ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Kim Ngân, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây Kim ngân hoa

Trong các vị thuốc Y học cổ truyền, kim ngân hoa được coi là một vị thuốc quý, được ví như là một kháng sinh thực vật, có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều bệnh có liên quan tới nhiễm khuẩn. Kim ngân hoa với tính vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, và thường được dùng chữa viêm xoang.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Tên khác: Dây nhẫn đông, Bóoc kim ngân (Tày), Chữa giang khẳm (Thái)

Mô tả cây: Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh phía bắc nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngày nay, cây đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm thuốc điều trị bệnh. Đây là một loại cây có thân dây mọc leo, thân cây có khả năng vươn dài tới 10m hoặc hơn. Cành cây lúc còn non có màu lục nhạt, phủ lông mịn, khi cành già chuyển sang màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối hoặc vòng 3, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn, cuống ngắn, cả 2 mặt lá đều phủ lông mịn. Bộ phận thường được thu hái là hoa, còn cành lá ít được sử dụng hơn vì tác dụng dược lý so với hoa không hiệu quả bằng. Người ta thường thu hái vào đầu mùa hạ những hoa có nụ mới nở còn màu trắng chưa chuyển vàng là tốt nhất.

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở, cành, lá. (Flos et caulis Lonicerae japonicae)

Nơi sống và thu hái: Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều dùng làm thuốc. Nguồn gốc ở Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc.

Thành phần hóa học: Hoa chứa flavonoid (luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, loniceraflavon), tinh dầu ( α-pinen, α-terpineol, eugenol, carvacrol). Hoa, thân, lá, rễ chứa acid clorogenic.

Tính vị, tác dụng: Phối hợp với các vị thuốc khác chữa mày đay, mụn nhọt, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác. Ở Trung Quốc dùng làm thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, lợi tiểu. Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Trong nhân gian thường sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu cho thấy kim ngân có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và thấp khớp. Liều thường dùng trong ngày từ 12 - 20g hoa khô.

Ngày nay, khi chiết xuất các thành phần có trong hoa kim ngân, người ta tìm thấy trong đó một số các chất có lợi trong việc phòng cũng như điều trị bệnh như flavonoid, saponin và các yếu tố khác có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống khối u, làm mau liền sẹo. Đồng thời, các chất hiện diện trong cây có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các căn bệnh mạn tính.

Qua một số nghiên cứu về khả năng sử dụng kim ngân hoa như một loại kháng sinh thực vật, người ta đã thấy được công dụng hiệu quả của nó đối với việc đề kháng một số vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết và có tác dụng yếu hơn đối với các loại vi khuẩn khác như: E.coli, phế cầu, tụ cầu vàng, bạch hầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

Kim ngân hoa có khả năng kháng viêm, giảm xuất tiết, hạ sốt, làm thanh mát cơ thể. Người xưa thường sử dụng kim ngân pha nước uống để giải nhiệt cơ thể, làm dịu mát trong những ngày thời tiết oi bức, hay cho trẻ em sử dụng để điều trị rôm sảy, mẩn ngứa.

LƯU Ý:

Cũng cần lưu ý rằng, vì kim ngân có tính chất hàn nhiều nên khi sử dụng với hàm lượng cao hoặc lâu dài sẽ khiến cho tình trạng nê trệ hệ thống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như: ăn uống không tiêu, đầy bụng, ợ hơi hoặc nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng tiêu phân lỏng. Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy rằng, hoa kim ngân không có độc tính nên ta có thể yên tâm phần nào khi có những biểu hiện của tác dụng phụ. Nếu có xuất hiện những triệu chứng trên, người dùng hãy ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng trong vài ngày thì các tình trạng đó sẽ không còn nữa.

Cách dùng theo dân gian:

Kim ngân hoa có tác dụng thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng để chữa trị kiết lỵ, có thể phối hợp với hoàng liên, rau sam. Hay dùng để lương huyết, cầm máu bằng cách đem kim ngân hoa sao vàng sém cạnh để trị chứng tiểu tiện ra máu.

Bên cạnh đó, các nhà lâm sàng còn thấy rằng sau khi sử dụng kim ngân hoa một thời gian có tác dụng làm hạ các cholesterol không có lợi trong cơ thể, đặc biệt là thành phần cholesterol trọng lượng phân tử thấp hay còn gọi là LDL-, yếu tố này nếu tăng nhiều trong hệ tuần hoàn sẽ dẫn tới những hệ quả bất lợi cho cơ thể, là nguyên nhân gây nguy cơ cao dẫn đến các căn bệnh mạn tính thường gặp như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các tai biến trên mạch máu não và tim. Đồng thời, khi sử dụng nó còn làm cho cơ thể trở nên hưng phấn hơn, tạo cảm giác dễ chịu hơn, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc đối với những người có cơ địa thiên về nhiệt, hay đang mệt mỏi, nóng trong người.

Những đối tượng đang mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu có triệu chứng nóng bứt rứt trong người, hay nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khô khát, ra mồ hôi nhiều có thể sử dụng phối hợp kim ngân hoa với các vị thuốc như: cúc hoa, sơn tra, mỗi vị 10g hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày cũng mang lại những hiệu quả tích cực.

Đơn thuốc có dùng cây:

Bài thuốc cổ Ngân kiều tán phối hợp kim ngân hoa với một số vị thuốc khác dùng để điều trị mụn nhọt, sốt, cảm rất hiệu quả: kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, kinh giới 16g, cát cánh 24g, đạm đậu xị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, trúc diệp 16g.

Bài thuốc cổ Bạch hổ quế chi thang được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp đang có diễn biến cấp tính, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, bài thuốc phối hợp vị kim ngân hoa với các vị thuốc khác như: thạch cao 40g, kim ngân hoa 20g, quế chi 6g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, cam thảo 8g.

Điều trị chứng mẩn ngứa, dị ứng có thể phối hợp các vị thuốc sau: kim ngân hoa 20g, thổ phục linh 6g, quyết minh tử sao 6g, sinh địa 8g, mạch môn 8g, hoàng đằng 8g, huyền sâm 10g, liên kiều 10g.

 Phòng viêm màng não: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa

Bài 1: Ngân hoa bạc hà ẩm: kim ngân hoa 30g, bạc hà 10g, lô căn tươi 60g. Trước tiên sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút. Đem lọc lấy nước pha thêm đường cho uống.

Dùng cho trường hợp cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của nhiễm virut như sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch...

Bài 2: Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa, cúc hoa, liều lượng bằng nhau 10 - 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

Bài 4: Kim ngân hoa ẩm: kim ngân hoa 30g sắc lấy nước, cho thêm đường tùy ý, đun sôi lại, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp có sốt nóng, đầy bụng, nôn, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.

Bài 5: Cháo hạt sen kim ngân: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 60g, hạt sen 30g. Kim ngân nấu sắc lấy nước đem nấu cháo với gạo và hạt sen. Khi cháo được thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, các bệnh siêu vi cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.

Liều dùng cách dùng: 8 - 125g bằng cách nấu, sắc, hãm.

Giải độc trị nhọt:

- Bài 1: kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g. Sắc uống.

- Bài 2: kim ngân hoa tươi, giã nát, chế với rượu, đắp xung quanh chỗ đau. Trị mọi chứng ung thũng nhọt độc.

- Bài 3: kim ngân hoa (hoặc kim ngân dây) 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Sắc uống. Trị mụn nhọt sưng đau.

Những phương thuốc trị bệnh ngoài da có kim ngân

1. Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm kim ngân hoa 16g, trần bì 8g, đương quy 12g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng.

2. Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 8g, kinh giới 12g, trúc diệp 8g, bạc hà 6g, chi tử 6g, quả ké 8g, bồ công anh 12g, hạ khô thảo 8g, thổ phục linh 12g.

3. Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: kim ngân hoa 16g, quy vĩ 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 8g, thương truật 12g, quả ké 12g, hoàng bá 8g, đại hoàng 6g, hạ khô thảo 12g, thổ phục linh 12g, sài đất 8g, bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt).

Các phương trên sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút.

4. Kiêng kỵ: Rau muống, đỗ xanh (còn nguyên vỏ) các món ăn cay nóng, các gia vị kích thích thịt gà, cá chép, ếch, ba ba…

Tham khảo thêm>> Công dụng và cách dùng chữa bệnh từ cây Kim Ngân Hoa

Mua ở đâu:

KIM NGÂN HOA là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau: 

1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn. 

2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông. 

3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Kim ngân  hay nhẫn đông (danh pháp hai phần: Lonicera japonica) là loài thực vật bản địa của miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc (Hoa Bắc, Hoa Đông và Đài Loan), Nhật Bản, Triều Tiên. Cây kim ngân mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.

Kim ngân hoa hay còn có tên gọi khác là nhẫn đông hoa. Sở dĩ có tên này vì cây không những có khả năng chịu đựng được mùa đông mà còn có thể phát triển xanh tốt vào giai đoạn thời tiết này (nhẫn đông nghĩa là chịu đựng mùa đông). Cây kim ngân khi ra hoa có điểm rất đặc biệt là những hoa ra sớm sẽ có màu trắng như bạc, sau đó một thời gian nở lâu dài các hoa này sẽ chuyển sang màu vàng, cho nên trên cùng một cây ta có thể thấy được 2 màu sắc hoa cùng hiện diện là hoa trắng và hoa vàng, vì thế cây được đặt tên là kim ngân (kim là vàng, ngân là bạc).

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Kim Ngân, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây Kim ngân hoa

Trong các vị thuốc Y học cổ truyền, kim ngân hoa được coi là một vị thuốc quý, được ví như là một kháng sinh thực vật, có tác dụng điều trị hiệu quả nhiều bệnh có liên quan tới nhiễm khuẩn. Kim ngân hoa với tính vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, và thường được dùng chữa viêm xoang.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb

Tên khác: Dây nhẫn đông, Bóoc kim ngân (Tày), Chữa giang khẳm (Thái)

Mô tả cây: Kim ngân có tên khoa học là Lonicera japonica Thunb. Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh phía bắc nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Lạng Sơn. Ngày nay, cây đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi để làm thuốc điều trị bệnh. Đây là một loại cây có thân dây mọc leo, thân cây có khả năng vươn dài tới 10m hoặc hơn. Cành cây lúc còn non có màu lục nhạt, phủ lông mịn, khi cành già chuyển sang màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối hoặc vòng 3, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuống tròn, cuống ngắn, cả 2 mặt lá đều phủ lông mịn. Bộ phận thường được thu hái là hoa, còn cành lá ít được sử dụng hơn vì tác dụng dược lý so với hoa không hiệu quả bằng. Người ta thường thu hái vào đầu mùa hạ những hoa có nụ mới nở còn màu trắng chưa chuyển vàng là tốt nhất.

Bộ phận dùng: Hoa sắp nở, cành, lá. (Flos et caulis Lonicerae japonicae)

Nơi sống và thu hái: Chi Lonicera L. có khoảng 10 loài ở Việt Nam, tất cả đều dùng làm thuốc. Nguồn gốc ở Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc.

Thành phần hóa học: Hoa chứa flavonoid (luteolin, luteolin-7-glucosid, lonicerin, loniceraflavon), tinh dầu ( α-pinen, α-terpineol, eugenol, carvacrol). Hoa, thân, lá, rễ chứa acid clorogenic.

Tính vị, tác dụng: Phối hợp với các vị thuốc khác chữa mày đay, mụn nhọt, ban sởi, tả, lỵ, ho do phế nhiệt, ứng dụng điều trị bệnh thấp khớp, viêm mũi dị ứng và các bệnh dị ứng khác. Ở Trung Quốc dùng làm thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ, lợi tiểu. Kim ngân có tác dụng cải thiện chuyển hóa chất béo trong điều trị bệnh lipid máu, nước cất có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Theo Đông y, kim ngân hoa vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị sốt. Trong nhân gian thường sử dụng để chữa mụn nhọt, rôm sảy, thủy đậu, sởi, tả lỵ. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu cho thấy kim ngân có vai trò trong điều trị dị ứng, viêm mũi và thấp khớp. Liều thường dùng trong ngày từ 12 - 20g hoa khô.

Ngày nay, khi chiết xuất các thành phần có trong hoa kim ngân, người ta tìm thấy trong đó một số các chất có lợi trong việc phòng cũng như điều trị bệnh như flavonoid, saponin và các yếu tố khác có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống khối u, làm mau liền sẹo. Đồng thời, các chất hiện diện trong cây có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các căn bệnh mạn tính.

Qua một số nghiên cứu về khả năng sử dụng kim ngân hoa như một loại kháng sinh thực vật, người ta đã thấy được công dụng hiệu quả của nó đối với việc đề kháng một số vi khuẩn như: trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan huyết và có tác dụng yếu hơn đối với các loại vi khuẩn khác như: E.coli, phế cầu, tụ cầu vàng, bạch hầu. Ngoài ra, nó còn có khả năng ức chế một số nấm ngoài da khá hiệu quả.

Kim ngân hoa có khả năng kháng viêm, giảm xuất tiết, hạ sốt, làm thanh mát cơ thể. Người xưa thường sử dụng kim ngân pha nước uống để giải nhiệt cơ thể, làm dịu mát trong những ngày thời tiết oi bức, hay cho trẻ em sử dụng để điều trị rôm sảy, mẩn ngứa.

LƯU Ý:

Cũng cần lưu ý rằng, vì kim ngân có tính chất hàn nhiều nên khi sử dụng với hàm lượng cao hoặc lâu dài sẽ khiến cho tình trạng nê trệ hệ thống tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như: ăn uống không tiêu, đầy bụng, ợ hơi hoặc nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng tiêu phân lỏng. Các nghiên cứu hiện nay cũng cho thấy rằng, hoa kim ngân không có độc tính nên ta có thể yên tâm phần nào khi có những biểu hiện của tác dụng phụ. Nếu có xuất hiện những triệu chứng trên, người dùng hãy ngưng sử dụng hoặc giảm liều lượng trong vài ngày thì các tình trạng đó sẽ không còn nữa.

Cách dùng theo dân gian:

Kim ngân hoa có tác dụng thanh thấp nhiệt ở vị tràng, dùng để chữa trị kiết lỵ, có thể phối hợp với hoàng liên, rau sam. Hay dùng để lương huyết, cầm máu bằng cách đem kim ngân hoa sao vàng sém cạnh để trị chứng tiểu tiện ra máu.

Bên cạnh đó, các nhà lâm sàng còn thấy rằng sau khi sử dụng kim ngân hoa một thời gian có tác dụng làm hạ các cholesterol không có lợi trong cơ thể, đặc biệt là thành phần cholesterol trọng lượng phân tử thấp hay còn gọi là LDL-, yếu tố này nếu tăng nhiều trong hệ tuần hoàn sẽ dẫn tới những hệ quả bất lợi cho cơ thể, là nguyên nhân gây nguy cơ cao dẫn đến các căn bệnh mạn tính thường gặp như: xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các tai biến trên mạch máu não và tim. Đồng thời, khi sử dụng nó còn làm cho cơ thể trở nên hưng phấn hơn, tạo cảm giác dễ chịu hơn, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng hoặc đối với những người có cơ địa thiên về nhiệt, hay đang mệt mỏi, nóng trong người.

Những đối tượng đang mắc bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa mỡ máu có triệu chứng nóng bứt rứt trong người, hay nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, khô khát, ra mồ hôi nhiều có thể sử dụng phối hợp kim ngân hoa với các vị thuốc như: cúc hoa, sơn tra, mỗi vị 10g hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày cũng mang lại những hiệu quả tích cực.

Đơn thuốc có dùng cây:

Bài thuốc cổ Ngân kiều tán phối hợp kim ngân hoa với một số vị thuốc khác dùng để điều trị mụn nhọt, sốt, cảm rất hiệu quả: kim ngân hoa 40g, liên kiều 40g, kinh giới 16g, cát cánh 24g, đạm đậu xị 20g, bạc hà 24g, ngưu bàng tử 24g, trúc diệp 16g.

Bài thuốc cổ Bạch hổ quế chi thang được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về viêm khớp đang có diễn biến cấp tính, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, bài thuốc phối hợp vị kim ngân hoa với các vị thuốc khác như: thạch cao 40g, kim ngân hoa 20g, quế chi 6g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, thương truật 8g, tang chi 12g, ngạnh mễ 12g, cam thảo 8g.

Điều trị chứng mẩn ngứa, dị ứng có thể phối hợp các vị thuốc sau: kim ngân hoa 20g, thổ phục linh 6g, quyết minh tử sao 6g, sinh địa 8g, mạch môn 8g, hoàng đằng 8g, huyền sâm 10g, liên kiều 10g.

 Phòng viêm màng não: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh 20g, hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

Bài thuốc chữa bệnh từ kim ngân hoa

Bài 1: Ngân hoa bạc hà ẩm: kim ngân hoa 30g, bạc hà 10g, lô căn tươi 60g. Trước tiên sắc lô căn và kim ngân khoảng 15 phút, cho tiếp bạc hà đun thêm trong 3 phút. Đem lọc lấy nước pha thêm đường cho uống.

Dùng cho trường hợp cảm nhiệt, sốt nóng, thời kỳ đầu của nhiễm virut như sốt xuất huyết, phát ban, sốt sưng hạch...

Bài 2: Nước chè kim ngân hoa cúc: kim ngân hoa, cúc hoa, liều lượng bằng nhau 10 - 12g. Pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp cảm nắng (say nắng, say nóng), nổi ban mẩn ngứa dị ứng.

Bài 4: Kim ngân hoa ẩm: kim ngân hoa 30g sắc lấy nước, cho thêm đường tùy ý, đun sôi lại, chia uống 3 lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp có sốt nóng, đầy bụng, nôn, đại tiện xuất huyết, đau quặn bụng.

Bài 5: Cháo hạt sen kim ngân: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 60g, hạt sen 30g. Kim ngân nấu sắc lấy nước đem nấu cháo với gạo và hạt sen. Khi cháo được thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy cấp, lỵ cấp, mụn nhọt cấp tính, các bệnh siêu vi cấp sốt nóng, sưng hạch phát ban.

Liều dùng cách dùng: 8 - 125g bằng cách nấu, sắc, hãm.

Giải độc trị nhọt:

- Bài 1: kim ngân hoa 20g, cam thảo 20g. Sắc uống.

- Bài 2: kim ngân hoa tươi, giã nát, chế với rượu, đắp xung quanh chỗ đau. Trị mọi chứng ung thũng nhọt độc.

- Bài 3: kim ngân hoa (hoặc kim ngân dây) 12g, cúc hoa 2g, bồ công anh 12g, sinh cam thảo 4g. Sắc uống. Trị mụn nhọt sưng đau.

Những phương thuốc trị bệnh ngoài da có kim ngân

1. Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm kim ngân hoa 16g, trần bì 8g, đương quy 12g, phòng phong 8g, bạch chỉ 8g, cam thảo 4g, bối mẫu 6g, nhũ hương 4g, một dược 4g, thiên hoa phấn 8g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng.

2. Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g, ngưu bàng tử 8g, kinh giới 12g, trúc diệp 8g, bạc hà 6g, chi tử 6g, quả ké 8g, bồ công anh 12g, hạ khô thảo 8g, thổ phục linh 12g.

3. Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: kim ngân hoa 16g, quy vĩ 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 8g, thương truật 12g, quả ké 12g, hoàng bá 8g, đại hoàng 6g, hạ khô thảo 12g, thổ phục linh 12g, sài đất 8g, bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt).

Các phương trên sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút.

4. Kiêng kỵ: Rau muống, đỗ xanh (còn nguyên vỏ) các món ăn cay nóng, các gia vị kích thích thịt gà, cá chép, ếch, ba ba…

Tham khảo thêm>> Công dụng và cách dùng chữa bệnh từ cây Kim Ngân Hoa

Mua ở đâu:

KIM NGÂN HOA là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau: 

1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn. 

2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông. 

3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Kim ngân  hay nhẫn đông (danh pháp hai phần: Lonicera japonica) là loài thực vật bản địa của miền Bắc Việt Nam, Trung Quốc (Hoa Bắc, Hoa Đông và Đài Loan), Nhật Bản, Triều Tiên. Cây kim ngân mọc khá phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và được trồng rộng khắp tại Việt Nam. Tại một số nước, kim ngân là loài cây xâm thực.

Kim ngân hoa hay còn có tên gọi khác là nhẫn đông hoa. Sở dĩ có tên này vì cây không những có khả năng chịu đựng được mùa đông mà còn có thể phát triển xanh tốt vào giai đoạn thời tiết này (nhẫn đông nghĩa là chịu đựng mùa đông). Cây kim ngân khi ra hoa có điểm rất đặc biệt là những hoa ra sớm sẽ có màu trắng như bạc, sau đó một thời gian nở lâu dài các hoa này sẽ chuyển sang màu vàng, cho nên trên cùng một cây ta có thể thấy được 2 màu sắc hoa cùng hiện diện là hoa trắng và hoa vàng, vì thế cây được đặt tên là kim ngân (kim là vàng, ngân là bạc).

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280