ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

Cây Ấu, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây ấu, củ ấu

Củ ấu, còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực (Trung Quốc), macre, krechap (Campuchia), gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Châu Phi, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu. Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng), ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ). Tuy gọi là "củ" đây đúng ra là "quả" vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là "củ".

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Trapa Bicornis L- Hydrocaryaceae

Tên khác: Ô Lăng, Ấu trụi, Ấu nước, Kỵ thực, Hạt dẻ nước, Năng thực (Trung Quốc).

Mô tả cây: Là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông. Quả thường gọi là củ có hai sừng, quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Trapae, thường có tên là Ô lăng. Có khi dùng cả vỏ quả và toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 - 6; mùa quả vào các tháng 7 - 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.

Tính vị, tác dụng: Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon. Ở Trung Quốc cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Quả cũng dùng làm thuốc giải nắng nóng, giải độc, trừ rôm sảy. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu; còn dùng làm thuốc cường tráng. Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.

Vỏ quả ấu còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung, còn toàn cây dùng chữa sài đậu trẻ em, giải độc rượu và làm cho sáng mắt.

Liều dùng: 10-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: giã cây tươi đắp không kể liều lượng.

LƯU Ý:

Các chuyên gia lưu ý rằng dù củ ấu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt song để tận dụng được công dụng của củ ấu, bạn cần lưu ý:

Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Có thể dùng 50 - 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo… Ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng cần thận trọng khi ăn. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống. Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền vì sẽ có cảm giác khó chịu.

Cách dùng theo dân gian:

Trị bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu mè, bôi hoặc đắp.

Trị mụn nhọt: Trẻ nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.

Đơn thuốc có dùng cây:

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.

- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.

- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.

- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.

- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.

- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.

- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g. Sắc uống.

- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

Mua ở đâu:

Đang cập nhật địa chỉ mua củ ấu uy tín.

Thông tin khác:

Người ta phân biệt hai giống trồng: ấu gai, quả có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp; ấu trụi. quả có hai sừng tù, năng suất cao, thường được trồng nhiều hơn.

Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra: ấu nâng gương là ấu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon; ấu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cúng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.

Người ta nhân giống ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước, tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan toả trên diện tích rộng của mặt nước.

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Sức khỏe đời sống


Bài thuốc nam chữa bệnh


Bệnh ung thư


Cây thuốc Nam


Bệnh thường gặp



Tin mới đăng

Cây thuốc quý

Bạn cần biết

Cây Ấu, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây ấu, củ ấu

Củ ấu, còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực (Trung Quốc), macre, krechap (Campuchia), gồm vài loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, bản địa ở miền ôn đới Âu-Á và Châu Phi, thường mọc ở vùng nước đọng không quá 5 m sâu. Ở Việt Nam ghi nhận có ít nhất ba loài: ấu trụi (ấu có hai sừng tù, trồng ở Hải Phòng), ấu gai (ấu có hai sừng nhọn, trồng ở Thái Bình), và ấu sừng trâu (trồng ở Phú Thọ). Tuy gọi là "củ" đây đúng ra là "quả" vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn nên được gọi là "củ".

Chợ mua bán dược liệu uy tín hàng đầu Việt Nam, Thông tin chi tiết CÂY THUỐC QUANH TA, Hướng dẫn lập Dự án dược liệu Dự án dược liệu quý

Tên khoa học: Trapa Bicornis L- Hydrocaryaceae

Tên khác: Ô Lăng, Ấu trụi, Ấu nước, Kỵ thực, Hạt dẻ nước, Năng thực (Trung Quốc).

Mô tả cây: Là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông. Quả thường gọi là củ có hai sừng, quả cao 35mm, rộng 5cm, sừng dài 2cm, đầu sừng hình mũi tên, sừng do các lá đài phát triển thành. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.

Bộ phận dùng: Quả – Fructus Trapae, thường có tên là Ô lăng. Có khi dùng cả vỏ quả và toàn cây.

Nơi sống và thu hái: Cây củ ấu được trồng ở các ao đầm khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng hạt hay bằng chồi. Mùa hoa (ở miền Bắc) vào tháng 5 - 6; mùa quả vào các tháng 7 - 9. Quả cũng để ăn, vỏ quả và toàn cây dùng làm thuốc. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hóa học: Trong hạt ấu có tinh bột chừng 49% và chừng 10,3% protid. Các chất khác chưa thấy nghiên cứu. Theo tài liệu Trung Quốc, trong 100g củ ấu chín có 4,5g albumin, 0,1g chất béo, 19,7g chất đường các loại, 0,19g vitamin B1, 0,06g B2, 1,5mg PP, 13mg C, 7mg Ca, 0,7mg sắt, 19mg Mn, 93mg P. Chất AH13 là chất chiết ung thư gan được dùng hỗ trợ điều trị chống ung thư.

Tính vị, tác dụng: Củ ấu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ mát, giải nắng nóng, giải độc; ăn thì bổ ngũ tạng. Vỏ quả có tính tăng lực và hạ nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Người ta trồng ấu để lấy quả làm thức ăn phụ hoặc để chăn nuôi, còn lá dùng làm thức ăn xanh cho gia súc. Quả thường dùng luộc chín hay rang ăn. Từ hạt có thể chế ra một loại bột, nếu thêm đường hoặc mật làm bánh ăn ngon. Ở Trung Quốc cũng dùng ăn hoặc nấu rượu. Quả cũng dùng làm thuốc giải nắng nóng, giải độc, trừ rôm sảy. Người ta dùng quả sao lên để chữa cảm sốt và đau đầu; còn dùng làm thuốc cường tráng. Ở Campuchia, người ta chế ra một loại nước dễ uống có tác dụng chống suy nhược do bị bệnh sốt rét và các loại sốt khác.

Vỏ quả ấu còn dùng chữa loét dạ dày và loét cổ tử cung, còn toàn cây dùng chữa sài đậu trẻ em, giải độc rượu và làm cho sáng mắt.

Liều dùng: 10-16g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài: giã cây tươi đắp không kể liều lượng.

LƯU Ý:

Các chuyên gia lưu ý rằng dù củ ấu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao với nhiều công dụng tốt song để tận dụng được công dụng của củ ấu, bạn cần lưu ý:

Không nên ăn quá nhiều một thời điểm vì củ ấu có tính mát dễ gây ra tình trạng đầy hơi, trướng bụng và đau bụng. Có thể dùng 50 - 200g/ngày dưới dạng ăn sống hoặc nấu canh, cháo… Ăn nhiều sẽ gây trệ khí, do đó những người có u cục ở ngực bụng cần thận trọng khi ăn. Người tỳ vị hư nhược, đại tiện tiêu lỏng không nên dùng dạng sống. Sau khi ăn củ ấu không nên uống nước liền vì sẽ có cảm giác khó chịu.

Cách dùng theo dân gian:

Trị bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán thành bột, trộn đều với dầu mè, bôi hoặc đắp.

Trị mụn nhọt: Trẻ nóng lực hay bị nổi ghẻ nhọt. Trong dân gian thường lấy nguyên củ ấu đốt thành than, thêm ít chu sa, băng phiến nghiền thành bột rồi trộn với nước sôi để nguội cho sền sệt. Hàng ngày lấy hỗ hợp đó bôi lên chỗ ghẻ nhọt sẽ hết sưng, đau ngứa. Cùng với đó lấy ruột ấu nấu cháo cho trẻ ăn, ghẻ nhọt sẽ càng mau hết.

Đơn thuốc có dùng cây:

Dưới đây là một số cách trị bệnh từ cây, củ ấu:

- Chữa nhức đầu, choáng váng, cảm sốt: lấy 3 - 4 củ ấu sao cháy, sắc uống, ngày 1 thang.

- Sốt, sốt rét, loét dạ dày: vỏ củ ấu sao thơm, sắc uống.

- Giải độc rượu, làm sáng mắt, chữa sài đầu trẻ: lấy 10-16g toàn cây, sắc uống.

- Rôm sảy, da khô sạm: dùng củ ấu tươi, giã nát, xoa lên da.

- Viêm loét dạ dày: thịt củ ấu 30g, củ mài 15g, hồng táo 15g, bạch cập 10g, gạo nếp 100g, nấu cháo, cho thêm 20g mật ong, trộn đều ăn.

- Hư nhược phiền khát: thịt củ ấu tươi 50g, địa cốt bì 15g, câu kỷ tử 6g, hoàng cầm 6g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị say rượu: thịt củ ấu tươi 250g, nhai nuốt.

- Trị tỳ vị hư nhược: thịt củ ấu 50g, bạch truật 15g, hồng táo 15g, sơn tra 10g, sơn dược 15g, màng mề gà 6g, cam thảo chế 3g. Sắc uống.

- Trị đại tiện ra máu: vỏ củ ấu 60g, địa du 15g, tiêu sơn căn 6g, ô mai 10g, cam thảo chế 6g. Sắc uống.

- Trị bệnh trĩ, nhọt nước: vỏ củ ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột, trộn đều với dầu vừng, bôi hoặc đắp.

Mua ở đâu:

Đang cập nhật địa chỉ mua củ ấu uy tín.

Thông tin khác:

Người ta phân biệt hai giống trồng: ấu gai, quả có hai sừng nhọn như gai, năng suất thấp; ấu trụi. quả có hai sừng tù, năng suất cao, thường được trồng nhiều hơn.

Người ta dựa vào hình dạng của quả để chia ra: ấu nâng gương là ấu đã ra quả thành thục, chưa quá già, màu nâu, lá không còn nằm ngang mặt nước mà đã lên chếch với mặt nước. Lúc này thu hoạch dễ (vì quả chưa rụng xuống bùn) và luộc ăn ngon; ấu sừng trâu, quả đã già màu đã chuyển từ nâu sang đen sẫm, vỏ cúng như sừng, nhân có nhiều bột, cần thu hoạch sớm.

Người ta nhân giống ấu bằng quả, từ quả sẽ sinh ra những dây ấu; dùng 4-5 dây này nhổ sát gốc làm một tôm để đem cây nhân giống tiếp hoặc trồng hẳn ở nơi có bùn để cho rễ bám nhanh và để lá nổi trên mặt nước, tuy nhiên trong tự nhiên, quả rụng xuống nước và tái sinh thành cây con dễ dàng lan toả trên diện tích rộng của mặt nước.

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần.

Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


Quảng cáo 336x280