ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bài thuốc phòng bệnh thiếu máu

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Bệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh mạn tính, giun móc, có thai, suy dinh dưỡng, chấn thương... Biểu hiện của bệnh thiếu máu ngoài huyết sắc tố giảm, còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như: nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hay hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, đầu óc không tập trung, ăn không ngon, nếu là nữ thì kinh nguyệt hay thất thường (chu kỳ kinh không đều).

    Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu. Nếu có bệnh xuất huyết mạn tính như xuất huyết nhiều lúc hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày... phải kịp thời điều trị. Trước khi bồi bổ dinh dưỡng phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của dạ dày. Ngoài những thực phẩm bổ máu như thịt, cá, cần tăng cường vitamin C, và các chất diệp lục có trong các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc như: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, nấm mèo đen...

     Điều trị bằng điện châm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Lạng Sơn. Ảnh: H.Hương

    Nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất là thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự hình thành huyết cầu tố. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc sau để hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu.

    Bài 1: Bổ huyết có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.

    Rau chân vịt tươi: 200 - 300g (để nguyên rễ), gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày.

    Bài 2: Có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận cố tinh; sử dụng rất thích hợp cho người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt.

    Hồng táo (táo tàu) 12 quả, kỷ tử 30g, gạo nếp cẩm 50g, đường 20 - 30g. Rửa sạch hồng táo, kỷ tử, gạo nếp, cho tất cả vào xoong và đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang dùng lửa nhỏ tiếp tục đun cho đến khi chín nhừ thành cháo. Cho đường vào khuấy đều và chia làm hai phần ăn vào buổi sáng, tối.

    Bài 3: Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi đợt điều trị ăn nửa tháng.

    Bài 4: Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.

    Những bài thuốc nói trên có thể dùng từ 7 - 10 ngày, nghỉ 10 ngày sau đó lại dùng tiếp cho đến khi đem lại kết quả.

    Bác sĩ Nguyễn Sơn

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Bài thuốc phòng bệnh thiếu máu

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Bệnh thiếu máu do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do bệnh mạn tính, giun móc, có thai, suy dinh dưỡng, chấn thương... Biểu hiện của bệnh thiếu máu ngoài huyết sắc tố giảm, còn kèm theo hàng loạt triệu chứng như: nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, hay hoảng sợ, tim đập nhanh, ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, đầu óc không tập trung, ăn không ngon, nếu là nữ thì kinh nguyệt hay thất thường (chu kỳ kinh không đều).

    Đông y cho rằng, điều trị bệnh thiếu máu, ngoài việc tăng cường dinh dưỡng và bổ máu, cần phải bắt đầu từ bổ thận, vì tinh hoa trong thận tạo ra máu. Nếu có bệnh xuất huyết mạn tính như xuất huyết nhiều lúc hành kinh, bệnh giun móc, xuất huyết vì loét dạ dày... phải kịp thời điều trị. Trước khi bồi bổ dinh dưỡng phải chú trọng điều chỉnh khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của dạ dày. Ngoài những thực phẩm bổ máu như thịt, cá, cần tăng cường vitamin C, và các chất diệp lục có trong các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc như: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, nấm mèo đen...

     Điều trị bằng điện châm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Lạng Sơn. Ảnh: H.Hương

    Nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp nhất là thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự hình thành huyết cầu tố. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc sau để hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu.

    Bài 1: Bổ huyết có tác dụng điều trị thiếu máu do thiếu sắt, làm cho da trở nên hồng hào khỏe mạnh.

    Rau chân vịt tươi: 200 - 300g (để nguyên rễ), gan lợn 150g. Rửa sạch rau chân vịt, thái thành từng đoạn; gan lợn rửa sạch thái miếng mỏng. Đun sôi nước, cho một ít gừng tươi thái nhỏ cùng với một lượng muối vừa phải, sau đó cho gan lợn và rau chân vịt vào, tiếp tục đun cho gan chín là được. Có thể dùng làm canh trong bữa ăn hằng ngày.

    Bài 2: Có tác dụng dưỡng can ích huyết, bổ thận cố tinh; sử dụng rất thích hợp cho người gầy yếu, suy dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt.

    Hồng táo (táo tàu) 12 quả, kỷ tử 30g, gạo nếp cẩm 50g, đường 20 - 30g. Rửa sạch hồng táo, kỷ tử, gạo nếp, cho tất cả vào xoong và đun lửa to cho sôi, sau đó chuyển sang dùng lửa nhỏ tiếp tục đun cho đến khi chín nhừ thành cháo. Cho đường vào khuấy đều và chia làm hai phần ăn vào buổi sáng, tối.

    Bài 3: Dùng 2 cái xương ống chân dê, 20 trái táo đỏ, một lượng gạo nếp vừa đủ. Đập nát xương dê cho cùng táo đỏ và gạo nếp vào nấu cháo loãng, mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi đợt điều trị ăn nửa tháng.

    Bài 4: Dùng một con gà mái tơ (chừng 1,5kg), 15g vị thuốc đương quy, 30g đảng sâm. Gà làm sạch bỏ hết nội tạng, sau đó cho đương quy, đảng sâm, hành, gừng vào trong bụng con gà, cột lại rồi đem ninh với lửa nhỏ cho đến nhừ, đem ăn.

    Những bài thuốc nói trên có thể dùng từ 7 - 10 ngày, nghỉ 10 ngày sau đó lại dùng tiếp cho đến khi đem lại kết quả.

    Bác sĩ Nguyễn Sơn

     


    Quảng cáo 336x280