ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Công dụng và cách dùng Cây Hà Thủ Ô Trắng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận. Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Quả Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Quả Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Non (Streptocaulon Juventas)

    Cây Hà Thủ Ô Non (Streptocaulon Juventas)

    Thông tin mới nhất về Cây Hà Thủ Ô Trắng (Streptocaulon Juventas)

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Xem ngay>> Bài thuốc đông y phòng ngừa và điều trị tóc bạc sớm

    Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

    Tham khảo thêm

    Dùng hà thủ ô không đúng cách

    * Tôi thường sử dụng hà thủ ô phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay cho nước trà, như vậy thì có tác dụng tốt hay xấu, xin nhà chuyên môn cho tôi biết, cám ơn nhiều!

    - Trả lời:

    Theo như ông hỏi, có thể ông đã dùng hà thủ ô trắng, là loại có mọc nhiều ở trong nước (ở các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ). Còn loại hà thủ ô có nhiều trên thị trường là hà thủ ô đỏ, trong nước cũng có nhưng ít (thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang...). Cả hai loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng đều thuộc họ dây leo, và bộ phận thường được dùng để chữa bệnh là phần củ.

    Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị chát, ngọt, đắng (loại trắng thường đắng khó uống), có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, bổ can thận, cảm sốt, khí hư bạch đới... Có truyền thuyết cho rằng, hà thủ ô chữa trị tóc bạc sớm, giúp đen tóc, đen râu, nhưng phải dùng trong thời gian dài (từ 1 năm trở lên).

    Trở lại câu hỏi của ông, cần lưu ý rằng, nếu dùng hà thủ ô không đúng cách, chưa qua sao chế, mà để vậy đem phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay trà như ông nói, thì không có lợi. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu. Thường người ta sao chế hà thủ ô rồi mới dùng. Ông có thể dùng theo cách này: dùng 1 kg củ hà thủ ô trắng, cạo sạch vỏ, đập nát, bỏ tim, rồi ngâm với nước vo gạo để trong một đêm, sau đó cho cùng 1 kg đậu đen vào nồi, cho nước ngập đầy, nấu sôi trong 4 giờ, sau đó để cạn tự do, rồi lấy hà thủ ô đem phơi khô, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 50 gr đem nấu nước uống. Ngoài ra, còn nhiều cách khác trong việc sử dụng hà thủ ô.

    Thân chào!

    Lương y Nguyễn Công Đức
    (Đại học Y Dược, TP.HCM)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Công dụng và cách dùng Cây Hà Thủ Ô Trắng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận. Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Quả Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Quả Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Non (Streptocaulon Juventas)

    Cây Hà Thủ Ô Non (Streptocaulon Juventas)

    Thông tin mới nhất về Cây Hà Thủ Ô Trắng (Streptocaulon Juventas)

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Cây Hà Thủ Ô Trắng - Streptocaulon Juventas

    Xem ngay>> Bài thuốc đông y phòng ngừa và điều trị tóc bạc sớm

    Nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam

    Tham khảo thêm

    Dùng hà thủ ô không đúng cách

    * Tôi thường sử dụng hà thủ ô phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay cho nước trà, như vậy thì có tác dụng tốt hay xấu, xin nhà chuyên môn cho tôi biết, cám ơn nhiều!

    - Trả lời:

    Theo như ông hỏi, có thể ông đã dùng hà thủ ô trắng, là loại có mọc nhiều ở trong nước (ở các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam Bộ). Còn loại hà thủ ô có nhiều trên thị trường là hà thủ ô đỏ, trong nước cũng có nhưng ít (thường mọc ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang...). Cả hai loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng đều thuộc họ dây leo, và bộ phận thường được dùng để chữa bệnh là phần củ.

    Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị chát, ngọt, đắng (loại trắng thường đắng khó uống), có công dụng chữa đau lưng, nhức mỏi, bổ can thận, cảm sốt, khí hư bạch đới... Có truyền thuyết cho rằng, hà thủ ô chữa trị tóc bạc sớm, giúp đen tóc, đen râu, nhưng phải dùng trong thời gian dài (từ 1 năm trở lên).

    Trở lại câu hỏi của ông, cần lưu ý rằng, nếu dùng hà thủ ô không đúng cách, chưa qua sao chế, mà để vậy đem phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay trà như ông nói, thì không có lợi. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu. Thường người ta sao chế hà thủ ô rồi mới dùng. Ông có thể dùng theo cách này: dùng 1 kg củ hà thủ ô trắng, cạo sạch vỏ, đập nát, bỏ tim, rồi ngâm với nước vo gạo để trong một đêm, sau đó cho cùng 1 kg đậu đen vào nồi, cho nước ngập đầy, nấu sôi trong 4 giờ, sau đó để cạn tự do, rồi lấy hà thủ ô đem phơi khô, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 50 gr đem nấu nước uống. Ngoài ra, còn nhiều cách khác trong việc sử dụng hà thủ ô.

    Thân chào!

    Lương y Nguyễn Công Đức
    (Đại học Y Dược, TP.HCM)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Quảng cáo 336x280