ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng mới, diễn tiến nặng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Thông thường, độ tuổi mắc sốt xuất huyết (SXH) ở trẻ là từ 2 tuổi trở lên. Nhưng từ năm 2009, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh mới 45 ngày tuổi và cho đến nay, số trẻ dưới 2 tuổi mắc SXH ngày càng tăng. Đặc biệt, theo các bác sĩ, trẻ càng bụ bẫm, càng dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.

    Nhiều triệu chứng mới...

    Dịch sốt xuất huyết (SXH) năm nay khác so với những năm trước, người bệnh xuất hiện nhiều biểu hiện bệnh lạ như: Có biểu hiện xuất huyết ngoài da nhưng khi kiểm tra thì không rõ là xuất huyết hay phát ban. Khác nữa là có trường hợp xét nghiệm thấy týp 1 âm tính, nhưng thực tế là đã bị SXH týp 2. Chính vì vậy, việc chỉ định thực hiện các xét nghiệm càng cẩn trọng hơn nếu không sẽ bỏ qua bệnh cảnh.

    Một số ca sau khi truyền dịch thấy bệnh nhân mệt nặng, kiểm tra mới phát hiện thấy bị viêm cơ tim, phải hạn chế truyền và thêm thuốc trợ tim. Điểm khác nữa là bệnh nhân SXH men gan tăng rất cao (khi SXH men gan cao gấp nhiều lần so với bình thường sẽ làm gan bị huỷ hoại). Nguy hiểm là không thấy để đánh giá mức độ SXH. Có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện, nhưng vài ngày sau khám lại đã thấy xuất huyết bên trong.

     Điều trị cho bệnh nhi tại Khoa sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi đồng I (TP. HCM).     Ảnh: Đ.N

    Diễn tiến nặng...

    Khi mắc SXH, ngay ngày đầu tiên trẻ đã sốt cao đột ngột 39 - 40 oC và sốt liên tục từ 2 - 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau lưng, xương khớp, mỏi người, buồn nôn, một số trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Những triệu chứng này chỉ trẻ lớn mới nhận biết được, còn trẻ nhỏ thì không thể. Từ ngày thứ 3 có thể xuất hiện các chấm xuất huyết, đặc biệt rõ khi thấy chảy máu chân răng, máu cam, đi ngoài phân đen... Từ ngày thứ 5, có thể xuất hiện triệu chứng phù nề do thoát huyết tương.

    Nốt xuất huyết thường nổi dưới da sau 1- 2 ngày sốt, chủ yếu là ban ngoài da ở đầu, tay, chân..., nếu bác sĩ khám hoặc tiêm sẽ thấy bị bầm chỗ tiêm chích, thử máu có bạch cầu giảm, gan to, có thể đau bụng không liên quan tới đi ngoài. Từ ngày thứ 4 - 6, sốt có thể hạ, nhưng đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì người nhà tưởng giảm sốt, nhưng trẻ sẽ mệt hơn vì bệnh trở nặng.

    Cần phát hiện sớm

    Phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng trong điều trị SXH. Khi thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, quấy khóc, lơ mơ, chảy máu cam, đau bụng, tiêu phân đen, tay chân lạnh, bỏ ăn... cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế. Khi điều trị tại bệnh viện, cần theo dõi người bệnh để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít, tay - chân lạnh, da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại; Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát... Nếu thấy các triệu chứng tiền sốc như vậy cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.     

    Bác sĩ Huy Thông

    Theo:suckhoedoisong

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bệnh sốt xuất huyết: Triệu chứng mới, diễn tiến nặng

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Thông thường, độ tuổi mắc sốt xuất huyết (SXH) ở trẻ là từ 2 tuổi trở lên. Nhưng từ năm 2009, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh mới 45 ngày tuổi và cho đến nay, số trẻ dưới 2 tuổi mắc SXH ngày càng tăng. Đặc biệt, theo các bác sĩ, trẻ càng bụ bẫm, càng dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng.

    Nhiều triệu chứng mới...

    Dịch sốt xuất huyết (SXH) năm nay khác so với những năm trước, người bệnh xuất hiện nhiều biểu hiện bệnh lạ như: Có biểu hiện xuất huyết ngoài da nhưng khi kiểm tra thì không rõ là xuất huyết hay phát ban. Khác nữa là có trường hợp xét nghiệm thấy týp 1 âm tính, nhưng thực tế là đã bị SXH týp 2. Chính vì vậy, việc chỉ định thực hiện các xét nghiệm càng cẩn trọng hơn nếu không sẽ bỏ qua bệnh cảnh.

    Một số ca sau khi truyền dịch thấy bệnh nhân mệt nặng, kiểm tra mới phát hiện thấy bị viêm cơ tim, phải hạn chế truyền và thêm thuốc trợ tim. Điểm khác nữa là bệnh nhân SXH men gan tăng rất cao (khi SXH men gan cao gấp nhiều lần so với bình thường sẽ làm gan bị huỷ hoại). Nguy hiểm là không thấy để đánh giá mức độ SXH. Có trường hợp trẻ sốt 5 ngày không có biểu hiện, nhưng vài ngày sau khám lại đã thấy xuất huyết bên trong.

     Điều trị cho bệnh nhi tại Khoa sốt xuất huyết - Bệnh viện Nhi đồng I (TP. HCM).     Ảnh: Đ.N

    Diễn tiến nặng...

    Khi mắc SXH, ngay ngày đầu tiên trẻ đã sốt cao đột ngột 39 - 40 oC và sốt liên tục từ 2 - 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau lưng, xương khớp, mỏi người, buồn nôn, một số trẻ bị chảy máu mũi, chảy máu chân răng. Những triệu chứng này chỉ trẻ lớn mới nhận biết được, còn trẻ nhỏ thì không thể. Từ ngày thứ 3 có thể xuất hiện các chấm xuất huyết, đặc biệt rõ khi thấy chảy máu chân răng, máu cam, đi ngoài phân đen... Từ ngày thứ 5, có thể xuất hiện triệu chứng phù nề do thoát huyết tương.

    Nốt xuất huyết thường nổi dưới da sau 1- 2 ngày sốt, chủ yếu là ban ngoài da ở đầu, tay, chân..., nếu bác sĩ khám hoặc tiêm sẽ thấy bị bầm chỗ tiêm chích, thử máu có bạch cầu giảm, gan to, có thể đau bụng không liên quan tới đi ngoài. Từ ngày thứ 4 - 6, sốt có thể hạ, nhưng đó là thời điểm nguy hiểm nhất vì người nhà tưởng giảm sốt, nhưng trẻ sẽ mệt hơn vì bệnh trở nặng.

    Cần phát hiện sớm

    Phát hiện sớm bệnh là yếu tố quan trọng trong điều trị SXH. Khi thấy trẻ sốt cao trên hai ngày, quấy khóc, lơ mơ, chảy máu cam, đau bụng, tiêu phân đen, tay chân lạnh, bỏ ăn... cần phải đưa ngay đến cơ sở y tế. Khi điều trị tại bệnh viện, cần theo dõi người bệnh để phát hiện các triệu chứng tiền sốc, bao gồm: Trẻ đang tỉnh táo, bỗng trở nên lừ đừ, có khi vật vã; Trẻ có những cơn đau bụng dữ dội mà trước đây không có hoặc rất ít, tay - chân lạnh, da trẻ đổi màu, trở nên bầm bầm, môi xám lại; Trẻ tiểu ít hẳn hoặc không tiểu chút nào, nhưng rất khát... Nếu thấy các triệu chứng tiền sốc như vậy cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.     

    Bác sĩ Huy Thông

    Theo:suckhoedoisong

     


    Quảng cáo 336x280