ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bạn chọn thuốc lá hay bệnh phổi?

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    90% bệnh nhân ung thư phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều hút thuốc lá. Chỉ khi vào viện, nhiều người mới sực tỉnh:"Giá như tôi đừng hút thuốc lá"...

    Ung thư phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn

    Từ những năm 16 tuổi, không những thuốc lá, anh B.Đ.T, 55 tuổi, ở Bình Dương còn hút thuốc lào.

    Bị khó thở 3 năm, đến khám nhiều nơi, bác sĩ đều cho biết anh T. bị hen suyễn và biện pháp tốt nhất là nên cai thuốc lá. Nhưng anh T. không theo lời khuyên của bác sĩ.

    Đến lúc nhập vào khoa Hô hấp - BV Chợ Rẫy, ngày 24/5/2007, khi đó CO2 tăng quá cao trong máu, khiến anh T. rối loạn tri giác, hôn mê, nói nhảm. Bệnh nhân chỉ ngồi gục xuống chứ không thể nằm vì khó thở, bứt rứt.

    Anh T. đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp mãn. Cho dù, ngày mai 31/5, anh được xuất viện nhưng vẫn phải thở ôxy ngay tại nhà.

    Không may mắn như thế, một tháng trước khi nhập viện, anh T.K.L năm nay 40 tuổi ở Tiền Giang bị đau âm ỉ ở ngực trái. Anh L. không bị sụt cân, ăn uống được. Đến bệnh viện tỉnh để kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ anh bị ung thư phổi, và chuyển anh L. lên bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 21/5 để chẩn đoán xác định.

    Quả nhiên, anh L. đã mắc bệnh ung thư phổi. Trong phổi có hạch và ung thư di căn lan ra đến gan.

    20 năm nay, anh T.K.L ngày nào cũng "tiêu thụ" một gói thuốc lá.

    Trước đó, bác N.B.T,  một cựu bác sĩ 70 tuổi, nhà ở quận 3 - TP.HCM cũng đã phải vào viện vì bị đau ngực. Trên X-quang, phổi của bác T. có những tổn thương, và các bác sĩ chẩn đoán bác đã bị ung thư phổi.

    Năm 20 tuổi bác T. đã là người nghiện thuốc lá nặng.  Nhiều lần bác quyết tâm cai thuốc lá, nhưng vẫn không được.

    Cai thuốc: 50% người thờ ơ

    Khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 chất độc hại. Trong đó, nicotine là chất độc nhất, có tác dụng kích thích thần kinh và tạo nên sự lệ thuộc vào thuốc lá. Nicotin được hít vào cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tim mạch, như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim. Và đặc biệt, thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

    BS. Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trưởng khoa Hô hấp - BV Chợ Rẫy cho biết cứ hồi cứu lại hồ sơ của các bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, 80 - 90% bệnh nhân đều có tiền căn hút thuốc lá.

    Thật sự, nhiều bệnh nhân khi đã nhập viện đều thường khó thở đến nỗi không thể tiếp tục hút thuốc lá và ao ước "giá như tôi đừng hút thuốc lá" như anh B.Đ.T.

    Nhà anh T. hiện còn hai người em và ba cậu con trai vẫn tiếp tục hút thuốc. Khi bác sĩ hỏi cảm nghĩ của con trai anh T. trước gương của bố mình, anh con trai chỉ thờ ơ không quyết tâm bỏ thuốc.

    "Nhiều bệnh nhân chỉ biết sợ thuốc lá khi đã không còn thở nổi. Nhưng khi bác sĩ hỏi đến thân nhân của những người bệnh, 50% vẫn thờ ơ và không quyết tâm bỏ thuốc lá dù rằng có tấm gương trước mắt của chính người nhà," BS. Bích Huyên nhận xét.

    Khi được đề cập đến việc cai thuốc lá, 50% dân nghiện thuốc lá quan tâm. Trong số người quan tâm chỉ có từ 40 - 60% người có ý định cai. Rồi đến thời gian chuẩn bị.

    Đến giai đoạn cai thuốc thì chỉ còn 10 - 30% người theo đuổi. Một nửa trong số họ có thể tái nghiện lại sau một thời gian cai.

    Theo các chuyên gia, nghiện thuốc lá là sự tương tác giữa cơ địa bản thân, môi trường sống và chất nicotine có trong thuốc lá. Trong đó, môi trường là một yếu tố rất quan trọng.

    Nhiều nước trên thế giới và hàng trăm cơ quan luật pháp của nhiều bang và nhiều địa phương đã rút ra kết luận này và thực hiện thành công luật yêu cầu tất cả các nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà phải thực hiện không khói thuốc 100%.

    Người không hút thuốc lá có quyền được tận hưởng bầu không khí trong lành. Theo WHO, nhiều bằng chứng khoa học khẳng định rằng  môi trường 100% không khói thuốc là cách duy nhất bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người khỏi tác hại của thuốc lá thụ động. Chủ đề ngày Thế giới Không

    Vì vậy, chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá năm 2007 là ""Những môi trường không thuốc lá" (Smoke-Free Environments).

    Còn tại Việt Nam, BS. Bích Huyên cho rằng, song song với tác động phong trào phòng chống tác hại thuốc lá, phải có những hình phạt nặng, nghiêm và đúng theo chỉ thị số 12/2007/CT-TTg tháng 5/200 quy định cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng như  lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, các khu vực sản xuất, thư viện, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, phương tiện giao thông công cộng ...

    H.Cát (Theo VietNamNet)


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bạn chọn thuốc lá hay bệnh phổi?

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    90% bệnh nhân ung thư phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều hút thuốc lá. Chỉ khi vào viện, nhiều người mới sực tỉnh:"Giá như tôi đừng hút thuốc lá"...

    Ung thư phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn

    Từ những năm 16 tuổi, không những thuốc lá, anh B.Đ.T, 55 tuổi, ở Bình Dương còn hút thuốc lào.

    Bị khó thở 3 năm, đến khám nhiều nơi, bác sĩ đều cho biết anh T. bị hen suyễn và biện pháp tốt nhất là nên cai thuốc lá. Nhưng anh T. không theo lời khuyên của bác sĩ.

    Đến lúc nhập vào khoa Hô hấp - BV Chợ Rẫy, ngày 24/5/2007, khi đó CO2 tăng quá cao trong máu, khiến anh T. rối loạn tri giác, hôn mê, nói nhảm. Bệnh nhân chỉ ngồi gục xuống chứ không thể nằm vì khó thở, bứt rứt.

    Anh T. đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, suy hô hấp mãn. Cho dù, ngày mai 31/5, anh được xuất viện nhưng vẫn phải thở ôxy ngay tại nhà.

    Không may mắn như thế, một tháng trước khi nhập viện, anh T.K.L năm nay 40 tuổi ở Tiền Giang bị đau âm ỉ ở ngực trái. Anh L. không bị sụt cân, ăn uống được. Đến bệnh viện tỉnh để kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ anh bị ung thư phổi, và chuyển anh L. lên bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 21/5 để chẩn đoán xác định.

    Quả nhiên, anh L. đã mắc bệnh ung thư phổi. Trong phổi có hạch và ung thư di căn lan ra đến gan.

    20 năm nay, anh T.K.L ngày nào cũng "tiêu thụ" một gói thuốc lá.

    Trước đó, bác N.B.T,  một cựu bác sĩ 70 tuổi, nhà ở quận 3 - TP.HCM cũng đã phải vào viện vì bị đau ngực. Trên X-quang, phổi của bác T. có những tổn thương, và các bác sĩ chẩn đoán bác đã bị ung thư phổi.

    Năm 20 tuổi bác T. đã là người nghiện thuốc lá nặng.  Nhiều lần bác quyết tâm cai thuốc lá, nhưng vẫn không được.

    Cai thuốc: 50% người thờ ơ

    Khói thuốc lá có chứa hơn 4.000 chất độc hại. Trong đó, nicotine là chất độc nhất, có tác dụng kích thích thần kinh và tạo nên sự lệ thuộc vào thuốc lá. Nicotin được hít vào cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh tim mạch, như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim. Và đặc biệt, thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi.

    BS. Nguyễn Xuân Bích Huyên, Trưởng khoa Hô hấp - BV Chợ Rẫy cho biết cứ hồi cứu lại hồ sơ của các bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư phổi, 80 - 90% bệnh nhân đều có tiền căn hút thuốc lá.

    Thật sự, nhiều bệnh nhân khi đã nhập viện đều thường khó thở đến nỗi không thể tiếp tục hút thuốc lá và ao ước "giá như tôi đừng hút thuốc lá" như anh B.Đ.T.

    Nhà anh T. hiện còn hai người em và ba cậu con trai vẫn tiếp tục hút thuốc. Khi bác sĩ hỏi cảm nghĩ của con trai anh T. trước gương của bố mình, anh con trai chỉ thờ ơ không quyết tâm bỏ thuốc.

    "Nhiều bệnh nhân chỉ biết sợ thuốc lá khi đã không còn thở nổi. Nhưng khi bác sĩ hỏi đến thân nhân của những người bệnh, 50% vẫn thờ ơ và không quyết tâm bỏ thuốc lá dù rằng có tấm gương trước mắt của chính người nhà," BS. Bích Huyên nhận xét.

    Khi được đề cập đến việc cai thuốc lá, 50% dân nghiện thuốc lá quan tâm. Trong số người quan tâm chỉ có từ 40 - 60% người có ý định cai. Rồi đến thời gian chuẩn bị.

    Đến giai đoạn cai thuốc thì chỉ còn 10 - 30% người theo đuổi. Một nửa trong số họ có thể tái nghiện lại sau một thời gian cai.

    Theo các chuyên gia, nghiện thuốc lá là sự tương tác giữa cơ địa bản thân, môi trường sống và chất nicotine có trong thuốc lá. Trong đó, môi trường là một yếu tố rất quan trọng.

    Nhiều nước trên thế giới và hàng trăm cơ quan luật pháp của nhiều bang và nhiều địa phương đã rút ra kết luận này và thực hiện thành công luật yêu cầu tất cả các nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà phải thực hiện không khói thuốc 100%.

    Người không hút thuốc lá có quyền được tận hưởng bầu không khí trong lành. Theo WHO, nhiều bằng chứng khoa học khẳng định rằng  môi trường 100% không khói thuốc là cách duy nhất bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người khỏi tác hại của thuốc lá thụ động. Chủ đề ngày Thế giới Không

    Vì vậy, chủ đề của ngày Thế giới Không Thuốc lá năm 2007 là ""Những môi trường không thuốc lá" (Smoke-Free Environments).

    Còn tại Việt Nam, BS. Bích Huyên cho rằng, song song với tác động phong trào phòng chống tác hại thuốc lá, phải có những hình phạt nặng, nghiêm và đúng theo chỉ thị số 12/2007/CT-TTg tháng 5/200 quy định cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng như  lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế, các khu vực sản xuất, thư viện, rạp chiếu phim, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, phương tiện giao thông công cộng ...

    H.Cát (Theo VietNamNet)


    Quảng cáo 336x280