Hoặc hạt đậu ván trắng 8g sao vàng, vỏ cây vối 8g, hạt mạch nha 6g, nấu với nước, uống hằng ngày thay nước chè để phòng chứng tiêu chảy ở trẻ em.

    Lá đậu ván trắng và lá hương nhu phơi khô, lượng bằng nhau khoảng 8-10g, nấu nước uống để chữa cảm nắng, mệt nhọc, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng nóng. Lá đậu ván trắng để tươi 50g, rửa sạch, vò nát, vắt lấy nước, trộn với mật vịt trắng 1 cái, cho uống làm 2 lần trong ngày, chữa trẻ em sốt cao, co giật.

    DS. Hữu Bảo

     


    Quảng cáo 336x280