ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Cây Dừa Cạn có chữa được Bệnh Ung Thư không ?

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Các danh pháp đồng nghĩa có Vinca rosea, Ammocallis rosea, Lochnera rosea. Trong tự nhiên, nó là loài nguy cấp; nguyên nhân chính của sự suy giảm là sự phá hủy môi trường sống do kiểu canh tác nông nghiệp dựa trên chặt cây và đốt rừng để lấy đất. Tuy nhiên, nó được gieo trồng khá rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae), là một loại cây thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ xứ sở Madagasca, sau đó được du nhập sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ban đầu, dừa cạn chỉ được trồng với mục đích làm cảnh vì cây sống khỏe và cho hoa đẹp quanh năm. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh quý báu từ nó, đặc biệt là tác dụng trên bệnh ung thư.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)...

    Hoa cây Dừa Cạn

    Sự kỳ diệu của cây dừa cạn

    Tác dụng đối với bệnh ung thư của cây dừa cạn được tình cờ phát hiện ở những năm 1950, khi nhà khoa học Noble tại Phòng thí nghiệm Collipv - Đại học Western Ontario - Canada thực hiện nghiên cứu lá dừa cạn với mục đích tìm hiểu tác dụng của cây này trên lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, thay vì các hoạt tính trên, ông nhận thấy trong lá dừa cạn có những chất tác dụng mạnh đến tế bào bạch cầu và tủy xương. Từ đó, theo hướng nghiên cứu các chất gây độc tế bào hoặc ức chế phân bào bạch cầu ác tính, cùng với các nhà khoa học khác là Beer và Cutts, Noble đã chiết ra được chất có hoạt tính chống ung thư đặt tên là Vincaleukoblastin vào năm 1958, sau đó đổi tên thành vinblastin. Hợp chất này được cấu tạo bởi hai alcaloid đơn phân tử là catharanthine (indole) và vindoline (dihydroindole), cả hai chất này đều ở dạng tự do trong cây. 

    Cây và hoa dừa cạn.

    Cũng đồng thời trong khoảng thời gian đó, một nhóm các nhà khoa học khác bao gồm Svoboda, Johnson, Neuss và Gorman tại Phòng thí nghiệm Lilly đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phân đoạn alcaloid từ dừa cạn có tác dụng kéo dài đời sống của chuột bị gây bệnh bạch cầu P - 1534 lympho cấp tính. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng. Svoboda cũng chiết được leurosin, một alcaloid có cấu trúc hóa học tương tự vinblastin. Tác dụng của vinblastin và leurosin chống lại bệnh bạch cầu P - 1534 lần đầu tiên được chứng minh tại Viện Nghiên cứu Lilly.

    Đến năm 1961, Svoboda tiếp tục phân lập được 6 alcaloid mới là isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin và chiết được hai alcaloid dimer mới là leurosidin và vincristin. Đây là những alcaloid rất giống với leurosin và vinblastin, có hoạt tính rất mạnh chống lại bệnh bạch cầu P - 1534 ở chuột.

    Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định trong dừa cạn có hơn 90 alcaloid khác nhau, trong đó có khoảng 20 alcaloid có hoạt tính chống ung thư.

    Kể từ sau những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào thập niên 1960, các alcaloid từ dừa cạn như vinblastine, vincristine đã được sử dụng rộng rãi như các hóa trị liệu cho những loại ung thư khác nhau: ung thư lympho (Hodgkin và non - Hodgkin), ung thư tinh hoàn và ung thư vú...

    Cơ chế tấn công ung thư của dừa cạn

    Ngay sau khi phát hiện ra đặc tính kháng ung thư của các alcaloid từ dừa cạn, đã có rất nhiều thí nghiệm tập trung vào việc giải thích cơ chế tác dụng của chúng. Một số công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận: Vinblastin liên kết đặc hiệu với tubulin - protein heterodimeric phổ biến trong tất cả các tế bào nhân thật. Tubulin và dạng polyme của nó là microtubules có vai trò quan trọng trong việc duy trì hình thái tế bào, vận chuyển nội bào và xây dựng các thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào. Các alcaloid ức chế sự kết hợp của tubulin vào microtubules, do đó ngăn chặn quá trình phân chia tế bào. Chúng liên kết với β - tubulin tại các vị trí khác nhau (được gọi là miền Vinca của tubulin, miền này chưa xác định rõ vị trí). Vì vậy, hoạt tính chống tăng sinh của các alcaloid dừa cạn được cho là kết quả của sự tương tác của chúng với các thoi phân bào.

    Trong các nghiên cứu in vitro, tác dụng của Vinca alcaloid trên tubulin phụ thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp, chúng ức chế chức năng và sự hình thành của microtubules. Ở nồng độ cao, nó diệt được cả tế bào.

    Gần đây, Knossow và cộng sự đã công bố tìm ra vị trí gắn kết chính xác của các alcaloid dừa cạn trên tubulin. Họ cũng đồng thời công bố các hình ảnh thu được bằng nhiễu xạ tia X cho thấy vị trí gắn kết này bị xen phủ với một phần vị trí gắn kết của phomopsinA, một peptit mạch vòng được phân lập từ loài nấm Phomopsin leptostromifomis cũng có tác dụng ức chế sự trùng hợp của các tubulin.

    Mặc dù tác dụng của vinblastinvincristin trong dừa cạn đã được chứng minh, tuy nhiên, không phải cứ dùng dừa cạn ở dạng thảo dược thì sẽ chữa được ung thư, bởi hàm lượng của vinblastin và vincristin trong cây là rất nhỏ (Vincristin chỉ đạt khoảng 0,0002% khối lượng trong dược liệu khô), trong khi đó một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc (giảm bạch cầu hạt, suy tủy, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý thần kinh ngoại vi...) nên cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

    Tiến sĩ - Lương y:Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam)

    Cây Dừa Cạn - Catharanthus Roseus (L.) G. Don

    Tên khác: Bông dừa, Hải đăng, Hải đằng.
    Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don
    Tên đồng nghĩa: Vinca rosea L.
    Tên nước ngoài: Madagasca Periwinkle, Pervenche mangache.

    Mô tả cây: Thân cỏ nhỏ, mọc đứng, phân nhiều cành, cao 40-60 cm. Thân hình trụ có 4 khía dọc, có lông ngắn, thân non màu xanh lục nhạt sau chuyển sang màu hồng tím. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, hình trứng, dầu hơi nhọn, dài 4-7 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, có lông.

    Cuống lá ngắn, dài 3-5 mm. Gân lá hình lông chim lồi mặt dưới, 12-14 cặp gân phụ hơi lồi mặt dưới, cong hướng lên trên. Cụm hoa: Hai hoa ở kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa dài 4-5 mm. Lá đài 5, hơi dính nhau ở dưới, trên chia thành 5 thùy hình tam giác hẹp, có lông ở mặt ngoài, dài 3-4 mm. Cánh hoa 5, dính.

    Ống tràng màu xanh, cao 2-4 cm, hơi phình ở gần họng, mặt ngoài có 5 chấm lồi; 5 thùy có màu đỏ hay hồng tím, trắng, …ở mặt trên, mặt dưới màu trắng, dài 1,5-1,7 cm, miệng ống tràng có nhiều lông và có màu khác phiến (màu vàng hay đỏ nếu hoa trắng, màu đỏ sẫm hay vàng nếu hoa màu hồng tím) Tiền khai hoa vặn cùng chiều kim đồng hồ. Nhị 5, rời, đính ở phần phình của ống tràng, xen kẽ cánh hoa, chỉ nhị ngắn. Bao phấn hình mũi tên, 2ô, hướng trong, khai dọc, đính đáy.

    Các bao phấn chụm trên đầu nhụy. Hạt phấn rời, hình chữ nhật, có rãnh dọc. Lá noãn 2, rời ở bầu nhưng dính ở vòi và đầu nhụy, mặt ngoài có nhiều lông, mỗi lá noãn mang nhiều noãn, đính noãn mép, bầu trên. Vòi nhụy 1, dài bằng ống tràng, dạng sợi màu trắng.

    Đầu nhụy hình trụ, màu xanh, đỉnh có 2 thùy nhọn, phía dưới có màng mỏng màu vàng. 2 đĩa mật màu vàng, hình tam giác hẹp nằm xen kẽ 2 lá noãn. 2 quả đại dài 3-5 cm, mỗi quả chứa 12-20 hạt, xếp thành 2 hàng. Hạt nhỏ, hình trứng.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)...

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)

    Đặc điểm giải phẫu:

    1. Vi phẫu rễ: Lớp bần gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ khoảng 5-6 lớp tế bào có vách bằng cellulose, hình dạng thay đổi, xếp không đều đặn. Trụ bì vách bằng cellulose. Libe 1 bị libe 2 đẩy ra sát trụ bì, các tế bào bị ép dẹp lại. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 2 chiếm tâm. Mạch gỗ 2 xếp thành dãy, kích thước không đều. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Gỗ 1 phân bố đều. Libe trong tạo thành đám phân bố đều bên trong gỗ 1.

    2. Vi phẫu thân: Gần vuông, 2 cạnh phẳng và 2 cạnh hơi lồi; 4 cánh ngắn. Vùng vỏ: biểu bì gồm một lớp tế bào xếp đều đặn mang lông che chở, cutin dày. Dưới biểu bì là mô dày góc. Tế bào mô mềm vỏ hình bầu dục, xếp không thứ tự theo hướng tiếp tuyến. Ống nhựa mủ rải rác. Nội bì có nhiều hạt tinh bột. Vùng trung trụ: Trụ bì hóa sợi thành đám, vách tế bào sợi vẫn bằng cellulose. Libe 2 và gỗ 2 liên tục thành một vòng. Mạch gỗ 2 tương đối đều đặn. Libe trong thành đám. Tia tủy hẹp 1 hoặc 2 dãy tế bào. Mô mềm tủy hình tròn, kích thước không đều, có tinh thể calci oxalate hình khối.

    3. Vi phẫu lá: Gân giữa: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào khá đều, lông che chở và lỗ khí rải rác. Dưới biểu bì trên là mô dày góc, mô mềm gồm những tế bào vách mỏng, kích thước không đều. Bó libe-gỗ chồng kép hình cung gồm những đám libe xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ xếp đều đặn. Phiến lá: Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào, có lông. Lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu gồm một lớp tế bào hẹp, dài, khá đều nhau; mô mềm khuyết tế bào vách mỏng, xếp chừa các khuyết nhỏ.

    4. Đặc điểm bột dược liệu:

    Bột thân lá: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, lông che chở đơn bào hay đa bào, mảnh mô mềm, sợi mô cứng, Mảnh mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng.

    5. Phân bố, sinh học và sinh thái:

    Xuất xứ từ miền Đông Châu Phi được truyền vào nước ta. Nay phát tán hoang dại và cũng được trồng. Cây sinh trưởng tốt trên đất cát vùng biển, phát triển tốt về cả mùa hè. Ra hoa quanh năm, chủ yếu là từ tháng 5-9.

    6. Bộ phận dùng:

    Toàn cây (Herba Catharanthi rosei). Ở Trung Quốc gọi là Trường xuân hoa.

    7. Thành phần hóa học:

    Hoạt chất của Dừa cạn là alkaloid có nhân indol trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong lá và rễ. Dừa cạn Việt Nam có tỷ lệ alkaloid toàn phần là 0,1-0,2%. Rễ chứa hoạt chất (0,7-2,4%) nhiều hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%).

    Các chất chủ yếu là: vinblastin, vincristin tetrahydroalstonin, prinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin, vincosid (1 glucoalkaloid tiền thân để sinh tổng hợp các alkaloid). Từ Dừa cạn, người ta còn chiết được các chất sau: acid pyrocatechic, sắc tố flavonoid (glucozid của quercetol và campferol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ. Ngoài ra từ lá chiết được acid ursoloc, từ rễ chiết được cholin.

    8. Tác dụng dược lý - Công dụng:

    Dừa cạn dùng làm thuốc kiềm tế bào và được chỉ dẫn trong điều trị bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu lympho cấp, một số ung thư. Trong dân gian vẫn dùng trị cao huyết áp, trị bệnh tiểu đường, điều kinh, chữa tiêu hóa kém và chữa lỵ, thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít. Có người trị ung thư máu, ung thư phổi, tẩy giun, chữa sốt, lợi tiểu khá mạnh,....

    Thân và lá có tính chất săn da, lọc máu, dùng chữa một số bệnh ngoài da.

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Cây Dừa Cạn có chữa được Bệnh Ung Thư không ?

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Các danh pháp đồng nghĩa có Vinca rosea, Ammocallis rosea, Lochnera rosea. Trong tự nhiên, nó là loài nguy cấp; nguyên nhân chính của sự suy giảm là sự phá hủy môi trường sống do kiểu canh tác nông nghiệp dựa trên chặt cây và đốt rừng để lấy đất. Tuy nhiên, nó được gieo trồng khá rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae), là một loại cây thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ xứ sở Madagasca, sau đó được du nhập sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ban đầu, dừa cạn chỉ được trồng với mục đích làm cảnh vì cây sống khỏe và cho hoa đẹp quanh năm. Tuy nhiên, sau đó các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh quý báu từ nó, đặc biệt là tác dụng trên bệnh ung thư.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)...

    Hoa cây Dừa Cạn

    Sự kỳ diệu của cây dừa cạn

    Tác dụng đối với bệnh ung thư của cây dừa cạn được tình cờ phát hiện ở những năm 1950, khi nhà khoa học Noble tại Phòng thí nghiệm Collipv - Đại học Western Ontario - Canada thực hiện nghiên cứu lá dừa cạn với mục đích tìm hiểu tác dụng của cây này trên lượng đường huyết trong cơ thể. Tuy nhiên, thay vì các hoạt tính trên, ông nhận thấy trong lá dừa cạn có những chất tác dụng mạnh đến tế bào bạch cầu và tủy xương. Từ đó, theo hướng nghiên cứu các chất gây độc tế bào hoặc ức chế phân bào bạch cầu ác tính, cùng với các nhà khoa học khác là Beer và Cutts, Noble đã chiết ra được chất có hoạt tính chống ung thư đặt tên là Vincaleukoblastin vào năm 1958, sau đó đổi tên thành vinblastin. Hợp chất này được cấu tạo bởi hai alcaloid đơn phân tử là catharanthine (indole) và vindoline (dihydroindole), cả hai chất này đều ở dạng tự do trong cây. 

    Cây và hoa dừa cạn.

    Cũng đồng thời trong khoảng thời gian đó, một nhóm các nhà khoa học khác bao gồm Svoboda, Johnson, Neuss và Gorman tại Phòng thí nghiệm Lilly đã nghiên cứu và chứng minh rằng, phân đoạn alcaloid từ dừa cạn có tác dụng kéo dài đời sống của chuột bị gây bệnh bạch cầu P - 1534 lympho cấp tính. Phát hiện này có ý nghĩa rất quan trọng. Svoboda cũng chiết được leurosin, một alcaloid có cấu trúc hóa học tương tự vinblastin. Tác dụng của vinblastin và leurosin chống lại bệnh bạch cầu P - 1534 lần đầu tiên được chứng minh tại Viện Nghiên cứu Lilly.

    Đến năm 1961, Svoboda tiếp tục phân lập được 6 alcaloid mới là isoleurosin, lochneridin, sitsirikin, vincamicin, catharin, vindolicin và chiết được hai alcaloid dimer mới là leurosidin và vincristin. Đây là những alcaloid rất giống với leurosin và vinblastin, có hoạt tính rất mạnh chống lại bệnh bạch cầu P - 1534 ở chuột.

    Tính đến nay, các nhà khoa học đã xác định trong dừa cạn có hơn 90 alcaloid khác nhau, trong đó có khoảng 20 alcaloid có hoạt tính chống ung thư.

    Kể từ sau những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên vào thập niên 1960, các alcaloid từ dừa cạn như vinblastine, vincristine đã được sử dụng rộng rãi như các hóa trị liệu cho những loại ung thư khác nhau: ung thư lympho (Hodgkin và non - Hodgkin), ung thư tinh hoàn và ung thư vú...

    Cơ chế tấn công ung thư của dừa cạn

    Ngay sau khi phát hiện ra đặc tính kháng ung thư của các alcaloid từ dừa cạn, đã có rất nhiều thí nghiệm tập trung vào việc giải thích cơ chế tác dụng của chúng. Một số công trình nghiên cứu đã đi đến kết luận: Vinblastin liên kết đặc hiệu với tubulin - protein heterodimeric phổ biến trong tất cả các tế bào nhân thật. Tubulin và dạng polyme của nó là microtubules có vai trò quan trọng trong việc duy trì hình thái tế bào, vận chuyển nội bào và xây dựng các thoi phân bào trong quá trình phân chia tế bào. Các alcaloid ức chế sự kết hợp của tubulin vào microtubules, do đó ngăn chặn quá trình phân chia tế bào. Chúng liên kết với β - tubulin tại các vị trí khác nhau (được gọi là miền Vinca của tubulin, miền này chưa xác định rõ vị trí). Vì vậy, hoạt tính chống tăng sinh của các alcaloid dừa cạn được cho là kết quả của sự tương tác của chúng với các thoi phân bào.

    Trong các nghiên cứu in vitro, tác dụng của Vinca alcaloid trên tubulin phụ thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ thấp, chúng ức chế chức năng và sự hình thành của microtubules. Ở nồng độ cao, nó diệt được cả tế bào.

    Gần đây, Knossow và cộng sự đã công bố tìm ra vị trí gắn kết chính xác của các alcaloid dừa cạn trên tubulin. Họ cũng đồng thời công bố các hình ảnh thu được bằng nhiễu xạ tia X cho thấy vị trí gắn kết này bị xen phủ với một phần vị trí gắn kết của phomopsinA, một peptit mạch vòng được phân lập từ loài nấm Phomopsin leptostromifomis cũng có tác dụng ức chế sự trùng hợp của các tubulin.

    Mặc dù tác dụng của vinblastinvincristin trong dừa cạn đã được chứng minh, tuy nhiên, không phải cứ dùng dừa cạn ở dạng thảo dược thì sẽ chữa được ung thư, bởi hàm lượng của vinblastin và vincristin trong cây là rất nhỏ (Vincristin chỉ đạt khoảng 0,0002% khối lượng trong dược liệu khô), trong khi đó một liều tiêm vincristin, vinblastin có hàm lượng rất cao, việc dùng các thành phần này cũng dễ bị ngộ độc (giảm bạch cầu hạt, suy tủy, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý thần kinh ngoại vi...) nên cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.

    Tiến sĩ - Lương y:Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam)

    Cây Dừa Cạn - Catharanthus Roseus (L.) G. Don

    Tên khác: Bông dừa, Hải đăng, Hải đằng.
    Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don
    Tên đồng nghĩa: Vinca rosea L.
    Tên nước ngoài: Madagasca Periwinkle, Pervenche mangache.

    Mô tả cây: Thân cỏ nhỏ, mọc đứng, phân nhiều cành, cao 40-60 cm. Thân hình trụ có 4 khía dọc, có lông ngắn, thân non màu xanh lục nhạt sau chuyển sang màu hồng tím. Lá đơn nguyên, mọc đối chéo chữ thập, hình trứng, dầu hơi nhọn, dài 4-7 cm, rộng 2-3 cm, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt, có lông.

    Cuống lá ngắn, dài 3-5 mm. Gân lá hình lông chim lồi mặt dưới, 12-14 cặp gân phụ hơi lồi mặt dưới, cong hướng lên trên. Cụm hoa: Hai hoa ở kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa dài 4-5 mm. Lá đài 5, hơi dính nhau ở dưới, trên chia thành 5 thùy hình tam giác hẹp, có lông ở mặt ngoài, dài 3-4 mm. Cánh hoa 5, dính.

    Ống tràng màu xanh, cao 2-4 cm, hơi phình ở gần họng, mặt ngoài có 5 chấm lồi; 5 thùy có màu đỏ hay hồng tím, trắng, …ở mặt trên, mặt dưới màu trắng, dài 1,5-1,7 cm, miệng ống tràng có nhiều lông và có màu khác phiến (màu vàng hay đỏ nếu hoa trắng, màu đỏ sẫm hay vàng nếu hoa màu hồng tím) Tiền khai hoa vặn cùng chiều kim đồng hồ. Nhị 5, rời, đính ở phần phình của ống tràng, xen kẽ cánh hoa, chỉ nhị ngắn. Bao phấn hình mũi tên, 2ô, hướng trong, khai dọc, đính đáy.

    Các bao phấn chụm trên đầu nhụy. Hạt phấn rời, hình chữ nhật, có rãnh dọc. Lá noãn 2, rời ở bầu nhưng dính ở vòi và đầu nhụy, mặt ngoài có nhiều lông, mỗi lá noãn mang nhiều noãn, đính noãn mép, bầu trên. Vòi nhụy 1, dài bằng ống tràng, dạng sợi màu trắng.

    Đầu nhụy hình trụ, màu xanh, đỉnh có 2 thùy nhọn, phía dưới có màng mỏng màu vàng. 2 đĩa mật màu vàng, hình tam giác hẹp nằm xen kẽ 2 lá noãn. 2 quả đại dài 3-5 cm, mỗi quả chứa 12-20 hạt, xếp thành 2 hàng. Hạt nhỏ, hình trứng.

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)...

    Dừa cạn còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa, nhật nhật tân... tên khoa học Catharanthus roseus (L.) G. Don; họ trúc đào (Apocynaceae)

    Đặc điểm giải phẫu:

    1. Vi phẫu rễ: Lớp bần gồm 4-5 lớp tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ khoảng 5-6 lớp tế bào có vách bằng cellulose, hình dạng thay đổi, xếp không đều đặn. Trụ bì vách bằng cellulose. Libe 1 bị libe 2 đẩy ra sát trụ bì, các tế bào bị ép dẹp lại. Libe 2 là những tế bào hình chữ nhật, xếp thành dãy xuyên tâm. Gỗ 2 chiếm tâm. Mạch gỗ 2 xếp thành dãy, kích thước không đều. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào. Gỗ 1 phân bố đều. Libe trong tạo thành đám phân bố đều bên trong gỗ 1.

    2. Vi phẫu thân: Gần vuông, 2 cạnh phẳng và 2 cạnh hơi lồi; 4 cánh ngắn. Vùng vỏ: biểu bì gồm một lớp tế bào xếp đều đặn mang lông che chở, cutin dày. Dưới biểu bì là mô dày góc. Tế bào mô mềm vỏ hình bầu dục, xếp không thứ tự theo hướng tiếp tuyến. Ống nhựa mủ rải rác. Nội bì có nhiều hạt tinh bột. Vùng trung trụ: Trụ bì hóa sợi thành đám, vách tế bào sợi vẫn bằng cellulose. Libe 2 và gỗ 2 liên tục thành một vòng. Mạch gỗ 2 tương đối đều đặn. Libe trong thành đám. Tia tủy hẹp 1 hoặc 2 dãy tế bào. Mô mềm tủy hình tròn, kích thước không đều, có tinh thể calci oxalate hình khối.

    3. Vi phẫu lá: Gân giữa: Biểu bì trên và biểu bì dưới gồm một lớp tế bào khá đều, lông che chở và lỗ khí rải rác. Dưới biểu bì trên là mô dày góc, mô mềm gồm những tế bào vách mỏng, kích thước không đều. Bó libe-gỗ chồng kép hình cung gồm những đám libe xếp thành 2 cung bao bọc lấy cung gỗ. Mạch gỗ xếp đều đặn. Phiến lá: Biểu bì trên và dưới gồm một lớp tế bào, có lông. Lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Mô mềm giậu gồm một lớp tế bào hẹp, dài, khá đều nhau; mô mềm khuyết tế bào vách mỏng, xếp chừa các khuyết nhỏ.

    4. Đặc điểm bột dược liệu:

    Bột thân lá: Mảnh biểu bì mang lỗ khí, lông che chở đơn bào hay đa bào, mảnh mô mềm, sợi mô cứng, Mảnh mạch vòng, mạch xoắn, mạch vạch, mạch mạng.

    5. Phân bố, sinh học và sinh thái:

    Xuất xứ từ miền Đông Châu Phi được truyền vào nước ta. Nay phát tán hoang dại và cũng được trồng. Cây sinh trưởng tốt trên đất cát vùng biển, phát triển tốt về cả mùa hè. Ra hoa quanh năm, chủ yếu là từ tháng 5-9.

    6. Bộ phận dùng:

    Toàn cây (Herba Catharanthi rosei). Ở Trung Quốc gọi là Trường xuân hoa.

    7. Thành phần hóa học:

    Hoạt chất của Dừa cạn là alkaloid có nhân indol trong tất cả các bộ phận của cây, nhiều nhất trong lá và rễ. Dừa cạn Việt Nam có tỷ lệ alkaloid toàn phần là 0,1-0,2%. Rễ chứa hoạt chất (0,7-2,4%) nhiều hơn trong thân (0,46%) và lá (0,37-1,15%).

    Các chất chủ yếu là: vinblastin, vincristin tetrahydroalstonin, prinin, vindolin, catharanthin, vindolinin, ajmalicin, vincosid (1 glucoalkaloid tiền thân để sinh tổng hợp các alkaloid). Từ Dừa cạn, người ta còn chiết được các chất sau: acid pyrocatechic, sắc tố flavonoid (glucozid của quercetol và campferol) và anthocyanic từ thân và lá dừa cạn hoa đỏ. Ngoài ra từ lá chiết được acid ursoloc, từ rễ chiết được cholin.

    8. Tác dụng dược lý - Công dụng:

    Dừa cạn dùng làm thuốc kiềm tế bào và được chỉ dẫn trong điều trị bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu lympho cấp, một số ung thư. Trong dân gian vẫn dùng trị cao huyết áp, trị bệnh tiểu đường, điều kinh, chữa tiêu hóa kém và chữa lỵ, thông tiểu tiện, chữa bệnh đi tiểu đỏ và ít. Có người trị ung thư máu, ung thư phổi, tẩy giun, chữa sốt, lợi tiểu khá mạnh,....

    Thân và lá có tính chất săn da, lọc máu, dùng chữa một số bệnh ngoài da.

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Quảng cáo 336x280