ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Sâm Việt Nam, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamnensis, thuộc chi Panax L., họ Nhân Sâm (Araliaceae), là loại cây thảo sống nhiều năm có thể cao đến 1m1, thường mọc thành từng đám dưới tán rừng. Những thông tin chi tiết về công dụng, tác dụng chữa bệnh Sâm Ngọc Linh, liên tục cập nhật các nghiên cứu mới về Sâm ngọc Linh, thông tin địa chỉ mua bán, cách sử dụng SÂM NGỌC LINH...

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Panax Vietnamensis Ha et Grushv, Panax vietnamensis or Vietnamese ginseng (Vietnamese: Sâm Ngọc Linh)

Tên khác: Sâm Ngọc lĩnh, Sâm khu 5

Mô tả cây: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân; cuống lá kép dài 6-12mm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm; lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm, có lông ở cả hai mặt, gân phụ 10 cặp hình lông chim, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính; mỗi tán có 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm; lá đài 5, hợp ở dưới thành hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt; nhị 5; bầu 1 ô với 1 (2-3) vòi nhuỵ. Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh; hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt. Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Panacis Vietnamensis.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện miền núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam - Ðà Nẵng, ở độ cao từ 1500m trở lên 2100m; ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn. Sau khi được phát hiện vào tháng 3-1973 và được nghiên cứu, cây Sâm Việt Nam đã được nhân giống từ những năm 1977 tại Kon Tum. Có thể nhân giống bằng hạt hay bằng thân rễ. Chọn hạt mới thu hoạch, gieo vào bầu hay gieo trực tiếp trên luống. Khi không có hạt, có thể dùng những đoạn thân rễ ngắn dưới đầu mầm có một vết sẹo đem giâm trong bầu hoặc trên luống. Sau 5 năm trồng đã có thể thu hoạch. Hiện nay việc trồng Sâm Việt Nam chỉ mới hạn chế ở quy mô nhỏ tại Quảng Nam - Ðà Nẵng và Kon Tum. Người ta thường thu hái nguồn sâm tự nhiên gây ảnh hưởng đến sản lượng của sâm này trong thiên nhiên. Loài này cũng được báo cáo từ các tỉnh Trung và Nam của Trung Quốc

Thành phần hóa học: Thân rễ và rễ củ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K, Các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rễ tươi có daucosterol.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng. Hiện nay chúng ta đã sản xuất các chế phẩm: Vinagnseng pastilles (mỗi viên chứa 12mg saponin), Vinapanax viên (mỗi viên chứa, 10mg saponin) và Sâm qui dưỡng lực gồm Sâm Việt Nam và một số dược liệu khác.

Đọc thêm >> Tác dụng dược lý của nhân sâm Ngọc Linh

Tác dụng đối với sức khỏe

Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.

Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

LƯU Ý:

Không dùng sâm Ngọc Linh trong những trường hợp sau:

- Phụ nữ đang mang thai: vì sâm có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và co bóp thành tử cung nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

- Những người bị đau bụng thể hàn, đau bụng tiết tả như: đau bụng ỉa chảy, trướng bụng, đầy bụng... vì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Sâm chỉ được dùng cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, mới ốm khỏi, thiếu máu...

Sâm Ngọc Linh Khô là sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh tươi rửa sạch rồi mang phơi khô, về cơ bản thì công dụng và cách dùng sâm Ngọc Linh khô không khác gì sâm Ngọc Linh tươi chỉ khác nhau ở chỗ sâm Ngọc Linh khô bảo quản được lâu hơn sâm Ngọc Linh tươi. Sâm Ngọc Linh khôlà một vị thuốc vô cùng quý hiếm từ xưa tới nay, nó được đánh giá là sản phẩm thần dược giúp người bệnh cảm thấy ăn ngon ngủ được, tăng thể trọng và thị lực, giảm mệt mỏi tăng sức bền luôn được các chuyên gia khuyên dùng sử dụng sản phẩm sâm Ngọc Linh trong việc bồi bổ cơ thể. Dùng sâm Ngọc Linh khô đúng cách và đúng liều lượng như sau: Cứ 1kg Sâm Ngọc Linh khô sẽ tương đương với 5kg Sâm Ngọc Linh tươi nên sử dụng ít hơn 5 lần so với sâm tươi.

Cách dùng theo dân gian:

Hãm nước uống lá Sâm: 5gr lá/500ml nước. (đun sôi 15 phút)

Ngâm rượu lá Sâm tươi: 50gr lá/ 1 lít rượu( rượu từ 28-32 độ). ngâm ít nhất 90 ngày mới sử dụng

Dùng sâm để ngâm rượu: rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm và cho vào bình thủy tinh đổ rượu vào với nồng độ từ 40 - 50 độ rồi đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng bắt đầu dùng được. Với trọng lượng từ 100 gam sâm cho vào 2 - 3 lít rượu, mỗi ngày dùng từ 50 ml - 100 ml/

Đơn thuốc có dùng cây:

Cách 1. - 30g sâm ngọc linh tươi, 150g sữa bò tươi, 500g lê tươi, 120g mật ong. nhân sâm thái vụn, sắc kỹ 3 lần, bỏ bã lấy nước cốt; lê gọt vỏ và bỏ hạt, rửa sạch và ép lấy nước. Trộn đều mật ong, sữa bò tươi và nước lê vào dịch chiếc sâm ngọc linh. Cô đặc hỗn hợp bằng lửa nhỏ, đựng trong lọ kín dùng từ từ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 20g sẽ giúp bổ khí âm dương, dùng đặc biết tốt cho người bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư như: mất sức, khó thở, cảm mạo, hay vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, hay sốt về chiều....

Cách 2. - 500g sâm ngọc linh, 250g mật ong, sâm thái vụn và sắc kỹ 3 lần, hòa với mật ong tồi cô đặc thành dạng cao với lửa nhỏ, dựng trong lọ kính dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g sẽ diên niên ích thọ, thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khõe và kéo dài tuổi thọ.

Cách 3. - 5g sâm ngọc linh, hạnh đào nhân 50g, mật ong 300g. Thái vụn sâm, hạnh đào nhân sao thơm rồi tán vụn, sắc thật kỹ hạnh đào nhân và sâm rồi hòa với mật ong sau đó cô đặc bằng lửa nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm sẽ bổ dương, làm đen râu tóc, phòng rụng tóc, bồi bổ thể lực, thị lực giảm, rụng tóc nhiều...

Cách 4. - 3g sâm ngọc linh, 15g mật ong. Sâm thái vụn sắc kỹ lấy 200ml, sau đó cho mật ong vào hòa đều. Chia uống trong vài ngày, dùng bổ khí, tráng dương, dien niên ích thọ, dùng cho người suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, xuấ tinh sớm, di tinh...

Cách 5. - 30g Sâm Ngọc Linh Tươi(được bảo quản trong túi ni lông đã hút chân không), mật ong vừa đủ. Sâm giã nát lấy nước rồi hòa cùng với mật ong, ngày uống 2 lần. Bã sâm có thể hãm với nước sôi uống thay trà. Dùng đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực cho người suy nhược. Có thể thêm 1 quả lê, 1 quả táo, cà rốt, ép lấy nước dùng tăng lực và cải thiện làn da cho phụ nữ.

Cách 6. - Nhân sâm 30 g, bào thai hươu 1 bộ, bạch truật 30 g, bạch linh 30 g, cam thảo 30 g, đương quy 30 g, xuyên khung 30 g, bạch thược 30 g, thục địa 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc đem sắc thật kỹ, lấy nước hòa với mật ong rồi cô thành dạng cao đặc, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 g.

Công dụng: bổ ích khí huyết, điều kinh trợ thai, dùng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho những phụ nữ muộn con do tử cung lạnh.

Nhân sâm có nhiều loại khác nhau tùy theo nơi khai thác, nguồn gốc địa lý và cách chế biến. Cho đến nay, sâm Triều Tiên (Cao Ly sâm) vẫn được coi là tốt hơn cả ( chỉ đứng sau Sâm Ngọc Linh ) , trong đó hồng sâm (loại to nặng trên 37 g, cắt bỏ rễ râu, chế biến sao tẩm với các phụ gia khác rồi đem chưng cách thủy, sấy khô và đóng vào hộp gỗ) là tuyệt vời nhất.

Cách 7. - Nhân sâm 100 g, can khương 100 g, cam thảo 150 g, bạch truật 150 g, phụ tử chế 100 g, mật ong 650 g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7 g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.

Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt...

Cách 8. - Nhân sâm 30 g, sinh địa tươi 320 g, bạch linh 60 g, mật ong 400 g. Nhân sâm và bạch linh sấy khô tán bột, sinh địa rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, sau đó cho tất cả vào nồi cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g.

Công dụng: tư âm nhuận phế, ích khí bổ tỳ, chuyên dùng để bồi bổ cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, di tinh, liệt dương thuộc thể Khí âm lưỡng hư.Liều lượng và cách dùng:

Mua ở đâu:

Sâm ngọc Linh hiện là loại quý hiếm rất khó mua được sản phẩm Sâm chuẩn.

Đọc thêm >> Hướng dẫn cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả

Thông tin khác:

Xem ngay những thông tin mới nhất về cây Sâm Ngọc Linh

Tìm hiểu Sâm Lai Châu Panax vietnamensis var. 
Chi sâm Panax L. gồm có 15 loài và dưới loài, và hầu hết chúng là nguồn dược liệu cho y học cổ truyền như các loại Nhân Sâm, Nhân Sâm Hoa kỳ, Tam thất, Nhân Sâm Nhật bản và Sâm ngọc linh. Loài Sâm ngọc linh hay Sâm việt nam Panax vietnamensis được phát hiện tại núi Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam và là loài đặc hữu hẹp. Năm 2003, Zhu và cộng sự đã mô tả một thứ mới Sâm lai châu Panax vietnamensis var. fuscidiscus, bậc phân loại dưới loài của Panax vietnamensis. Thứ này được phát hiện tại vùng Jinping, phía nam của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. 

Gần đây một nhóm nghiên cứu (Phan Kế Long,  Lê Thanh Sơn, Phan Kế Lộc, Vũ Đình Duy và Phạm Văn Thế) đã phát hiện thứ Panax vietnamensis var. fuscidiscus nói trên có phân bố ở tỉnh Lai Châu và được gọi tên là Sâm lai châu.

Về mặt dạng sống chúng có dạng cỏ, thân rễ. Chiều cao thân khi có hoa 0,5 đến 0,8 m. Thân rễ nạc, dài đến 20 cm hoặc hơn. Thân mọc thẳng, thông thường mang 3-6 lá kép mọc vòng, mỗi lá chét mang 5 (6-7) lá chét. Lá có hình trái xoan có mũi nhọn, mép lá có răng cưa sâu.

Cụm hoa mọc từ giữa thân, hình cầu có bán kính 2,5-4 cm, mang 50-120 hoa. Hoa màu xanh-vàng nhạt, gồm 5 cánh, có đường kính khoảng 3-4 mm, có 5 bao phấn màu trắng.

Sâm lai châu ra hoa vào tháng 6-7, có quả trưởng thành vào tháng 10-11, quả chín vào tháng 5-6. Quả dạng dẹt, hình dạng không cân xứng.

Vùng phân bố của Sâm lai châu giới hạn trong một diện tích nhỏ của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Chúng được tìm thấy trong rừng rậm nguyên sinh mưa mùa nhiệt đới chưa bị tác động hoặc tác động nhẹ. 

Sâm lai châu phân bố ở độ cao 1400 - 1900 m, thuộc phần trên của đai núi thấp và phần dưới của đai núi cao. Nơi đây có độ tàn che ít nhất 70%, bao gồm các loài cây phổ biến thuộc các họ: Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Moraceae, Fagaceae, Acanthaceae và Fabaceae.Các loại đá mẹ ở đây là sa thạch rắn biến chất sâu sắc pha trộn với đá phiến sét. Tình trạng bảo tồn theo tiêu chí của IUCN được đề nghị ở cấp Rất Nguy cấp (CR). Do đó đề nghị thực hiện các biện pháp bảo tồn tại chỗ in situ và bảo tồn chuyển chỗ ex situ.

Phát hiện này rất có ý nghĩa đối với y học cổ truyền Việt Nam, tuy nhiên số lượng cá thể của chúng ngoài tự nhiên đang bị khai thác ồ ạt, có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Việc đẩy mạnh nghiên cứu nhân giống làm nguồn dược liệu đang rất bách và cần thiết.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Sâm Việt Nam, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây Sâm Ngọc Linh

Sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panax vietnamnensis, thuộc chi Panax L., họ Nhân Sâm (Araliaceae), là loại cây thảo sống nhiều năm có thể cao đến 1m1, thường mọc thành từng đám dưới tán rừng. Những thông tin chi tiết về công dụng, tác dụng chữa bệnh Sâm Ngọc Linh, liên tục cập nhật các nghiên cứu mới về Sâm ngọc Linh, thông tin địa chỉ mua bán, cách sử dụng SÂM NGỌC LINH...

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Panax Vietnamensis Ha et Grushv, Panax vietnamensis or Vietnamese ginseng (Vietnamese: Sâm Ngọc Linh)

Tên khác: Sâm Ngọc lĩnh, Sâm khu 5

Mô tả cây: Cây thảo sống nhiều năm, cao 40-60cm, có khi tới 1m. Thân rễ nạc, đường kính 1-3,5cm, dài có thể tới 1m, có nhiều đốt, mang những vết sẹo do thân khí sinh rụng hằng năm để lại; trên thân rễ có nhiều rễ phụ, cuối thân rễ có rễ củ có dạng con quay, hình trụ, có khi có hình dạng ngoài như củ nhân sâm. Thân khí sinh mọc thẳng đứng, màu xanh hoặc hơi tím, đường kính 5-8mm, thường rụng hằng năm, nhưng đôi khi vẫn tồn tại 2-3 thân trong vài năm. Lá kép hình chân vịt mọc vòng, thường là 3-5, ở ngọn thân; cuống lá kép dài 6-12mm mang 5 lá chét mà lá chét giữa lớn hơn, dài 15cm, rộng 3,5cm; lá chét có phiến hình trứng ngược, hình mác ngược hay bầu dục, mép khía răng cưa, chóp nhọn có khi kéo dài thành mũi, gốc hình nêm, có lông ở cả hai mặt, gân phụ 10 cặp hình lông chim, gân nhỏ hình mạng. Cụm hoa ở cây 4-5 năm là một tán đơn trên cuống dài 10-20cm, đôi khi có thêm 1-4 tán phụ hay 1 hoa đơn độc ở phía dưới tán chính; mỗi tán có 50-120 hoa, cuống hoa dài 1-1,5cm; lá đài 5, hợp ở dưới thành hình chuông, cánh hoa 5, màu vàng lục nhạt; nhị 5; bầu 1 ô với 1 (2-3) vòi nhuỵ. Quả nang, màu đỏ tươi thường có chấm đen ở đỉnh; hạt 1-2, hình thận, màu trắng hay vàng nhạt. Ra hoa tháng 4-6, có quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ - Rhizoma et Radix Panacis Vietnamensis.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Việt Nam, mọc tập trung trong phạm vi 13 xã của huyện miền núi Ngọc Lĩnh thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam - Ðà Nẵng, ở độ cao từ 1500m trở lên 2100m; ở độ cao 1700-2000m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng hỗn giao có độ che phủ cao, ít dốc, dọc theo các suối ẩm, trên đất nhiều mùn. Sau khi được phát hiện vào tháng 3-1973 và được nghiên cứu, cây Sâm Việt Nam đã được nhân giống từ những năm 1977 tại Kon Tum. Có thể nhân giống bằng hạt hay bằng thân rễ. Chọn hạt mới thu hoạch, gieo vào bầu hay gieo trực tiếp trên luống. Khi không có hạt, có thể dùng những đoạn thân rễ ngắn dưới đầu mầm có một vết sẹo đem giâm trong bầu hoặc trên luống. Sau 5 năm trồng đã có thể thu hoạch. Hiện nay việc trồng Sâm Việt Nam chỉ mới hạn chế ở quy mô nhỏ tại Quảng Nam - Ðà Nẵng và Kon Tum. Người ta thường thu hái nguồn sâm tự nhiên gây ảnh hưởng đến sản lượng của sâm này trong thiên nhiên. Loài này cũng được báo cáo từ các tỉnh Trung và Nam của Trung Quốc

Thành phần hóa học: Thân rễ và rễ củ chứa 32 hợp chất saponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammara, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rễ cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyaceytylen; 17 acid béo trong đó có các acid palmitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic; 17 acid amin trong đó có đủ 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể; 20 nguyên tố vi lượng trong đó có Fe, Mu, Co, Se, K, Các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rễ tươi có daucosterol.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng. Hiện nay chúng ta đã sản xuất các chế phẩm: Vinagnseng pastilles (mỗi viên chứa 12mg saponin), Vinapanax viên (mỗi viên chứa, 10mg saponin) và Sâm qui dưỡng lực gồm Sâm Việt Nam và một số dược liệu khác.

Đọc thêm >> Tác dụng dược lý của nhân sâm Ngọc Linh

Tác dụng đối với sức khỏe

Trước khi có những nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh, sâm đã được các dân tộc thiểu số Việt Nam, như người Xê Đăng, dùng như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, trị sốt rét, đau bụng.

Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt, Phó viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam, những kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống ôxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.

Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.

LƯU Ý:

Không dùng sâm Ngọc Linh trong những trường hợp sau:

- Phụ nữ đang mang thai: vì sâm có tác dụng tăng cường nội tiết tố sinh dục và co bóp thành tử cung nên sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

- Những người bị đau bụng thể hàn, đau bụng tiết tả như: đau bụng ỉa chảy, trướng bụng, đầy bụng... vì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

- Sâm chỉ được dùng cho trẻ khi trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, suy nhược cơ thể, mới ốm khỏi, thiếu máu...

Sâm Ngọc Linh Khô là sản phẩm được chế biến từ sâm Ngọc Linh tươi rửa sạch rồi mang phơi khô, về cơ bản thì công dụng và cách dùng sâm Ngọc Linh khô không khác gì sâm Ngọc Linh tươi chỉ khác nhau ở chỗ sâm Ngọc Linh khô bảo quản được lâu hơn sâm Ngọc Linh tươi. Sâm Ngọc Linh khôlà một vị thuốc vô cùng quý hiếm từ xưa tới nay, nó được đánh giá là sản phẩm thần dược giúp người bệnh cảm thấy ăn ngon ngủ được, tăng thể trọng và thị lực, giảm mệt mỏi tăng sức bền luôn được các chuyên gia khuyên dùng sử dụng sản phẩm sâm Ngọc Linh trong việc bồi bổ cơ thể. Dùng sâm Ngọc Linh khô đúng cách và đúng liều lượng như sau: Cứ 1kg Sâm Ngọc Linh khô sẽ tương đương với 5kg Sâm Ngọc Linh tươi nên sử dụng ít hơn 5 lần so với sâm tươi.

Cách dùng theo dân gian:

Hãm nước uống lá Sâm: 5gr lá/500ml nước. (đun sôi 15 phút)

Ngâm rượu lá Sâm tươi: 50gr lá/ 1 lít rượu( rượu từ 28-32 độ). ngâm ít nhất 90 ngày mới sử dụng

Dùng sâm để ngâm rượu: rửa thật sạch sâm và rửa qua bằng rượu, để khô củ sâm và cho vào bình thủy tinh đổ rượu vào với nồng độ từ 40 - 50 độ rồi đậy nắp kín, ngâm trong thời gian khoảng 3 tháng bắt đầu dùng được. Với trọng lượng từ 100 gam sâm cho vào 2 - 3 lít rượu, mỗi ngày dùng từ 50 ml - 100 ml/

Đơn thuốc có dùng cây:

Cách 1. - 30g sâm ngọc linh tươi, 150g sữa bò tươi, 500g lê tươi, 120g mật ong. nhân sâm thái vụn, sắc kỹ 3 lần, bỏ bã lấy nước cốt; lê gọt vỏ và bỏ hạt, rửa sạch và ép lấy nước. Trộn đều mật ong, sữa bò tươi và nước lê vào dịch chiếc sâm ngọc linh. Cô đặc hỗn hợp bằng lửa nhỏ, đựng trong lọ kín dùng từ từ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 20g sẽ giúp bổ khí âm dương, dùng đặc biết tốt cho người bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư như: mất sức, khó thở, cảm mạo, hay vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, hay sốt về chiều....

Cách 2. - 500g sâm ngọc linh, 250g mật ong, sâm thái vụn và sắc kỹ 3 lần, hòa với mật ong tồi cô đặc thành dạng cao với lửa nhỏ, dựng trong lọ kính dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g sẽ diên niên ích thọ, thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khõe và kéo dài tuổi thọ.

Cách 3. - 5g sâm ngọc linh, hạnh đào nhân 50g, mật ong 300g. Thái vụn sâm, hạnh đào nhân sao thơm rồi tán vụn, sắc thật kỹ hạnh đào nhân và sâm rồi hòa với mật ong sau đó cô đặc bằng lửa nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm sẽ bổ dương, làm đen râu tóc, phòng rụng tóc, bồi bổ thể lực, thị lực giảm, rụng tóc nhiều...

Cách 4. - 3g sâm ngọc linh, 15g mật ong. Sâm thái vụn sắc kỹ lấy 200ml, sau đó cho mật ong vào hòa đều. Chia uống trong vài ngày, dùng bổ khí, tráng dương, dien niên ích thọ, dùng cho người suy nhược cơ thể, sinh lý yếu, xuấ tinh sớm, di tinh...

Cách 5. - 30g Sâm Ngọc Linh Tươi(được bảo quản trong túi ni lông đã hút chân không), mật ong vừa đủ. Sâm giã nát lấy nước rồi hòa cùng với mật ong, ngày uống 2 lần. Bã sâm có thể hãm với nước sôi uống thay trà. Dùng đại bổ khí huyết, tăng cường sinh lực cho người suy nhược. Có thể thêm 1 quả lê, 1 quả táo, cà rốt, ép lấy nước dùng tăng lực và cải thiện làn da cho phụ nữ.

Cách 6. - Nhân sâm 30 g, bào thai hươu 1 bộ, bạch truật 30 g, bạch linh 30 g, cam thảo 30 g, đương quy 30 g, xuyên khung 30 g, bạch thược 30 g, thục địa 30 g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc đem sắc thật kỹ, lấy nước hòa với mật ong rồi cô thành dạng cao đặc, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 g.

Công dụng: bổ ích khí huyết, điều kinh trợ thai, dùng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho những phụ nữ muộn con do tử cung lạnh.

Nhân sâm có nhiều loại khác nhau tùy theo nơi khai thác, nguồn gốc địa lý và cách chế biến. Cho đến nay, sâm Triều Tiên (Cao Ly sâm) vẫn được coi là tốt hơn cả ( chỉ đứng sau Sâm Ngọc Linh ) , trong đó hồng sâm (loại to nặng trên 37 g, cắt bỏ rễ râu, chế biến sao tẩm với các phụ gia khác rồi đem chưng cách thủy, sấy khô và đóng vào hộp gỗ) là tuyệt vời nhất.

Cách 7. - Nhân sâm 100 g, can khương 100 g, cam thảo 150 g, bạch truật 150 g, phụ tử chế 100 g, mật ong 650 g. Các vị thuốc sấy khô, tán bột, luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7 g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.

Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt...

Cách 8. - Nhân sâm 30 g, sinh địa tươi 320 g, bạch linh 60 g, mật ong 400 g. Nhân sâm và bạch linh sấy khô tán bột, sinh địa rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, sau đó cho tất cả vào nồi cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g.

Công dụng: tư âm nhuận phế, ích khí bổ tỳ, chuyên dùng để bồi bổ cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, di tinh, liệt dương thuộc thể Khí âm lưỡng hư.Liều lượng và cách dùng:

Mua ở đâu:

Sâm ngọc Linh hiện là loại quý hiếm rất khó mua được sản phẩm Sâm chuẩn.

Đọc thêm >> Hướng dẫn cách phân biệt sâm Ngọc Linh thật giả

Thông tin khác:

Xem ngay những thông tin mới nhất về cây Sâm Ngọc Linh

Tìm hiểu Sâm Lai Châu Panax vietnamensis var. 
Chi sâm Panax L. gồm có 15 loài và dưới loài, và hầu hết chúng là nguồn dược liệu cho y học cổ truyền như các loại Nhân Sâm, Nhân Sâm Hoa kỳ, Tam thất, Nhân Sâm Nhật bản và Sâm ngọc linh. Loài Sâm ngọc linh hay Sâm việt nam Panax vietnamensis được phát hiện tại núi Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam và là loài đặc hữu hẹp. Năm 2003, Zhu và cộng sự đã mô tả một thứ mới Sâm lai châu Panax vietnamensis var. fuscidiscus, bậc phân loại dưới loài của Panax vietnamensis. Thứ này được phát hiện tại vùng Jinping, phía nam của tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. 

Gần đây một nhóm nghiên cứu (Phan Kế Long,  Lê Thanh Sơn, Phan Kế Lộc, Vũ Đình Duy và Phạm Văn Thế) đã phát hiện thứ Panax vietnamensis var. fuscidiscus nói trên có phân bố ở tỉnh Lai Châu và được gọi tên là Sâm lai châu.

Về mặt dạng sống chúng có dạng cỏ, thân rễ. Chiều cao thân khi có hoa 0,5 đến 0,8 m. Thân rễ nạc, dài đến 20 cm hoặc hơn. Thân mọc thẳng, thông thường mang 3-6 lá kép mọc vòng, mỗi lá chét mang 5 (6-7) lá chét. Lá có hình trái xoan có mũi nhọn, mép lá có răng cưa sâu.

Cụm hoa mọc từ giữa thân, hình cầu có bán kính 2,5-4 cm, mang 50-120 hoa. Hoa màu xanh-vàng nhạt, gồm 5 cánh, có đường kính khoảng 3-4 mm, có 5 bao phấn màu trắng.

Sâm lai châu ra hoa vào tháng 6-7, có quả trưởng thành vào tháng 10-11, quả chín vào tháng 5-6. Quả dạng dẹt, hình dạng không cân xứng.

Vùng phân bố của Sâm lai châu giới hạn trong một diện tích nhỏ của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Chúng được tìm thấy trong rừng rậm nguyên sinh mưa mùa nhiệt đới chưa bị tác động hoặc tác động nhẹ. 

Sâm lai châu phân bố ở độ cao 1400 - 1900 m, thuộc phần trên của đai núi thấp và phần dưới của đai núi cao. Nơi đây có độ tàn che ít nhất 70%, bao gồm các loài cây phổ biến thuộc các họ: Orchidaceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Moraceae, Fagaceae, Acanthaceae và Fabaceae.Các loại đá mẹ ở đây là sa thạch rắn biến chất sâu sắc pha trộn với đá phiến sét. Tình trạng bảo tồn theo tiêu chí của IUCN được đề nghị ở cấp Rất Nguy cấp (CR). Do đó đề nghị thực hiện các biện pháp bảo tồn tại chỗ in situ và bảo tồn chuyển chỗ ex situ.

Phát hiện này rất có ý nghĩa đối với y học cổ truyền Việt Nam, tuy nhiên số lượng cá thể của chúng ngoài tự nhiên đang bị khai thác ồ ạt, có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng. Việc đẩy mạnh nghiên cứu nhân giống làm nguồn dược liệu đang rất bách và cần thiết.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt