ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tây y (tân dược) và đông y (đông dược) cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

    Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc nam không thể cùng uống một lúc. Ví như, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị... vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid... không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên... vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc. Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan. Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu. Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hâp thu và tiêu hoá thức ăn.

    ThS. Hoàng Khánh Toàn

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Có nên uống đông dược và tân dược cùng một lúc?

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Để điều trị bệnh, nhiều khi phải dùng kết hợp cả y học hiện đại và y học cổ truyền, nhưng có nên uống tây y (tân dược) và đông y (đông dược) cùng một lúc hay không, uống như thế nào để đạt hiệu quả cao?

    Tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc nam không thể cùng uống một lúc. Ví như, các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị... vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc; các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của tây y như atropin, cafein, theophylin, stricnin, corticoid... không thể uống cùng các thuốc y học cổ truyền như ô đầu, mã tiền tử, hoàng liên... vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc. Các vị thuốc như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm an thần, gây mê, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan. Các thuốc cường tim thuộc nhóm digitalis không được uống cùng với các dược liệu như trúc đào, vạn niên thanh vì có thể gây rối loạn nhịp tim. Các thuốc thuộc nhóm sulfanilamide không nên uống cùng các dược liệu có chứa acid hữu cơ như bồ công anh, xuyên khung, ngũ vị tử, ô mai... vì có thể gây sỏi đường tiết niệu và chứng đái ra máu. Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin không nên uống cùng các vị thuốc chứa nhiều canxi, magie và nhôm như thạch cao, mẫu lệ... vì sẽ làm giảm hiệu lực của tetracyclin, hình thành các hợp chất kim loại bền vững ở đường ruột làm ảnh hưởng đến quá trình hâp thu và tiêu hoá thức ăn.

    ThS. Hoàng Khánh Toàn

     


    Quảng cáo 336x280