ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đậu chẩn nhập nhãn

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Đậu chẩn nhập nhãn hiện tượng bị bệnh lờn sởi sau đó ở mắt có biến chứng tụ máu, đông y gọi đậu chẩn nhập nhãn. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể biểu hiện ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh do nhiều nguyên nhân như thai độc, tạng nhiệt độc, hoặc nội tạng hư nhiệt, khi gặp các tác nhân gây bệnh đậu chẩn sẽ phát bệnh trong cơ thể và nhãn trung.

    Nguyên nhân thường gặp như khi mang thai người mẹ ăn các thức ăn nóng, độc tà không thải trừ được mà lưu lại ở thai nhi, khi thai nhi mọc đậu chẩn nhân lúc ngũ tạng đều nhiệt hoặc can tạng nhiệt nặng mà gây ra.

    Hoặc sau khi lên đầu, sởi nội tạng sẵn có hư nhiệt mà độc tà thượng công lên mắt mà gây ra. Sau đây là một số bài thuốc điều trị tùy theo thể bệnh:

    Đậu chẩn nhập nhãn mục

    - Triệu chứng

    Bệnh nhân ho, sốt, chảy nước mắt nước mũi, trên da mọc các nốt đậu  hoặc sởi; mức độ nhiều ít tùy thuộc từng cơ thể nhưng thường thưa thớt, rải rác khắp thân mình, mắt đỏ chảy nhiều nước mắt, trong mắt mọc các nốt chẩn hoặc các nốt đỏ như cục máu, người mệt mỏi, háo khát, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

    - Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, thấu chẩn.

     Bài thuốc: “Lương can tán”: Cam thảo 12g, thảo quyết minh 16g, cốc tinh thảo 16g, xích thược dược 16g, thiên hoa phấn 24g, lục đậu bì 24g.

    Cách dùng: Các vị sao giòn tán mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 12-20g, với nước và 1 thìa mật.

    - Châm cứu:

    Châm tả: Hợp cốc, thái dương, phong trì, thái xung, tình minh.

    Châm bổ các huyệt: Thận du, can du, tam âm giao, thái khê, huyết hải.

    Đậu chẩn thương nhãn trung

    - Triệu chứng: Bệnh nhân sau khi mọc đậu hoặc sởi; đậu hoặc sởi đang bay hoặc đã bay, trong mắt tự nhiên xuất hiện một nốt đỏ tươi dần dần thành cục, đỏ như miếng tiết, chảy nhiều nước mắt, mắt đau, cộm không muốn mở mắt, người mệt mỏi, thân mình nóng, háo khát, tiểu tiện, vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

    - Phương pháp điều trị: Lương huyết, hòa giải, thấu chẩn.

    - Bài thuốc “Thông thần tán”: Bạch cúc hoa 16g, mật mông hoa 16g, thạch quyết minh 16g, cam thảo 16g, cao bản 16g, lục đậu bì 16g, cốc tinh thảo 16g, hoàng cầm    16g, thiền thoái 16g, mộc tặc 16g.

    Cách dùng: Thiền thoái bỏ đầu, chân tửu tấy; Tất cả các vị sao giòn tán mịn tinh. Ngày uống 3 lần sau ăn cơm, mỗi lần từ 12 - 20g với nước chín.

    - Châm cứu:

    Châm tả: Khúc trì, thái dương, phong trì, toản trúc.

    Châm bổ các huyệt: Can du, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, nội quan.

    Chú ý: Tránh gió, lạnh, không tắm nước lạnh; vệ sinh thân thể sạch sẽ; bảo vệ mắt; ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nấu nhừ dễ tiêu; không ăn các chất cay nóng.       

     

    Vị trí huyệt:

    Nội quan: Nằm trên cẳng tay trong, cách điểm giữa nếp nhăn cổ tay trong phía dưới lòng bàn tay 2 thốn.

    Hợp cốc: Nằm giữa kẽ ngón cái và ngón trỏ phía mu bàn tay, sát xương ngón trỏ trên mu bàn tay.

    Thận du: 2 huyệt đối xứng ngang qua và cách điểm dưới da gai đốt sống eo lưng thứ 2 là 1,5 thốn.

    Can du: 2 huyệt đối xứng ngang qua và cách điểm dưới da gai đốt sống ngực thứ 9 là 1,5 thốn.

    Tam âm giao: Mắt cá trong lên thẳng 3 tấc, chỗ bờ sau xương chày.

    Túc tam lý: Xương bánh chè ngoài xuống 3 tấc chỗ dưới khớp đốt xương ống chân và đầu gối.

    Huyết hải: Ở bờ bên trong xương bánh chè lên 2 tấc

    Thái khê: Chỗ giữa xương mắt cá chân trong với gót chân

    Thái xung: Trong kẽ ngón chân 1 và 2.

    Khúc trì: Khúc khuỷu, chỗ đầu vân ngang ngoài khuỷu tay (hoặc có khuỷu tay vuông góc, đầu nếp gấp khuỷu tới mỏm cao lồi cầu ngoài chia đôi là huyệt).

    Toản trúc: Trên góc khóe mắt trong 0,1 tấc.

    Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi mắt với khóe mắt ngoài

    Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.

      

    BS.  Trần Văn Bản

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Đậu chẩn nhập nhãn

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Đậu chẩn nhập nhãn hiện tượng bị bệnh lờn sởi sau đó ở mắt có biến chứng tụ máu, đông y gọi đậu chẩn nhập nhãn. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ em, bệnh có thể biểu hiện ở một hoặc cả hai mắt. Bệnh do nhiều nguyên nhân như thai độc, tạng nhiệt độc, hoặc nội tạng hư nhiệt, khi gặp các tác nhân gây bệnh đậu chẩn sẽ phát bệnh trong cơ thể và nhãn trung.

    Nguyên nhân thường gặp như khi mang thai người mẹ ăn các thức ăn nóng, độc tà không thải trừ được mà lưu lại ở thai nhi, khi thai nhi mọc đậu chẩn nhân lúc ngũ tạng đều nhiệt hoặc can tạng nhiệt nặng mà gây ra.

    Hoặc sau khi lên đầu, sởi nội tạng sẵn có hư nhiệt mà độc tà thượng công lên mắt mà gây ra. Sau đây là một số bài thuốc điều trị tùy theo thể bệnh:

    Đậu chẩn nhập nhãn mục

    - Triệu chứng

    Bệnh nhân ho, sốt, chảy nước mắt nước mũi, trên da mọc các nốt đậu  hoặc sởi; mức độ nhiều ít tùy thuộc từng cơ thể nhưng thường thưa thớt, rải rác khắp thân mình, mắt đỏ chảy nhiều nước mắt, trong mắt mọc các nốt chẩn hoặc các nốt đỏ như cục máu, người mệt mỏi, háo khát, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

    - Phương pháp điều trị: Thanh nhiệt giải độc, thấu chẩn.

     Bài thuốc: “Lương can tán”: Cam thảo 12g, thảo quyết minh 16g, cốc tinh thảo 16g, xích thược dược 16g, thiên hoa phấn 24g, lục đậu bì 24g.

    Cách dùng: Các vị sao giòn tán mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 12-20g, với nước và 1 thìa mật.

    - Châm cứu:

    Châm tả: Hợp cốc, thái dương, phong trì, thái xung, tình minh.

    Châm bổ các huyệt: Thận du, can du, tam âm giao, thái khê, huyết hải.

    Đậu chẩn thương nhãn trung

    - Triệu chứng: Bệnh nhân sau khi mọc đậu hoặc sởi; đậu hoặc sởi đang bay hoặc đã bay, trong mắt tự nhiên xuất hiện một nốt đỏ tươi dần dần thành cục, đỏ như miếng tiết, chảy nhiều nước mắt, mắt đau, cộm không muốn mở mắt, người mệt mỏi, thân mình nóng, háo khát, tiểu tiện, vàng sẻn, đại tiện táo, mạch tế sác.

    - Phương pháp điều trị: Lương huyết, hòa giải, thấu chẩn.

    - Bài thuốc “Thông thần tán”: Bạch cúc hoa 16g, mật mông hoa 16g, thạch quyết minh 16g, cam thảo 16g, cao bản 16g, lục đậu bì 16g, cốc tinh thảo 16g, hoàng cầm    16g, thiền thoái 16g, mộc tặc 16g.

    Cách dùng: Thiền thoái bỏ đầu, chân tửu tấy; Tất cả các vị sao giòn tán mịn tinh. Ngày uống 3 lần sau ăn cơm, mỗi lần từ 12 - 20g với nước chín.

    - Châm cứu:

    Châm tả: Khúc trì, thái dương, phong trì, toản trúc.

    Châm bổ các huyệt: Can du, túc tam lý, tam âm giao, thái khê, nội quan.

    Chú ý: Tránh gió, lạnh, không tắm nước lạnh; vệ sinh thân thể sạch sẽ; bảo vệ mắt; ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nấu nhừ dễ tiêu; không ăn các chất cay nóng.       

     

    Vị trí huyệt:

    Nội quan: Nằm trên cẳng tay trong, cách điểm giữa nếp nhăn cổ tay trong phía dưới lòng bàn tay 2 thốn.

    Hợp cốc: Nằm giữa kẽ ngón cái và ngón trỏ phía mu bàn tay, sát xương ngón trỏ trên mu bàn tay.

    Thận du: 2 huyệt đối xứng ngang qua và cách điểm dưới da gai đốt sống eo lưng thứ 2 là 1,5 thốn.

    Can du: 2 huyệt đối xứng ngang qua và cách điểm dưới da gai đốt sống ngực thứ 9 là 1,5 thốn.

    Tam âm giao: Mắt cá trong lên thẳng 3 tấc, chỗ bờ sau xương chày.

    Túc tam lý: Xương bánh chè ngoài xuống 3 tấc chỗ dưới khớp đốt xương ống chân và đầu gối.

    Huyết hải: Ở bờ bên trong xương bánh chè lên 2 tấc

    Thái khê: Chỗ giữa xương mắt cá chân trong với gót chân

    Thái xung: Trong kẽ ngón chân 1 và 2.

    Khúc trì: Khúc khuỷu, chỗ đầu vân ngang ngoài khuỷu tay (hoặc có khuỷu tay vuông góc, đầu nếp gấp khuỷu tới mỏm cao lồi cầu ngoài chia đôi là huyệt).

    Toản trúc: Trên góc khóe mắt trong 0,1 tấc.

    Thái dương: Chỗ lõm giao điểm của đuôi mắt với khóe mắt ngoài

    Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.

      

    BS.  Trần Văn Bản

     


    Quảng cáo 336x280