ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Tam Thất, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của Tam Thất

Tam thất là một cây thuốc quý, các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh về tim mạch….., nhu cầu sử dụng trong nước cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Trên thực tế, Tam thất quý không kém Nhân sâm (về hàm lượng Saponin), thậm trí quý hơn về một số tác dụng sinh học đặc biệt.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Panax Pseudoginseng Wall

Tên khác: Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm

Mô tả cây: Cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng. Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Panacis Pseudo-Ginseng; thường gọi là Tam thất.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương.

Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược; thuốc chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu; Tam thất còn làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Liều dùng 4-8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc.

Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.

Xem thêm >> Tác dụng chữa bệnh của tam thất

LƯU Ý:

1. Mặc dầu tam thất được trồng ở Hà Giang và Lào Cai từ lâu nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm. Phần lớn xuất sang Trung Quốc. Theo tài liệu cũ, hàng năm ta nhập của Vân Nam Trung Quốc chừng 15-18 tấn tam thất để rồi lại xuất sang Hồng Kông. Gần đây mới bắt đầu đưựoc sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ như vị nhân sâm cho nên có tên nhân sân tam thất hay sâm tam thất

2. Ngoài vị tam thất chính kể trên, trong nhân dân ta còn dùng rễ một cây nữa với tên thổ tam thất hay tam thất. Cây này đã được xác định là Gynura segetum (Lour.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc Asteraceae (Composirae). Trồng ở đồng bằng cũng được. 

Thổ tam thất là một loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 6-90cm. Rễ và lá đều mềm, có nhiều đám đốm tím. Lá to có những thùy to cắt sâu, thùy hình mác, mép có răng cưa. Mùa thu ra cụm hoa hình đầu. Hoa hình ống màu vàng. Lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu như vị tam thất. Có khi dùng chữa rắn cắn. 

Một cây nữa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) loài Stablianthus thorelli Gagnep. có thân rễ nhỏ cũng được bán với tên tam thất. 

Cần chú ý tránh nhầm lẫn, nhất là mua giá quá đắt một cây trồng rất dễ, ít giá trị.

Xem ngay>> Tam thất và Những điều cần biết khi sử dụng

Cách dùng theo dân gian:

Làm thuốc bổ dưỡng (cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người già yếu, phù dinh dưỡng...) bằng cách: củ tam thất ngâm với nước nóng, rửa sạch, mỗi lần dùng khoảng 10-20g, cho vào trong mề gà, bỏ lại vào trong con gà (thường là gà đen, tức gà ác), hầm cùng với hạt sen. Cách một vài ngày ăn một lần, sức khỏe sẽ nhanh hồi phục.

Đối với bột tam thất: củ tam thất rửa sạch, phơi và sấy thật khô, tán thành bột mịn, cất trong lọ, mỗi ngày dùng từ 20-40g. Người bị các khối u, nên dùng bột tam thất 20g/ngày, hằng ngày trong vòng 2-3 tháng.

Những người bị chấn thương nếu có tam thất tươi thì giã nát, gói vào miếng vải mỏng băng vào vùng bị chấn thương, các vết bầm tím sẽ tan đi rất nhanh và dịu đau.

Nếu không có củ tươi thì dùng tam thất khô giã nát hay bột tam thất cũng được, trong quá trình dưỡng thương nên uống bột tam thất.

Để tăng tác dụng có thể trộn bột tam thất với cồn hay rượu mạnh rồi băng vào vùng đau càng tốt.

Xem thêm >> Kinh nghiệm dùng tam thất trong điều trị sốt xuất huyết

Đơn thuốc có dùng cây:

- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

Mua ở đâu:

Để mua Tam thất chuẩn bạn có thể tham khảo mua trên CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM có rất nhiều thành viên bán tam thất như Tam thất tươi nguyên cây, tam thất khô, hoa tam thất, lá tam thất, cây tam thất giống và rất nhiều các sản phẩm khác từ Tam thất.

Thông tin khác:

Những cây mang danh tam thất

Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc "giả danh" tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

Tam thất gừng Stablianthus thorelli Gagnep, họ Gừng Zingiberaceae.

Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

Thổ tam thất Gynura pinnatifida L., tên đồng danh Gynura segetum (Lour.) Merr, G. japonica (Thunb.) Juel., họ cúc Asteraceae. Cây này thường trồng ở Hải Dương, Hưng Yên với tên bạch truật nam, cũng được gọi là tam thất. 

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Tam Thất, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của Tam Thất

Tam thất là một cây thuốc quý, các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm thuốc điều trị các bệnh về tim mạch….., nhu cầu sử dụng trong nước cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Trên thực tế, Tam thất quý không kém Nhân sâm (về hàm lượng Saponin), thậm trí quý hơn về một số tác dụng sinh học đặc biệt.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Panax Pseudoginseng Wall

Tên khác: Tam thất hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm

Mô tả cây: Cây thảo sống nhiều năm, thân cao 30-50cm. Lá kép chân vịt, mọc vòng 3-4 cái một; cuống lá chung dài 3-6cm, mang 3-7 lá chét hình mác dài, mép khía răng, có lông cứng ở gân trên cả hai mặt; cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt với 5 lá đài, 5 cánh hoa, 5 nhị và bầu dưới 2 ô. Quả mọng hình cầu dẹt, khi chín có màu đỏ; hạt hình cầu, màu trắng. Ra hoa tháng 5-7, quả chín tháng 8-10.

Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Panacis Pseudo-Ginseng; thường gọi là Tam thất.

Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều từ lâu ở Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng tại các vùng núi cao lạnh 1200-1500m. Người ta chọn hạt giống tốt ở những cây đã mọc 3-4 năm, gieo hạt tháng 10-11, tháng 2-3 cây mọc, nhưng phải chờ 1 năm sau, vào tháng 1-2 mới bứng cây con đi trồng chính thức. Sau 4-5 năm đến 7 năm thì mới thu hoạch được rễ củ có phẩm chất tốt. Rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, phơi nắng cho héo rồi lăn và vò, làm từ 3-5 lần như vậy rồi phơi cho đến khô, cũng có khi chỉ cần sấy khô.

Thành phần hóa học: Củ Tam thất chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Tam thất được dùng chữa thổ huyết, nôn ra máu, đái ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, rong kinh, sinh xong máu hôi ra không hết, mắt đỏ sưng đau, rắn độc cắn. Rễ ngâm rượu trị vết thương do đâm chém, đòn ngã tổn thương.

Tam thất có hiệu quả tăng nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân suy nhược; thuốc chế từ củ Tam thất dùng để hồi lại sức của những người đã trải qua bệnh nặng, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ bị yếu; Tam thất còn làm tăng nội tiết sinh dục, trị vô sinh. Liều dùng 4-8g dạng bột, sắc hay cao lỏng, dùng ngoài lấy củ tươi giã đắp hoặc lấy bột rắc.

Trong thời gian gần đây, Tam thất cũng được dùng như Nhân sâm điều trị ung thư cũng có kết quả.

Xem thêm >> Tác dụng chữa bệnh của tam thất

LƯU Ý:

1. Mặc dầu tam thất được trồng ở Hà Giang và Lào Cai từ lâu nhưng việc sử dụng trong nước hầu như rất hiếm. Phần lớn xuất sang Trung Quốc. Theo tài liệu cũ, hàng năm ta nhập của Vân Nam Trung Quốc chừng 15-18 tấn tam thất để rồi lại xuất sang Hồng Kông. Gần đây mới bắt đầu đưựoc sử dụng rộng rãi trong nước làm thuốc bổ như vị nhân sâm cho nên có tên nhân sân tam thất hay sâm tam thất

2. Ngoài vị tam thất chính kể trên, trong nhân dân ta còn dùng rễ một cây nữa với tên thổ tam thất hay tam thất. Cây này đã được xác định là Gynura segetum (Lour.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc Asteraceae (Composirae). Trồng ở đồng bằng cũng được. 

Thổ tam thất là một loại cỏ sống lâu năm, cao chừng 6-90cm. Rễ và lá đều mềm, có nhiều đám đốm tím. Lá to có những thùy to cắt sâu, thùy hình mác, mép có răng cưa. Mùa thu ra cụm hoa hình đầu. Hoa hình ống màu vàng. Lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu như vị tam thất. Có khi dùng chữa rắn cắn. 

Một cây nữa thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) loài Stablianthus thorelli Gagnep. có thân rễ nhỏ cũng được bán với tên tam thất. 

Cần chú ý tránh nhầm lẫn, nhất là mua giá quá đắt một cây trồng rất dễ, ít giá trị.

Xem ngay>> Tam thất và Những điều cần biết khi sử dụng

Cách dùng theo dân gian:

Làm thuốc bổ dưỡng (cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy, người già yếu, phù dinh dưỡng...) bằng cách: củ tam thất ngâm với nước nóng, rửa sạch, mỗi lần dùng khoảng 10-20g, cho vào trong mề gà, bỏ lại vào trong con gà (thường là gà đen, tức gà ác), hầm cùng với hạt sen. Cách một vài ngày ăn một lần, sức khỏe sẽ nhanh hồi phục.

Đối với bột tam thất: củ tam thất rửa sạch, phơi và sấy thật khô, tán thành bột mịn, cất trong lọ, mỗi ngày dùng từ 20-40g. Người bị các khối u, nên dùng bột tam thất 20g/ngày, hằng ngày trong vòng 2-3 tháng.

Những người bị chấn thương nếu có tam thất tươi thì giã nát, gói vào miếng vải mỏng băng vào vùng bị chấn thương, các vết bầm tím sẽ tan đi rất nhanh và dịu đau.

Nếu không có củ tươi thì dùng tam thất khô giã nát hay bột tam thất cũng được, trong quá trình dưỡng thương nên uống bột tam thất.

Để tăng tác dụng có thể trộn bột tam thất với cồn hay rượu mạnh rồi băng vào vùng đau càng tốt.

Xem thêm >> Kinh nghiệm dùng tam thất trong điều trị sốt xuất huyết

Đơn thuốc có dùng cây:

- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.

- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.

- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

Mua ở đâu:

Để mua Tam thất chuẩn bạn có thể tham khảo mua trên CHỢ DƯỢC LIỆU VIỆT NAM có rất nhiều thành viên bán tam thất như Tam thất tươi nguyên cây, tam thất khô, hoa tam thất, lá tam thất, cây tam thất giống và rất nhiều các sản phẩm khác từ Tam thất.

Thông tin khác:

Những cây mang danh tam thất

Do tam thất có nhiều tác dụng tốt nên trên thực tế, người ta đã dùng nhiều vị thuốc "giả danh" tam thất. Do vậy, khi sử dụng vị thuốc quý này, cần biết những vị thuốc thường được dùng dưới tên gọi là tam thất, song không có những tác dụng như vị tam thất đã giới thiệu.

Tam thất gừng Stablianthus thorelli Gagnep, họ Gừng Zingiberaceae.

Cây này có hình thái thực vật giống cây nghệ, lá có mùi nghệ, được trồng nhiều ở Ba Vì. Ở mỗi gốc nhổ lên có rất nhiều củ nhỏ, có hình tròn dẹt. Trên thị trường đôi khi người ta đánh bóng vỏ rễ bằng một lớp màu đen, khi nhấm có vị đắng, mùi nghệ. Nhiều người đã mua nhầm.

Thổ tam thất Gynura pinnatifida L., tên đồng danh Gynura segetum (Lour.) Merr, G. japonica (Thunb.) Juel., họ cúc Asteraceae. Cây này thường trồng ở Hải Dương, Hưng Yên với tên bạch truật nam, cũng được gọi là tam thất. 

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280