ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bùng phát bệnh tay chân miệng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    GiadinhNet - BS Nguyễn Đắc Thọ, PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết hiện số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng 97% so với cùng kỳ năm 2010.

    Trong khi đó, các ổ dịch lại đang xuất hiện ở các trường học tại quận 8 và quận Tân Bình, gây lo lắng cho phụ huynh học sinh.

    Xuất hiện các ổ dịch

    Ổ dịch đầu tiên xảy ra tại Trường mầm non 12, phường 12, quận Tân Bình, TP HCM. Một ngày sau khi bé N.T.M.T tử vong tại Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1  (ngày 20/3) do bệnh TCM  biến chứng gây viêm màng não; bạn học cùng trường và cùng lớp với bé T. cũng có biểu hiện nóng sốt. Trước tình hình đó, nhà trường đã mời phụ huynh tới và yêu cầu đưa các bé đi khám tại BV Nhi Đồng 1.

    Trẻ bị biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng. Ảnh: BH

    Ổ dịch thứ hai xảy ra trong Trường Mầm non Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, khi cô giáo phát hiện một bé trong lớp bị sốt. Giáo viên gọi điện cho cha mẹ đến trường đưa bé đi khám. Sau đó, gia đình cũng cho biết bé bị TCM. Buổi chiều, trường phát hiện trong lớp này có thêm hai bé nóng sốt và nổi nốt đỏ ở tay, chân. Các bé nhanh chóng được trả về cho phụ huynh. Tới ngày 25/3, Trường Tân Sơn Nhất báo với Trung tâm Y tế dự phòng xuống phun xịt chloramine B, vệ sinh toàn trường.

    Theo các bác sĩ khoa nhiễm nhi, đây là thời điểm phát triển mạnh của bệnh TCM do thời tiết nắng nóng thất thường. Hàng năm thường có hai đợt cao điểm bệnh TCM: đợt một từ tháng 3 - 5; đợt hai từ tháng 9 - 11.

    Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 TP HCM đang điều trị nội trú cho gần 100 trẻ bị TCM, trong đó có những trẻ bị sốc độ 4 dẫn đến co giật, suy hô hấp nặng, phải thở máy. Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 2 đang điều trị nội trú trên 50 trẻ bị mắc bệnh TCM và 10% trong số này đã bị biến chứng nặng. BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh TCM rất dễ biến chứng gây tử vong, gia đình cần chú ý chăm sóc vệ sinh cơ thể và môi trường thoáng mát cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ ăn đầy đủ chất để tạo sức đề kháng với dịch bệnh.

    Thời điểm phát triển mạnh của bệnh

    Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trong tháng 3, trung bình mỗi tuần thành phố tiếp nhận từ 30 - 40 ca TCM, nhưng vào tháng 4, số bệnh nhân mắc bệnh này đã tăng lên hơn ba lần. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có hơn 1.200 ca. BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết: "Trước tình hình dịch bệnh còn có thể kéo dài đến hết tháng 5, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo tất cả các quận/huyện hướng dẫn vệ sinh và khử khuẩn, đặc biệt cho những gia đình có trẻ dưới 3 tuổi và phát chloramine B cho các hộ gia đình này.   Đối với trường mầm non, dứt khoát không để trẻ bệnh đến trường và hướng dẫn nhà trường khử khuẩn theo đúng quy trình. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng các quận/huyện phải khẩn trương xử lý khi phát hiện có ca bệnh tại các khu dân cư tập thể".

    TS.BS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, hiện có nhiều bệnh nhiễm lây lan rất cao, dễ tạo dịch, đặc biệt là TCM và cúm A/H1N1. Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp rất dễ bùng phát dịch.

    Huyền Trang

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bùng phát bệnh tay chân miệng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    GiadinhNet - BS Nguyễn Đắc Thọ, PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM cho biết hiện số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng 97% so với cùng kỳ năm 2010.

    Trong khi đó, các ổ dịch lại đang xuất hiện ở các trường học tại quận 8 và quận Tân Bình, gây lo lắng cho phụ huynh học sinh.

    Xuất hiện các ổ dịch

    Ổ dịch đầu tiên xảy ra tại Trường mầm non 12, phường 12, quận Tân Bình, TP HCM. Một ngày sau khi bé N.T.M.T tử vong tại Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1  (ngày 20/3) do bệnh TCM  biến chứng gây viêm màng não; bạn học cùng trường và cùng lớp với bé T. cũng có biểu hiện nóng sốt. Trước tình hình đó, nhà trường đã mời phụ huynh tới và yêu cầu đưa các bé đi khám tại BV Nhi Đồng 1.

    Trẻ bị biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng. Ảnh: BH

    Ổ dịch thứ hai xảy ra trong Trường Mầm non Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, khi cô giáo phát hiện một bé trong lớp bị sốt. Giáo viên gọi điện cho cha mẹ đến trường đưa bé đi khám. Sau đó, gia đình cũng cho biết bé bị TCM. Buổi chiều, trường phát hiện trong lớp này có thêm hai bé nóng sốt và nổi nốt đỏ ở tay, chân. Các bé nhanh chóng được trả về cho phụ huynh. Tới ngày 25/3, Trường Tân Sơn Nhất báo với Trung tâm Y tế dự phòng xuống phun xịt chloramine B, vệ sinh toàn trường.

    Theo các bác sĩ khoa nhiễm nhi, đây là thời điểm phát triển mạnh của bệnh TCM do thời tiết nắng nóng thất thường. Hàng năm thường có hai đợt cao điểm bệnh TCM: đợt một từ tháng 3 - 5; đợt hai từ tháng 9 - 11.

    Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1 TP HCM đang điều trị nội trú cho gần 100 trẻ bị TCM, trong đó có những trẻ bị sốc độ 4 dẫn đến co giật, suy hô hấp nặng, phải thở máy. Khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 2 đang điều trị nội trú trên 50 trẻ bị mắc bệnh TCM và 10% trong số này đã bị biến chứng nặng. BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh TCM rất dễ biến chứng gây tử vong, gia đình cần chú ý chăm sóc vệ sinh cơ thể và môi trường thoáng mát cho trẻ. Đồng thời, cho trẻ ăn đầy đủ chất để tạo sức đề kháng với dịch bệnh.

    Thời điểm phát triển mạnh của bệnh

    Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trong tháng 3, trung bình mỗi tuần thành phố tiếp nhận từ 30 - 40 ca TCM, nhưng vào tháng 4, số bệnh nhân mắc bệnh này đã tăng lên hơn ba lần. Từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có hơn 1.200 ca. BS Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết: "Trước tình hình dịch bệnh còn có thể kéo dài đến hết tháng 5, Sở Y tế TP HCM đã chỉ đạo tất cả các quận/huyện hướng dẫn vệ sinh và khử khuẩn, đặc biệt cho những gia đình có trẻ dưới 3 tuổi và phát chloramine B cho các hộ gia đình này.   Đối với trường mầm non, dứt khoát không để trẻ bệnh đến trường và hướng dẫn nhà trường khử khuẩn theo đúng quy trình. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu Trung tâm Y tế dự phòng các quận/huyện phải khẩn trương xử lý khi phát hiện có ca bệnh tại các khu dân cư tập thể".

    TS.BS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho biết, hiện có nhiều bệnh nhiễm lây lan rất cao, dễ tạo dịch, đặc biệt là TCM và cúm A/H1N1. Những nơi tập trung đông người như trường học, cơ quan, xí nghiệp rất dễ bùng phát dịch.

    Huyền Trang

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt