ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Ba Chạc, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Ba chạc hay còn gọi dấu dầu ba lá, dấu dầu háo ẩm, chè đắng, chè cỏ (danh pháp khoa học: Melicope pteleifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley mô tả khoa học đầu tiên năm 1993. Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đa. Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Thân và rễ thái lát phơi khô, dùng làm thuốc bổ đắng, ăn ngon, dễ tiêu, điều kinh

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Euodia Lepta (Spreng.) Merr

Tên khác: Chè đắng, Chè cỏ, Dầu dầu, Bí bái đực (Nam Bộ), Bẩu khâm (Tày), Co sám véng (Thái).

Mô tả cây: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.

Bộ phận dùng: Là thuốc là lá, cành, thân, rễ. Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.

Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv... Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.

Thành phần hóa học: Lá quả va rễ Ba chạc có các chất flavonoid, cumarol, phytosterol và tinh dầu mùi thơm nhẹ. Tinh dầu chứa α-pinen và furfuraldehyd. Rễ có vết alcaloid.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.

2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.

LƯU Ý:

Đang cập nhật...

Cách dùng theo dân gian:

Lá Ba chạc tươi nấu nước tắm, hoặc giã đắp để chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng chữa vết thương nhiêm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema.

Dùng trong: để chữa ho, viêm họng, viêm amiđan, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, sản phụ ít sữa, kém ăn. Ngày dùng 20 - 40g lá tươi, dạng thuốc sắc hoặc nấu cao. Từ năm 1986, NXB Nông nghiệp đã in cuốn sách mỏng bỏ túi với tiêu đề “Chè đắng’, của GS. ĐN Lâm, viết về tác dụng lợi sữa của cây thuốc này.

Rễ và vỏ thân Ba chạc chữa phong thấp, đau gân, nhức xương, tê bại, bán thân, bất toại và điều hòa kinh nguyệt. Ngày uống 8 - 20g sắc uống. Ở Trung Quốc dùng rễ Ba chạc để trị thấp khớp, đau dây thần kinh hông, ngộ độc lá ngón.

Đơn thuốc có dùng cây:

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 - 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Dự phòng  nhiễm cảm cúm: Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 1 tuần.

Bài 5: Điều hòa kin.h nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Bài 6: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.

Mua ở đâu:

BA CHẠC là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Ở Trung Quốc lá được dùng:

1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não;

2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal;

3. Viêm phế quản tích mủ, viêm gan.

Rễ được dùng trị:

1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông;

2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, trĩ. Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

Từ khóa: Ba Chạc Euodia lepta

Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Ba Chạc, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Ba chạc hay còn gọi dấu dầu ba lá, dấu dầu háo ẩm, chè đắng, chè cỏ (danh pháp khoa học: Melicope pteleifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley mô tả khoa học đầu tiên năm 1993. Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đa. Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở,… Thân và rễ thái lát phơi khô, dùng làm thuốc bổ đắng, ăn ngon, dễ tiêu, điều kinh

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Euodia Lepta (Spreng.) Merr

Tên khác: Chè đắng, Chè cỏ, Dầu dầu, Bí bái đực (Nam Bộ), Bẩu khâm (Tày), Co sám véng (Thái).

Mô tả cây: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7.

Bộ phận dùng: Là thuốc là lá, cành, thân, rễ. Lá và rễ - Folium et Radix Euodiae Leptae.

Nơi sống và thu hái: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv... Thu hái rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm.

Thành phần hóa học: Lá quả va rễ Ba chạc có các chất flavonoid, cumarol, phytosterol và tinh dầu mùi thơm nhẹ. Tinh dầu chứa α-pinen và furfuraldehyd. Rễ có vết alcaloid.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, mùi thơm, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

1. Lá thường được dùng chữa ghẻ, mọn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Chữa các chứng nhiệt sinh khát nước, ho đau cổ họng, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật. Ngày dùng 20-40g lá, dạng nước sắc hoặc cao. Thường nấu nước để tắm rửa hoặc xông. Có thể phối hợp với Kim ngân hoa (lượng bằng nhau) nấu nước uống.

2. Rễ và vỏ chữa phong thấp, đau gân, nhức xương tê bại, bán thân bất toại và điều hoà kinh nguyệt. Ngày uống 4-12g rễ và vỏ khô dạng thuốc sắc.

LƯU Ý:

Đang cập nhật...

Cách dùng theo dân gian:

Lá Ba chạc tươi nấu nước tắm, hoặc giã đắp để chữa ghẻ, mụn nhọt, lở ngứa, chốc đầu. Ở Trung Quốc, người ta còn dùng chữa vết thương nhiêm khuẩn, viêm mủ da, áp xe, eczema.

Dùng trong: để chữa ho, viêm họng, viêm amiđan, mắt mờ, trẻ em sốt cao sinh kinh giật, sản phụ ít sữa, kém ăn. Ngày dùng 20 - 40g lá tươi, dạng thuốc sắc hoặc nấu cao. Từ năm 1986, NXB Nông nghiệp đã in cuốn sách mỏng bỏ túi với tiêu đề “Chè đắng’, của GS. ĐN Lâm, viết về tác dụng lợi sữa của cây thuốc này.

Rễ và vỏ thân Ba chạc chữa phong thấp, đau gân, nhức xương, tê bại, bán thân, bất toại và điều hòa kinh nguyệt. Ngày uống 8 - 20g sắc uống. Ở Trung Quốc dùng rễ Ba chạc để trị thấp khớp, đau dây thần kinh hông, ngộ độc lá ngón.

Đơn thuốc có dùng cây:

Bài 1: Dùng cho phụ nữ sau sinh (giúp ăn ngon, dễ tiêu) và lợi sữa: Rễ ba chạc 10g, sắc uống thay trà hàng ngày. Hoặc lá ba chạc 16g cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.

Bài 2: Chữa mẩn ngứa, ghẻ: Hái một nắm lá to cả cành non cây ba chạc, khoảng 50 - 100g, để tươi, rửa sạch, đun sôi với 4 - 5 lít nước trong 30 phút đến 1 giờ. Đợi khi nước ấm, dùng để tắm, lấy bã xát mạnh vào các nốt ngứa ghẻ. Ngày tắm nước này một lần. Tắm đến khi khỏi.

Bài 3: Chữa tê thấp, xương đau nhức: Lá ba chạc tươi, lá tầm gửi cây sau sau, mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát băng đắp vào chỗ đau nhức. Ngày làm 1 lần, trong 7 - 10 ngày. Để tăng hiệu quả, có thể kết hợp thuốc uống trong: Thiên niên kiện 12g, rễ bưởi bung 10g, quả dành dành 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô ngâm với 1 lít rượu 30 - 40 độ, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ, 10 ngày một liệu trình.

Bài 4: Dự phòng  nhiễm cảm cúm: Ba chạc 15g, rau má 30g, đơn buốt 15g, cúc chỉ thiên 15g. Đổ 6 bát con nước, sắc nhỏ lửa 30 phút, còn 3 bát nước thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, dùng 1 tuần.

Bài 5: Điều hòa kin.h nguyệt: Rễ ba chạc 12g, cho vào ấm đổ 6 bát con nước, sắc còn 3 bát nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Bài 6: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống.

Mua ở đâu:

BA CHẠC là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT... đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Thông tin khác:

Ở Trung Quốc lá được dùng:

1. Phòng trị bệnh cúm truyền nhiễm, viêm não;

2. Ðột quỵ tim, cảm lạnh, sốt, viêm họng, sưng amydal;

3. Viêm phế quản tích mủ, viêm gan.

Rễ được dùng trị:

1. Thấp khớp, đau dây thần kinh hông, đau hông;

2. Ngộ độc lá ngón. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương nọc rắn, áp xe, vết thương nhiễm trùng, eczema, viêm mủ da, trĩ. Liều dùng: Lá 10-15g, rễ 9-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi đắp hoặc nấu nước rửa, hoặc phơi khô và tán bột làm thuốc đắp.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

Từ khóa: Ba Chạc Euodia lepta

Quảng cáo 336x280