Cây Ké Đầu Ngựa, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý
Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Xanthium indicum Klatt, X. sibiricum Patrin ex Widder, X. japonicum Widder., X. orientale Bl.
Tên khác: Ké; Thương nhĩ, Thượng nhĩ, Miêu trảo thảo
Mô tả cây: Cây ké đầu ngựa là cây bụi nhỏ cao khoảng 1-2 mét sống hàng năm, thân cây có khía rãnh, lá mọc so le, phiến lá hơi ba cạnh, mép lá có răng cưa, có lông cứng ngắn, cụm hoa hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao khoảng 10mm, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm. Trái có móc có thể móc vào lông động vật hay tóc người rất khó gỡ ra.
Bộ phận dùng: Quả (Fructus Xanthii strumarii), có khi dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam,Thái Lan, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang từ Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa đến Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang ở các đồi bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trống có nhiều ánh sáng. Ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào tháng 6-7. Cách chế làm thuốc: Thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ giã dập.
Thành phần hóa học: Trong quả ké đầu ngựa có chứa 30% chất béo, 1,27% chất glucozit, 3,3% chất nhựa, và vitamin C. Quả ké đầu ngựa còn chứa Carboxy atratylozit dạng muối có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh và có độc tính , ngoài ra chất Xanthetin, Xanthamin có tác dụng kháng khuẩn. Toàn thân cây ké đầu ngựa chứa nhiều iốt, 1 gam lá hay thân cây ké chưa trung bình 200 mg iốt, 1 gam quả ké đầu ngựa chứa 220-230 mg iốt, nếu nấu sắc cô đặc thành cao thì 15 phút nấu cao chứa 300mg iốt. Chính vì thế người ta dùng cây ké đầu ngựa trong điều trị bệnh bướu cổ.
Tính vị, tác dụng: Cây ké có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc, có tác dụng vào phế kinh làm ra mồ hôi giúp tán phong (phong nhiệt), giảm đau nhức phong thấp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ké đầu ngựa chữa lở loét, mụn nhọt, đau răng đau cổ họng, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào,…
Người Trung Quốc chế thành cao thương nhĩ với cách làm sau: từ tháng 5-9 hái toàn thân cây ké đầu ngựa về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao này dễ lên men làm bật nút chai, khi uống nên hòa với nước ấm, dùng 6g-8g cao mỗi ngày, uống từ nửa tháng đến 2 tháng chuyên chữa bệnh lở loét mụn nhọt.
LƯU Ý:
Cũng cần lưu ý rằng trong ké đầu ngựa có độc ở gai nên phải sao cháy loại bỏ hết gai. Thuốc đã bào chế chỉ dùng trong 30 ngày. Ngoài ra, những người mắc chứng huyết hư hay đau đầu không được dùng ké đầu ngựa.
Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có Ké Đầu Ngựa, không ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.
Cách dùng theo dân gian:
Chữa phong thấp đau khớp
Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g, sắc lên để uống.
Chữa đau răng
Sắc nước quả ké đầu ngựa với lượng nước vừa, xong lấy nước ngậm lâu 10 phát lại nhỗ bỏ, ngậm làm nhiều lần.
Chốc lở ở trẻ nhỏ
Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Tổ đỉa
Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g.
Nổi mày đay
Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác: Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều: Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.
Bệnh phong
Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượu để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày.
Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống.
Đơn thuốc có dùng cây:
- Bài thuốc chữa dị ứng: Ké đầu ngựa 15 g, khổ sâm 8 g, hoàng cầm 8 g, chi tử 8 g, phòng phong 8 g, cam thảo 4 g, sinh địa 12 g...
- Bài thuốc chữa mụn nhọt: Ké đầu ngựa 12 g, sài đất 16 g, bồ công anh 12 g, kim ngân hoa 12 g...
- Bài thuốc chữa viêm xoang: Ké đầu ngựa 12 g, bạc hà 6 g, thương truật 8 g, kim ngân hoa 12 g, bồ công anh 12 g, cam thảo 4 g... Nếu dùng cho trẻ em thì giảm số lượng tùy theo tuổi và sức khỏe của trẻ.
- Bài thuốc chữa thấp khớp: Ké đầu ngựa 16 g, độc hoạt 8 g, rễ cỏ xước 40 g, hy thiêm thảo 30 g, thổ phục linh 16 g, cỏ nhọ nồi 16 g, quế chi 12 g... và nhiều bài thuốc khác...
Hoặc Đơn thuốc:
1. Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.
2. Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.
3. Chữa phong hủi: Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống. Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.
4. Chữa chứng phong khí mẩn ngứa: Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.
5. Chữa đau răng: Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày.
6. Apxe sâu: Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.
7. Apxe vú, bị thương chảy máu: Giã cây tươi đắp ngoài
8. Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay: Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).
Mua ở đâu:
Ké Đầu Ngựa: là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y Học Cổ Truyền... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. hoặc các cơ sở thuốc Nam Y, Thuốc Ta.
Thông tin khác:
Theo nghiên cứu, ké đầu ngựa còn có tác dụng kháng vi sinh vật, hạ đường huyết, ảnh hưởng tốt đối với tim mạch, hệ thống huyết dịch, chống viêm và trấn thống (giảm đau). Vị thuốc này còn có tác dụng tốt đối với hệ hô hấp, chống ôxy hóa.
Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc “thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).
- Cây Bồng Bồng, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Na Rừng, Tên khoa hoc, thanh phần hóa học, công dụng chữa bệnh của Na Rừng
- Cây bạch hoa xà thiệt thảo, Tên khoa học, Thành phần hóa học tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Ba Chạc, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Câu Kỷ Tử, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của vị thuốc câu kỷ tử
Sức khỏe đời sống
- Thuốc và sức khỏe
- Dinh dưỡng
- Thế giới tâm linh
- Đông tây y kết hợp
- Vắc xin tiêm phòng bệnh
- Thuốc tây y
- Bệnh viện - Trung tâm y tế
- Vệ sinh an toàn thực phẩm - Dược Phẩm
- Món Ăn Ngon Lại Còn Chữa Bệnh
- Món chay ngon
- Những bài văn khấn thông dụng
- Thực phẩm Hữu Cơ Organic
- Phật Pháp và Cuộc Sống
- Nhà Thuốc Đông Y Việt Nam
- Hỏi đáp thắc mắc
- Những vị thuốc nam Y học Cổ truyền Việt Nam
- Kiến thức Làm đẹp
- Đông y trị bệnh
- Vận mệnh năm 2020
Bài thuốc nam chữa bệnh
-
Tổng hợp những cây thuốc nam, cây thảo dược trị bệnh tiểu đường
- Bài thuốc ngâm rượu: Cách chọn bài thuốc ngâm rượu phù hợp với cơ địa từng người
- Những bài thuốc đông y chữa bệnh khó có thai
- Những bài thuốc Đông y chữa bệnh mất ngủ, đau đầu
- 17 Bài thuốc đông y dễ làm chữa bệnh hôi nách hiệu quả tận gốc
- Những món ăn bài thuốc Nam y chữa bệnh Viêm gan hiệu quả
- Những bài thuốc Nam chữa bệnh hiệu quả từ lá, quả, vỏ và rễ cây Nhàu
- Những Bài thuốc đông y chữa viêm Viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả
- Những bài thuốc đông y trị viêm xoang, viêm xoang mạn tính, hiệu quả nhất
- Những Bài thuốc đông y chữa viêm amidan hiệu quả nhất dùng cho người lớn và trẻ em
Bệnh ung thư
- Bệnh ung thư vú
- Bệnh ung thư máu
- Ung thư vòm họng
- Ung thư dạ dày
- Ung thư gan
- Bệnh Ung Thư ở Trẻ Em
- Ung thư và sản phẩm tự nhiên
- Những phát hiện mới về bệnh Ung Thư
Cây thuốc Nam
- Cây Kê Huyết Đằng
- Cây Bồ Công Anh
- Sâm Ngọc Linh
- Cây Tam Thất
- Nấm Linh Chi
- Cây Kim Ngân Hoa
- Cây cỏ xước
- Cây Thiên Môn
- Cây gai
- Cây địa hoàng
- Đông trùng hạ thảo
- Cam thảo nam hay Cam thảo đất
- Nghiên cứu Dược Liệu
- Cây Hà Thủ Ô
Bệnh thường gặp
- Ung thư
- Vô sinh
- Bệnh trẻ em
- Bệnh truyền nhiễm
- Tai mũi họng
- Bệnh bướu cổ
- Bệnh sỏi thận
- Bệnh viêm xoang
- Bệnh Thần kinh
- Bệnh tim mạch
- Kiến thức chăm sóc bé
- Bệnh khớp - Viêm khớp
- Bệnh về đường hô hấp ở trẻ em
- Bệnh về tiêu hóa ở trẻ em
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
- Bệnh trĩ
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh gut - gout
- Bệnh cao huyết áp
- Bệnh Gan- Viêm gan
- Bệnh AIDS - SIDA - HIV
- Bệnh hen
- Bệnh ngoài da thường gặp
- Chữa bệnh mất ngủ tại nhà
- Kiến thức Phụ Nữ Sau Sinh cần biết
- Thai sản
- Các thuốc không dùng khi mang thai, cho con bú
-
Đình chỉ và thu hồi sản phẩm sữa rửa mặt Cleanser nhãn hàng Linh Chi Vàng VIP vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Thông báo thu hồi sản phẩm Kem bôi da Thuần Mộc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Tin mới đăng
-
Đình chỉ và thu hồi sản phẩm sữa rửa mặt Cleanser nhãn hàng Linh Chi Vàng VIP vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Thông báo thu hồi sản phẩm Kem bôi da Thuần Mộc không đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Thu hồi toàn quốc Kem bôi mắt của Công ty TNHH MTV thương mại và xuất nhập khẩu Kỳ Phong chứa paraben
- Cục Quản Lý Dược Đình Chỉ Lưu Hành và Tiêu Hủy Mỹ Phẩm Không Đạt Chất Lượng Của Công Ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Khang Thịnh
- Cảnh Giác với 'Thần Y' Khoác Áo Tu Hành
Cây thuốc quý
-
Cây Xạ Can, rẻ quạt, Tên khoa học, Thành phần hóa học, Tác dụng chữa bệnh của cây (Belamcanda sinensis)
- Cây Diệp hạ châu, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây (Phyllanthus urinaria L)
- Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Nấm Linh chi, Nấm lim - Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm
- Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây
Bạn cần biết
-
Nghe nhà sư giảng về nguồn gốc tâm linh của ung thư
- Mười công đức lớn của việc phát tâm in kinh Phật
- Chuỗi tràng hạt Phật giáo, nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng
- Xem bộ tranh nhân quả báo ứng ai cũng nên xem để biết
- Miệng nói lời cay độc bao nhiêu, đời người bạc mệnh bấy nhiêu
- Quả báo kinh hãi mang đến cho tội tà dâm, Ngoại tình
- Tổng thống Obama gởi thông điệp Phật đản
- Vòng duyên nghiệp không ai có thể thoát
- Khổ đau, sinh tử cũng từ tâm
- Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư và niệm Phật Dược Sư
- Ý Nghĩa Ngày Phật Đản - Vesak
- Ý nghĩa của việc cúng dường chư Phật
Cây Ké Đầu Ngựa, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý
Tên khoa học: Xanthium strumarium L., Xanthium indicum Klatt, X. sibiricum Patrin ex Widder, X. japonicum Widder., X. orientale Bl.
Tên khác: Ké; Thương nhĩ, Thượng nhĩ, Miêu trảo thảo
Mô tả cây: Cây ké đầu ngựa là cây bụi nhỏ cao khoảng 1-2 mét sống hàng năm, thân cây có khía rãnh, lá mọc so le, phiến lá hơi ba cạnh, mép lá có răng cưa, có lông cứng ngắn, cụm hoa hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao khoảng 10mm, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có vỏ (thực chất là lá bắc) rất cứng và dai, có hai ngăn, mỗi ngăn là một quả thật hình thoi dài 1,5cm. Trái có móc có thể móc vào lông động vật hay tóc người rất khó gỡ ra.
Bộ phận dùng: Quả (Fructus Xanthii strumarii), có khi dùng toàn cây.
Nơi sống và thu hái: Phân bố ở Ấn Độ, Việt Nam,Thái Lan, Indonesia. Ở nước ta, cây mọc hoang từ Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa đến Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang ở các đồi bãi, ven đường, các bãi cỏ, nơi trống có nhiều ánh sáng. Ra hoa hầu như quanh năm, chủ yếu vào tháng 6-7. Cách chế làm thuốc: Thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ giã dập.
Thành phần hóa học: Trong quả ké đầu ngựa có chứa 30% chất béo, 1,27% chất glucozit, 3,3% chất nhựa, và vitamin C. Quả ké đầu ngựa còn chứa Carboxy atratylozit dạng muối có tác dụng làm hạ đường huyết mạnh và có độc tính , ngoài ra chất Xanthetin, Xanthamin có tác dụng kháng khuẩn. Toàn thân cây ké đầu ngựa chứa nhiều iốt, 1 gam lá hay thân cây ké chưa trung bình 200 mg iốt, 1 gam quả ké đầu ngựa chứa 220-230 mg iốt, nếu nấu sắc cô đặc thành cao thì 15 phút nấu cao chứa 300mg iốt. Chính vì thế người ta dùng cây ké đầu ngựa trong điều trị bệnh bướu cổ.
Tính vị, tác dụng: Cây ké có vị ngọt, tính ôn nhưng hơi độc, có tác dụng vào phế kinh làm ra mồ hôi giúp tán phong (phong nhiệt), giảm đau nhức phong thấp.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Ké đầu ngựa chữa lở loét, mụn nhọt, đau răng đau cổ họng, bướu cổ, nấm tóc, hắc lào,…
Người Trung Quốc chế thành cao thương nhĩ với cách làm sau: từ tháng 5-9 hái toàn thân cây ké đầu ngựa về phơi khô, cắt nhỏ nấu với nước, lọc và cô thành cao mềm. Cao này dễ lên men làm bật nút chai, khi uống nên hòa với nước ấm, dùng 6g-8g cao mỗi ngày, uống từ nửa tháng đến 2 tháng chuyên chữa bệnh lở loét mụn nhọt.
LƯU Ý:
Cũng cần lưu ý rằng trong ké đầu ngựa có độc ở gai nên phải sao cháy loại bỏ hết gai. Thuốc đã bào chế chỉ dùng trong 30 ngày. Ngoài ra, những người mắc chứng huyết hư hay đau đầu không được dùng ké đầu ngựa.
Lưu ý: Khi dùng vị thuốc có Ké Đầu Ngựa, không ăn thịt lợn, thịt ngựa vì với người mẫn cảm có thể bị nổi quầng trên da. Phụ nữ mang thai, con bú không được dùng bài thuốc có ké đầu ngựa.
Cách dùng theo dân gian:
Chữa phong thấp đau khớp
Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g, sắc lên để uống.
Chữa đau răng
Sắc nước quả ké đầu ngựa với lượng nước vừa, xong lấy nước ngậm lâu 10 phát lại nhỗ bỏ, ngậm làm nhiều lần.
Chốc lở ở trẻ nhỏ
Ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, chế thành trà thuốc đóng gói 30g. Ngày uống 1 gói, hãm với nước sôi 500ml. Uống nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi uống nửa gói.
Tổ đỉa
Quả ké 50g, thổ phục linh 50g, hạ khô thảo 50g, vỏ núc nác 30g, sinh địa 20g, hạt dành dành 15g. Tán bột làm viên. Ngày uống 20-25g.
Nổi mày đay
Loại mày đay từng đám lặn chỗ này, mọc chỗ khác: Thương nhĩ tử 10g, kinh giới 15g, bạc hà 15g. Tất cả rửa sạch nấu lấy nước (bỏ bã) nấu cháo.
Loại mày đay đỏ, nóng, ngứa nhiều: Hạt thương nhĩ tử 15g, sinh địa 30g, bạc hà 12g. Nấu lấy nước uống.
Bệnh phong
Ké đầu ngựa giã vắt lấy nước cốt cô thành cao, làm thỏi 300g, lấy 1 con cá quả đen, mổ bụng, để ruột không bỏ, cho vào một thỏi ké. Nấu chín với rượu để ăn. Ăn 3-5 con. Kiêng muối 100 ngày.
Các loại ké đắng, cay, thầu dầu tía, củ khúc khắc mỗi thứ 12g, lá khổ sâm, lá hồng hoa, lá thanh cao, lá kinh giới, sà sàng, bạch chỉ mỗi vị 8g, nam sâm 4g. Sắc uống.
Đơn thuốc có dùng cây:
- Bài thuốc chữa dị ứng: Ké đầu ngựa 15 g, khổ sâm 8 g, hoàng cầm 8 g, chi tử 8 g, phòng phong 8 g, cam thảo 4 g, sinh địa 12 g...
- Bài thuốc chữa mụn nhọt: Ké đầu ngựa 12 g, sài đất 16 g, bồ công anh 12 g, kim ngân hoa 12 g...
- Bài thuốc chữa viêm xoang: Ké đầu ngựa 12 g, bạc hà 6 g, thương truật 8 g, kim ngân hoa 12 g, bồ công anh 12 g, cam thảo 4 g... Nếu dùng cho trẻ em thì giảm số lượng tùy theo tuổi và sức khỏe của trẻ.
- Bài thuốc chữa thấp khớp: Ké đầu ngựa 16 g, độc hoạt 8 g, rễ cỏ xước 40 g, hy thiêm thảo 30 g, thổ phục linh 16 g, cỏ nhọ nồi 16 g, quế chi 12 g... và nhiều bài thuốc khác...
Hoặc Đơn thuốc:
1. Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút: Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.
2. Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu: Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.
3. Chữa phong hủi: Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống. Thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, Lá Cà độc dược, lá Trắc bá, lá Cau, lá Khổ sâm, lá Ngải cứu, lá Thông, lá Quýt nấu nước trước xông, sau tắm.
4. Chữa chứng phong khí mẩn ngứa: Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen. Phối hợp với thuốc dùng ngoài: Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.
5. Chữa đau răng: Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày.
6. Apxe sâu: Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.
7. Apxe vú, bị thương chảy máu: Giã cây tươi đắp ngoài
8. Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay: Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang (Kinh nghiệm ở An giang).
Mua ở đâu:
Ké Đầu Ngựa: là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị Y Học Cổ Truyền... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng. hoặc các cơ sở thuốc Nam Y, Thuốc Ta.
Thông tin khác:
Theo nghiên cứu, ké đầu ngựa còn có tác dụng kháng vi sinh vật, hạ đường huyết, ảnh hưởng tốt đối với tim mạch, hệ thống huyết dịch, chống viêm và trấn thống (giảm đau). Vị thuốc này còn có tác dụng tốt đối với hệ hô hấp, chống ôxy hóa.
Ké đầu ngựa có nhiều loại như ké đầu ngựa, ké hoa vàng, ké hoa đào, ké đồng tiền… nhưng dùng làm thuốc để chữa viêm mũi là loại ké đầu ngựa giàu dược tính, với tên thuốc “thương nhĩ tử” trong Đông y chính là quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu ngựa (Fructus Xanthii strumarii).
- Cây Bồng Bồng, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Na Rừng, Tên khoa hoc, thanh phần hóa học, công dụng chữa bệnh của Na Rừng
- Cây bạch hoa xà thiệt thảo, Tên khoa học, Thành phần hóa học tác dụng chữa bệnh của cây
- Cây Ba Chạc, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây
- Câu Kỷ Tử, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của vị thuốc câu kỷ tử