ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bệnh còi xương ở trẻ em

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Bệnh còi xương dinh dưỡng là bệnh do thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, là lứa tuổi mà hệ xương phát triển rất mạnh. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi thì có khoảng 10 cháu bị còi xương. Bệnh còi xương ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sự phát triển thể chất, vận động và có thể gây biến dạng xương của trẻ, đặc biệt với các em gái còn ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ sau này (do khung chậu hẹp).

    Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương là thiếu vitamin D trong khẩu phần ăn (hàm lượng vitamin D trong thực phẩm thường rất thấp) và thiếu sự chiếu nắng mặt trời.

    Cơ thể trẻ được nhận vitamin D từ hai nguồn:

    - Từ thức ăn: sữa mẹ, gan, lòng đỏ trứng, sữa bò, dầu gan cá... là những thực phẩm có hàm lượng vitamin D tương đối tốt; ngũ cốc và rau quả nghèo vitamin D.

    - Từ vitamin D nội sinh: Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, vitamin D được tổng hợp ở da, mức độ tổng hợp vitamin D rất khác nhau tùy theo khí hậu, độ chiếu ánh nắng, màu da (da màu cũng cản trở sự tổng hợp vitamin D).

    Trong cơ thể, vitamin D có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phôtpho, giúp cơ thể tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn, kích thích quá trình chuyển canxi vào xương nhờ tạo thành các liên kết canxi-phôtpho cần thiết. Khi thiếu vitamin D, chỉ có khoảng 20% canxi ăn vào được hấp thu qua đường tiêu hóa, còn khi có đủ vitamin D, khả năng hấp thu vitamin D lên đến 50-80%. Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi – phôtpho, làm cho hệ xương và cơ thể trẻ kém phát triển, với các biểu hiện: ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, ra mồ hôi khi đi ngủ kể cả khi trời lạnh (ra mồ hôi trộm), rụng tóc phía sau gáy, chán ăn, thóp rộng, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đứng, đi, các bắp thịt nhẽo...

    Nếu không phát hiện được còi xương sớm để có hướng điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ có các biểu hiện: lồng ngực có chuỗi hạt sườn, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, cột sống có thể gù vẹo, khung chậu biến dạng làm cho khung chậu hẹp, các đầu xương dài bè ra tạo nên vòng cổ tay và cổ chân. Xương chi dưới cong nên chân vòng kiềng có chữ hình O hoặc chân chữ bát có hình chữ X, ngoài ra trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay mắc bệnh viêm phổi.

    Bệnh còi xương hay gặp ở những trẻ không được bú sữa mẹ (trong sữa mẹ có vitamin D, có tỷ lệ canxi-phôtpho thích hợp giúp trẻ dễ hấp thu), trẻ đẻ non, trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa kéo dài (làm giảm khả năng hấp thu các vitamin và chất khoáng); trẻ không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do tập quán kiêng cữ (giữ trẻ trong phòng kín), do nhà cửa chật hẹp, tối tăm, mùa đông trẻ mặc quá nhiều quần áo... Ở những trẻ bụ bẫm cũng dễ bị thiếu vitamin D do cơ thể trẻ phát triển nhanh nên nhu cầu vitamin D, canxi - phôtpho cao hơn so với những trẻ bình thường mà việc cung cấp vitamin D qua con đường ăn uống lại không đủ do vậy dẫn đến còi xương... Ở những trẻ này biểu hiện của còi xương thường rõ ràng.

    Phòng bệnh

    Để phòng chống còi xương cần cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin D và canxi (trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá...). Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, do vậy bữa ăn của trẻ còn cần có đủ dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này. Với những trẻ có nguy cơ cao như đã nói ở trên, ngoài việc bảo đảm chế độ nuôi dưỡng cần được bổ sung thêm vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu, từ 2 năm trở đi dùng 200.000 đơn vị trong mùa đông cho đến khi trẻ 5 tuổi. Bà mẹ khi có thai phải làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần). Sau đẻ, cả mẹ và con không ở trong phòng tối, kín, phòng ở phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Từ sau 2 tuần tuổi, cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là cho trẻ làm quen với ánh sáng dịu buổi sáng để bảo đảm trẻ có đủ ánh sáng mặt trời. Khi tắm nắng cần để lộ chân tay, lưng, bụng trẻ ra ngoài từ 10-20 phút lúc buổi sáng (9-9 giờ 30 phút), thời gian chiếu nắng có thể tăng dần đến 30 phút/ngày. Để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng, nếu chiếu qua lần vải hoặc qua cửa kính sẽ còn rất ít tác dụng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để thầy thuốc hướng dẫn và chỉ định cách điều trị cụ thể.       

    TS. Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bệnh còi xương ở trẻ em

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Bệnh còi xương dinh dưỡng là bệnh do thiếu vitamin D và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, là lứa tuổi mà hệ xương phát triển rất mạnh. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi thì có khoảng 10 cháu bị còi xương. Bệnh còi xương ảnh hưởng rất lớn và lâu dài đến sự phát triển thể chất, vận động và có thể gây biến dạng xương của trẻ, đặc biệt với các em gái còn ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ sau này (do khung chậu hẹp).

    Nguyên nhân chính dẫn đến còi xương là thiếu vitamin D trong khẩu phần ăn (hàm lượng vitamin D trong thực phẩm thường rất thấp) và thiếu sự chiếu nắng mặt trời.

    Cơ thể trẻ được nhận vitamin D từ hai nguồn:

    - Từ thức ăn: sữa mẹ, gan, lòng đỏ trứng, sữa bò, dầu gan cá... là những thực phẩm có hàm lượng vitamin D tương đối tốt; ngũ cốc và rau quả nghèo vitamin D.

    - Từ vitamin D nội sinh: Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời, vitamin D được tổng hợp ở da, mức độ tổng hợp vitamin D rất khác nhau tùy theo khí hậu, độ chiếu ánh nắng, màu da (da màu cũng cản trở sự tổng hợp vitamin D).

    Trong cơ thể, vitamin D có vai trò điều hòa chuyển hóa canxi và phôtpho, giúp cơ thể tăng hấp thu và sử dụng canxi của thức ăn, kích thích quá trình chuyển canxi vào xương nhờ tạo thành các liên kết canxi-phôtpho cần thiết. Khi thiếu vitamin D, chỉ có khoảng 20% canxi ăn vào được hấp thu qua đường tiêu hóa, còn khi có đủ vitamin D, khả năng hấp thu vitamin D lên đến 50-80%. Khi thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa canxi – phôtpho, làm cho hệ xương và cơ thể trẻ kém phát triển, với các biểu hiện: ngủ không yên giấc, hay giật mình, quấy khóc, ra mồ hôi khi đi ngủ kể cả khi trời lạnh (ra mồ hôi trộm), rụng tóc phía sau gáy, chán ăn, thóp rộng, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đứng, đi, các bắp thịt nhẽo...

    Nếu không phát hiện được còi xương sớm để có hướng điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ có các biểu hiện: lồng ngực có chuỗi hạt sườn, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, cột sống có thể gù vẹo, khung chậu biến dạng làm cho khung chậu hẹp, các đầu xương dài bè ra tạo nên vòng cổ tay và cổ chân. Xương chi dưới cong nên chân vòng kiềng có chữ hình O hoặc chân chữ bát có hình chữ X, ngoài ra trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay mắc bệnh viêm phổi.

    Bệnh còi xương hay gặp ở những trẻ không được bú sữa mẹ (trong sữa mẹ có vitamin D, có tỷ lệ canxi-phôtpho thích hợp giúp trẻ dễ hấp thu), trẻ đẻ non, trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và rối loạn tiêu hóa kéo dài (làm giảm khả năng hấp thu các vitamin và chất khoáng); trẻ không được hoặc ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời do tập quán kiêng cữ (giữ trẻ trong phòng kín), do nhà cửa chật hẹp, tối tăm, mùa đông trẻ mặc quá nhiều quần áo... Ở những trẻ bụ bẫm cũng dễ bị thiếu vitamin D do cơ thể trẻ phát triển nhanh nên nhu cầu vitamin D, canxi - phôtpho cao hơn so với những trẻ bình thường mà việc cung cấp vitamin D qua con đường ăn uống lại không đủ do vậy dẫn đến còi xương... Ở những trẻ này biểu hiện của còi xương thường rõ ràng.

    Phòng bệnh

    Để phòng chống còi xương cần cho trẻ bú mẹ và ăn bổ sung đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn giàu vitamin D và canxi (trứng, sữa, gan, tôm, cua, cá...). Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, do vậy bữa ăn của trẻ còn cần có đủ dầu, mỡ để giúp cơ thể trẻ hấp thu và sử dụng tốt vitamin này. Với những trẻ có nguy cơ cao như đã nói ở trên, ngoài việc bảo đảm chế độ nuôi dưỡng cần được bổ sung thêm vitamin D với liều 400 đơn vị/ngày, uống liên tục trong năm đầu, từ 2 năm trở đi dùng 200.000 đơn vị trong mùa đông cho đến khi trẻ 5 tuổi. Bà mẹ khi có thai phải làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị đẻ non, có thể uống vitamin D khi thai được 7 tháng với liều 600.000 đơn vị trong 3 tuần (200.000 đơn vị/tuần). Sau đẻ, cả mẹ và con không ở trong phòng tối, kín, phòng ở phải thoáng, mát, đủ ánh sáng. Từ sau 2 tuần tuổi, cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng tự nhiên, tốt nhất là cho trẻ làm quen với ánh sáng dịu buổi sáng để bảo đảm trẻ có đủ ánh sáng mặt trời. Khi tắm nắng cần để lộ chân tay, lưng, bụng trẻ ra ngoài từ 10-20 phút lúc buổi sáng (9-9 giờ 30 phút), thời gian chiếu nắng có thể tăng dần đến 30 phút/ngày. Để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da trẻ mới có tác dụng, nếu chiếu qua lần vải hoặc qua cửa kính sẽ còn rất ít tác dụng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của còi xương nên cho trẻ đi khám để thầy thuốc hướng dẫn và chỉ định cách điều trị cụ thể.       

    TS. Hoàng Kim Thanh (Viện Dinh dưỡng)

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt