ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Cỏ Xước, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo y học cổ truyền Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, mạnh gân, lợi thủy, thông lâm. Thường được dùng chữa các bệnh cảm mạo phát sốt, phong thấp, đau lưng, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái dắt, sốt rét, lỵ, trục thai chết lưu.. Ngày dùng 12 - 40g. Còn được dùng ngoài chữa lở ngứa.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Achyranthes aspera L., Tên đồng nghĩa A. aspera var. rubro-fusca Wight, A. canescens R. Br., A. grandifolia Moq., A. argentea Decne, Cyathula geniculata Lour.

Tên khác: Cỏ xước, còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất , Cở sướt: Tên khác: Achiranthes aspera var. rubro-fusca Wight; Cyathula geniculata Lour.;

Mô tả cây: Cỏ xước, còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất (danh pháp hai phần: Achyranthes aspera) là một loài thực vật thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Cây thảo sống hằng năm hay hai năm, cao khoảng 1m. Rễ nhỏ, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, dài 10 - 15cm, đường kính 2 - 5mm. Lá mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20 - 30cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài. Ra hoa vào mùa hè - thu.

Bộ phận dùng: Rễ (Radix Achyranthis asperae) đã phơi khô hay sấy khô.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cũng gặp khá phổ biến. Cây mọc trên các bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi nơi có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500m.

Thành phần hóa học: Rễ chứa saponin, trong đó phần aglycon là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhamnose Rễ chứa ecdisteron, achiranthin; thân chứa K; hột chứa saponin.

Tính vị, tác dụng: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, hoạt huyết mạnh gân. Rễ dùng trị cảm mạo phát sốt, sốt rét, lỵ, thấp khớp tạng thấp, viêm thận phù thủng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:

1. Cảm mạo phát sốt, sổ mũi; 2. Sốt rét, lỵ; 3. Viêm màng tai, quai bị; 4. Thấp khớp tạng khớp; 5. Viêm thận phù thũng; 6. Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt; 7. Đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều; 7. Đòn ngã tổn thương. Liều dùng: 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để làm se. Hạt được dùng trị chứng sợ nước.

LƯU Ý:

Chú ý: phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai. Người bị ỉa chảy hoặc nam giới mắc bệnh di tinh cũng không nên dùng.

Cách dùng theo dân gian:

Ngọn và lá non thu hái vào lúc cây chưa có hoa, đem vò kỹ, thái nhỏ, rửa sạch, chần qua nước sôi có thể xào hoặc nấu canh. Người ta đã biết trong loại rau này có các thành phần tính theo g% là: nước 81,9; protein 3,7; glucid 9,2; xơ 2,9; tro 2,3 và tính theo mg%: caroten 2,6; vitamin C 20. 

Đơn thuốc có dùng cây:

Một số bài thuốc thường dùng:

Chữa thấp khớp: Rễ Cỏ xước 40g, Hy thiên 20g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Ké đầu ngựa 12g, sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rễ Cỏ xước 20g, Củ gấu tứ chế, Ích mẫu, Nghệ đen, mỗi vị 16g; Lá Mần tưới, Tô mộc, Chỉ xác mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa phụ nữ bí đái: Cỏ xước 16 - 24g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phù thũng, vàng da: Rễ Cỏ xước, rễ Cỏ tranh, Bông mã đề, Mộc thông (dây Khố rách), mỗi vị 25g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt rét: Lá Cỏ xước 1 nắm to. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm miệng: Rễ Cỏ xước nhai, ngậm hoặc sắc uống.

Chữa huyết áp cao:

 - Rễ Cỏ xước, cỏ Nhọ nồi, mỗi vị 10g; Lá Bạc hà 100g, Măng vòi 9 cái, nước vo gạo 300ml. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, cho vào nước vo gạo sắc, lọc lấy 100ml, uống trong ngày.

 - Rễ Cỏ xước 20g, lá Dâu bánh tẻ 20g, Hoa hèo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sỏi niệu quản: Rễ Cỏ xước 12g, Cỏ bợ 50g, Kim tiền thảo 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa lở ngứa: Lá Cỏ xước 30g, Mã đề 20g, Râu ngô 16g, Kim ngâm hoa 20g, Sài đất 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2- 3 lần.

Chữa sốt cao: Lá Cỏ xước 30g tươi; Cỏ nhọ nồi, Ké đầu ngựa, Tía tô, củ hoặc lá Sắn dây, mỗi vị 20g; Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa rắn cắn: Cơ xước toàn cây, xay hoặc giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Bã đắp vào vết rắn cắn.

Chữa viêm tai giữa: Cỏ xước giã nát, nhỏ dịch chiết vào tai, ngày nhỏ hai lần tong 1 - 2 ngày.

Phòng ngừa có thai: Rễ Cỏ xước 10g. Sắc uống ngày một thang sau khi hành kinh. Uống đều đặn hàng ngày.

Chứa xơ gan: Rễ Cỏ xước 20g, Đậu đen 30g, Chó đẻ răng cưa 20g, Rễ Cơ tranh 20g, Cam thảo dây 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Mua ở đâu:

Đang cập nhập....

Thông tin khác:


Đọc thêm >> Công dụng và cách dùng chữa bệnh từ cây Cỏ Xước

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Cỏ Xước, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo y học cổ truyền Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh Can và Thận. Có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, mạnh gân, lợi thủy, thông lâm. Thường được dùng chữa các bệnh cảm mạo phát sốt, phong thấp, đau lưng, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái dắt, sốt rét, lỵ, trục thai chết lưu.. Ngày dùng 12 - 40g. Còn được dùng ngoài chữa lở ngứa.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Achyranthes aspera L., Tên đồng nghĩa A. aspera var. rubro-fusca Wight, A. canescens R. Br., A. grandifolia Moq., A. argentea Decne, Cyathula geniculata Lour.

Tên khác: Cỏ xước, còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất , Cở sướt: Tên khác: Achiranthes aspera var. rubro-fusca Wight; Cyathula geniculata Lour.;

Mô tả cây: Cỏ xước, còn gọi là ngưu tất nam, thổ ngưu tất (danh pháp hai phần: Achyranthes aspera) là một loài thực vật thuộc họ Dền (Amaranthaceae). Cây thảo sống hằng năm hay hai năm, cao khoảng 1m. Rễ nhỏ, cong queo, bé dần từ cổ rễ đến chóp rễ, dài 10 - 15cm, đường kính 2 - 5mm. Lá mọc đối, mép lượn sóng. Hoa nhiều, mọc thành bông dài 20 - 30cm ở ngọn cây. Quả nang, có lá bắc tồn tại thành gai nhọn. Hạt hình trứng dài. Ra hoa vào mùa hè - thu.

Bộ phận dùng: Rễ (Radix Achyranthis asperae) đã phơi khô hay sấy khô.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam cũng gặp khá phổ biến. Cây mọc trên các bãi cỏ, nương rẫy cũ, quanh làng bản, ven đường đi, bờ bụi nơi có ánh sáng và đất tốt, tới độ cao 1500m.

Thành phần hóa học: Rễ chứa saponin, trong đó phần aglycon là acid oleanolic, phần đường là glucose, galactose, rhamnose Rễ chứa ecdisteron, achiranthin; thân chứa K; hột chứa saponin.

Tính vị, tác dụng: Cỏ xước có vị đắng, chua, tính bình, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khu phong trừ thấp, hoạt huyết mạnh gân. Rễ dùng trị cảm mạo phát sốt, sốt rét, lỵ, thấp khớp tạng thấp, viêm thận phù thủng, tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt, đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều, đòn ngã tổn thương. Liều dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Rễ cây và các bộ phận khác được dùng trị:

1. Cảm mạo phát sốt, sổ mũi; 2. Sốt rét, lỵ; 3. Viêm màng tai, quai bị; 4. Thấp khớp tạng khớp; 5. Viêm thận phù thũng; 6. Tiểu tiện không lợi, đái dắt, đái buốt; 7. Đau bụng kinh, vô kinh, kinh nguyệt không đều; 7. Đòn ngã tổn thương. Liều dùng: 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.

Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây trị bệnh phù, bệnh trĩ, nhọt, phát ban da, đau bụng và rắn cắn. Rễ được dùng sắc để làm se. Hạt được dùng trị chứng sợ nước.

LƯU Ý:

Chú ý: phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai. Người bị ỉa chảy hoặc nam giới mắc bệnh di tinh cũng không nên dùng.

Cách dùng theo dân gian:

Ngọn và lá non thu hái vào lúc cây chưa có hoa, đem vò kỹ, thái nhỏ, rửa sạch, chần qua nước sôi có thể xào hoặc nấu canh. Người ta đã biết trong loại rau này có các thành phần tính theo g% là: nước 81,9; protein 3,7; glucid 9,2; xơ 2,9; tro 2,3 và tính theo mg%: caroten 2,6; vitamin C 20. 

Đơn thuốc có dùng cây:

Một số bài thuốc thường dùng:

Chữa thấp khớp: Rễ Cỏ xước 40g, Hy thiên 20g, Thổ phục linh 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngải cứu 12g, Ké đầu ngựa 12g, sao vàng. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều: Rễ Cỏ xước 20g, Củ gấu tứ chế, Ích mẫu, Nghệ đen, mỗi vị 16g; Lá Mần tưới, Tô mộc, Chỉ xác mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa phụ nữ bí đái: Cỏ xước 16 - 24g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa phù thũng, vàng da: Rễ Cỏ xước, rễ Cỏ tranh, Bông mã đề, Mộc thông (dây Khố rách), mỗi vị 25g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sốt rét: Lá Cỏ xước 1 nắm to. Sắc uống ngày một thang.

Chữa viêm miệng: Rễ Cỏ xước nhai, ngậm hoặc sắc uống.

Chữa huyết áp cao:

 - Rễ Cỏ xước, cỏ Nhọ nồi, mỗi vị 10g; Lá Bạc hà 100g, Măng vòi 9 cái, nước vo gạo 300ml. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, cho vào nước vo gạo sắc, lọc lấy 100ml, uống trong ngày.

 - Rễ Cỏ xước 20g, lá Dâu bánh tẻ 20g, Hoa hèo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Chữa sỏi niệu quản: Rễ Cỏ xước 12g, Cỏ bợ 50g, Kim tiền thảo 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa lở ngứa: Lá Cỏ xước 30g, Mã đề 20g, Râu ngô 16g, Kim ngâm hoa 20g, Sài đất 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2- 3 lần.

Chữa sốt cao: Lá Cỏ xước 30g tươi; Cỏ nhọ nồi, Ké đầu ngựa, Tía tô, củ hoặc lá Sắn dây, mỗi vị 20g; Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Chữa rắn cắn: Cơ xước toàn cây, xay hoặc giã nhỏ, vắt lấy nước uống. Bã đắp vào vết rắn cắn.

Chữa viêm tai giữa: Cỏ xước giã nát, nhỏ dịch chiết vào tai, ngày nhỏ hai lần tong 1 - 2 ngày.

Phòng ngừa có thai: Rễ Cỏ xước 10g. Sắc uống ngày một thang sau khi hành kinh. Uống đều đặn hàng ngày.

Chứa xơ gan: Rễ Cỏ xước 20g, Đậu đen 30g, Chó đẻ răng cưa 20g, Rễ Cơ tranh 20g, Cam thảo dây 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 - 3 lần.

Mua ở đâu:

Đang cập nhập....

Thông tin khác:


Đọc thêm >> Công dụng và cách dùng chữa bệnh từ cây Cỏ Xước

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280