ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Ba kích, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận. Ba kích còn có tên là Dây ruột gà có tên khoa học: Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Morinda officinalis How

Tên khác: Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà

Mô tả cây: Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, sau nhẵn, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình ngọn giáo hay bầu dục dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, mọc thành tán ở nách lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-10.

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô - Radix Morindae Officinalis, được gọi là Ba kích, Ba kích thiên.

Nơi sống và thu hái: Mọc hoang ở ven rừng thứ sinh, trung du và miền núi. Gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hoà Bình, Có nhiều nơi như ở Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú trồng để đảm bảo nhu cầu trong nước. Trồng bằng những đoạn rễ trên đất nhiều màu, ẩm, mát, được che bóng, có giá tựa cho cây leo. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Có thể đào rễ quanh năm tốt nhất là vào mùa thu- đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy cho gần khô, đập dẹt rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.

Thành phần hóa học: Rễ tươi chứa chất đường, nhựa acid hữu cơ, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol. Rễ tươi chứa vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ba kích được dùng chữa dương uỷ, phong thấp cứơc khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân. Ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bí kinh, phong thấp, huyết áp cao.

Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Người ta thường đào củ cây mọc hoang về nấu với thịt và ăn hoặc ngâm rượu uống để bồi bổ sức khoẻ.

LƯU Ý:

Một số cây có thể nhầm lẫn với Ba kích tím do hình dáng cây:

Ba kích lông (Morinda cochinchinensis Lour.).

Cây Mặt quỷ (Morinda villosa Wall. Ex Hook, f).

Cây có rễ nhỏ, cứng. Thân lá nhẵn. Hoa và quả tụ. Cây rất rễ nhầm lẫn với loài Ba kích quả tụ (Morinda sp.)

Dây Giang mủ (Zygostelma benthami Baillon var. lineare Cost).

Dây leo. Rễ có vỏ mỏng và cứng, lõi gỗ to. Lá không có lá kèm, có nhựa mủ trắng. Quả thuôn dài. Năm 1980, cây này đã được một số thương lái thu mua với cái tên "Ba kích"

Các loại Ba Kích hiện có trên thị trường:

Hiện tại, Ba kích được bán ở cả dạng dược liệu đã phơi khô và dạng tươi. 
Ba kích tươi dễ dàng phân biệt nguồn gốc hơn, cũng dễ dàng thẩm định chất lượng hơn.
Ba kích tươi ở Quảng Ninh, Thái Bình… thường có củ lớn hơn ở Lào Cai, Hà Giang nhưng cả 2 loại này đều có vỏ vàng đậm, kích thước củ chủ <3cm, khúc khửu, phân nhiều đoạn, khác hoàn toàn với loại Ba kích Trung Quốc to, mập, kích thước lớn nhưng thường xốp và nhiều nước hơn. 
Ba kích khô thường rất khó phân biệt, tuy nhiên Ba kích Trung Quốc do đã bị hấp chiết lấy hết dược chất nên thể chất thường nhũn và sốp.

Cách dùng theo dân gian:

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực

Chi Morinda L. có vài chục loài trên thế giới. Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây.
Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương uỷ di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau...
(Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, 101-107)

1. Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng (Nhị tiên thang của Trung Quốc).

2. Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

3. Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

Ghi chú: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.

Đơn thuốc có dùng cây:

Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Mua ở đâu:

Phân bố ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Quảng Ninh (Hải Ninh, Cẩm Phả: Quang Hanh), Bắc Từ (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Thanh Sơn), Hà Tây (BaVì: Ba Trại), Kontum (Đắc Giây).

Thông tin khác:

Chế biến:

Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

 Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).

Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)

Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển)

 Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp  Bào chế Đông Dược Việt Nam).

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Ba kích, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Theo Đông Y ba kích có vị cay, hơi ngọt, công dụng trợ dương bổ thận; trị dương nuy bất khởi (liệt dương), cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung ích khí, dưỡng 2 kinh tỳ và thận. Ba kích còn có tên là Dây ruột gà có tên khoa học: Morinda officinalis How, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Morinda officinalis How

Tên khác: Ba kích hay còn gọi ba kích thiên, nhàu thuốc, ruột gà

Mô tả cây: Dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, sau nhẵn, cành non có cạnh. Lá mọc đối hình ngọn giáo hay bầu dục dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, mọc thành tán ở nách lá, đầu cành. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Hoa tháng 5-6, quả tháng 7-10.

Bộ phận dùng: Rễ phơi hay sấy khô - Radix Morindae Officinalis, được gọi là Ba kích, Ba kích thiên.

Nơi sống và thu hái: Mọc hoang ở ven rừng thứ sinh, trung du và miền núi. Gặp nhiều ở Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hoà Bình, Có nhiều nơi như ở Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phú trồng để đảm bảo nhu cầu trong nước. Trồng bằng những đoạn rễ trên đất nhiều màu, ẩm, mát, được che bóng, có giá tựa cho cây leo. Sau 3 năm có thể thu hoạch. Có thể đào rễ quanh năm tốt nhất là vào mùa thu- đông, rửa sạch, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy cho gần khô, đập dẹt rồi phơi, sấy tiếp đến khô hẳn.

Thành phần hóa học: Rễ tươi chứa chất đường, nhựa acid hữu cơ, tinh dầu, anthraglucosid, phytosterol. Rễ tươi chứa vitamin C.

Tính vị, tác dụng: Ba kích có vị cay ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Ba kích được dùng chữa dương uỷ, phong thấp cứơc khí, gân cốt yếu, mềm, lưng gối mỏi đau. Trong nhân dân. Ba kích là vị thuốc bổ trí não và tinh khí, dùng chữa xuất tinh sớm, di mộng tinh, liệt dương, kinh nguyệt chậm hoặc bí kinh, phong thấp, huyết áp cao.

Ngày dùng 8-16g dạng thuốc sắc, cao lỏng, viên chế từ cao hoặc rượu thuốc. Người ta thường đào củ cây mọc hoang về nấu với thịt và ăn hoặc ngâm rượu uống để bồi bổ sức khoẻ.

LƯU Ý:

Một số cây có thể nhầm lẫn với Ba kích tím do hình dáng cây:

Ba kích lông (Morinda cochinchinensis Lour.).

Cây Mặt quỷ (Morinda villosa Wall. Ex Hook, f).

Cây có rễ nhỏ, cứng. Thân lá nhẵn. Hoa và quả tụ. Cây rất rễ nhầm lẫn với loài Ba kích quả tụ (Morinda sp.)

Dây Giang mủ (Zygostelma benthami Baillon var. lineare Cost).

Dây leo. Rễ có vỏ mỏng và cứng, lõi gỗ to. Lá không có lá kèm, có nhựa mủ trắng. Quả thuôn dài. Năm 1980, cây này đã được một số thương lái thu mua với cái tên "Ba kích"

Các loại Ba Kích hiện có trên thị trường:

Hiện tại, Ba kích được bán ở cả dạng dược liệu đã phơi khô và dạng tươi. 
Ba kích tươi dễ dàng phân biệt nguồn gốc hơn, cũng dễ dàng thẩm định chất lượng hơn.
Ba kích tươi ở Quảng Ninh, Thái Bình… thường có củ lớn hơn ở Lào Cai, Hà Giang nhưng cả 2 loại này đều có vỏ vàng đậm, kích thước củ chủ <3cm, khúc khửu, phân nhiều đoạn, khác hoàn toàn với loại Ba kích Trung Quốc to, mập, kích thước lớn nhưng thường xốp và nhiều nước hơn. 
Ba kích khô thường rất khó phân biệt, tuy nhiên Ba kích Trung Quốc do đã bị hấp chiết lấy hết dược chất nên thể chất thường nhũn và sốp.

Cách dùng theo dân gian:

Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực

Chi Morinda L. có vài chục loài trên thế giới. Ở Việt Nam hiện đã biết khoảng gần chục loài. Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở một số tỉnh trung du và núi thấp phía bắc, bao gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hoà Bình, Hà Tây.
Trong nhân dân, ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Theo tài liệu cổ, ba kích chữa dương uỷ di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau...
(Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, 101-107)

1. Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng (Nhị tiên thang của Trung Quốc).

2. Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh; Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng.

3. Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.

Ghi chú: Không dùng khi rong kinh, kinh sớm. Người âm hư quá vượng, đại tiện táo bón không nên dùng.

Đơn thuốc có dùng cây:

Sau đây là một số cách vận dụng. Lưu ý là cần tham khảo thêm ý kiến nhà chuyên môn trước khi sắc thuốc và uống.

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù: ba kích, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn đều 12g, tang ký sinh 10g, sơn thù nhục 8g, hoài sơn 16g. Đem sắc uống.

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh: ba kích thiên, tiên mao, hoàng bá, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, mỗi loại từ 20g, đem sắc uống.

Trị sán khí do thận hư: Ba kích thiên, hoàng bá, quất hạch, lệ chi hạch, ngưu tất, tỳ giải, mộc qua, kim linh tử, hoài sơn, địa hoàng. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị tiểu nhiều, tiểu không tự chủ do thận dương hư: ba kích thiên, bổ cốt chỉ, phúc bồn tử. Mỗi loại từ 8-12g, đem sắc uống.

Trị bụng đau, tiểu không tự chủ: ba kích (bỏ lõi), nhục thung dung, sinh địa (mỗi loại đều 60g), tang phiêu tiêu, thố ty tử, sơn dược, tục đoạn (cùng 40g), sơn thù du, phụ tử (chế), long cốt, quan quế, ngũ vị tử (mỗi loại cùng 20g), viễn chí 16g, đỗ trọng (ngâm rượu, sao) 12g, lộc nhung 4g. Tán bột, làm viên hoàn 10g. Ngày uống 2-3 hoàn.

Trị gân cơ sưng đau, gân cơ suy yếu, teo cơ, khớp đau mạn tính do thận hư: ba kích thiên, đỗ trọng, ngưu tất, tục đoạn. Mỗi loại bằng nhau từ 8-12g, đem sắc uống.

Người lớn tuổi lưng đau, chân tê, chân yếu, chân mỏi, dùng: ba kích thiên, xuyên tỳ giải, nhục thung dung, đỗ trọng, thố ty tử (lượng bằng nhau). Đem tán nhuyễn, trộn với mật làm viên hoàn. Mỗi lần uống 8g, ngày 2-3 lần với nước ấm.

Để chữa lưng đau do phong hàn, đi đứng khó khăn, thì dùng bài thuốc gồm: ba kích, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì, can khương (bào) - cùng 60g, đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, ngưu tất 120g. Đem tán bột, trộn mật làm (vò) thành viên hoàn để dành uống với rượu ấm.

Chữa tiểu nhiều thì dùng: ba kích thiên (bỏ lõi) và ích trí nhân, hai vị chưng với rượu và muối. Tang phiêu tiêu, thố ty tử (sao với rượu). Tất cả lượng bằng nhau. Rồi tán bột, làm viên hoàn to bằng hạt bắp, mỗi lần uống 10-15 viên với rượu pha ít muối hoặc sắc thành thang uống.

Cách sắc (nấu) các bài thuốc như sau: nước nhất cho các vị thuốc vào nồi đất cùng 4 chén nước, sắc còn lại 1 chén, chiết ra; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào nồi, sắc còn lại nửa chén. Hiệp hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày.

Mua ở đâu:

Phân bố ở Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Quảng Ninh (Hải Ninh, Cẩm Phả: Quang Hanh), Bắc Từ (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Thanh Sơn), Hà Tây (BaVì: Ba Trại), Kontum (Đắc Giây).

Thông tin khác:

Chế biến:

Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

 Ngâm với rượu 1 đêm cho mềm, xắt nhỏ, sấy khô, để dành dùng (Bản Thảo Cương Mục).

Dùng Cam Thảo, giã dập, sắc, bỏ bã. Cho Ba Kích vào nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô. Liều lượng: 6kg Cam Thảo cho 100kg Ba Kích (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển)

Diêm Ba Kích: Trộn Ba Kích với nước Muối (20g Muối cho 1kg Ba Kích), cho vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô (Trung Dược Đại Từ Điển)

 Rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi, thái nhỏ rồi tẩm rượu 2 giờ, sao qua hoặc nấu thành cao lỏng [1ml = 5g] (Phương Pháp  Bào chế Đông Dược Việt Nam).

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280