ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Bác sỹ giải đáp về bệnh ung thư

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Nhiều người đặt câu hỏi với các bác sỹ, chuyên gia liên quan đến bệnh ung thư, các câu hỏi xoay quanh những chủ đề chính sau đây: 1. Phát hiện và điều trị sớm. 2. Điều trị bệnh ung thư. 3. Bản chất bệnh ung thư. 4. Các nguyên nhân gây bệnh. 5. Tỷ lệ mắc bệnh. Phát hiện và điều trị sớm

    1- Bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không?

    Có! Đã có nhiều người được chữa khỏi bệnh ung thư. Khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc vào loại ung thư, nhưng có một điều chắc chắn là ung thư được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng có nhiều khả năng chữa khỏi.

    2- Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng tăng?

    Đúng! 20 năm trước chỉ có một trong bốn trường hợp ung thư được chữa khỏi. Ngày nay, cứ trong 2 trường hợp thì chữa khỏi một trường hợp. Nếu các bệnh ung thư được phát hiện sớm hơn thì các bác sỹ còn chữa khỏi được nhiều hơn nữa.

    3- Bệnh ung thư có thể phát hiện và điều trị sớm không?

    Có! Nếu mỗi người đều được biết về các biểu hiện của bệnh ung thư và đi khám ngay khi thấy một trong những dấu hiệu đó. Ung thư thường được phát hiện muộn vì nhiều người thấy rằng các triệu chứng của họ không nghiêm trọng tới mức phải đi khám. Có nhiều bệnh ung thư rất dễ chẩn đoán sớm.

    4- Các dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư?

    Các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đã được tuyên truyền rộng rãi và mọi người cần chú ý những dấu hiệu này. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng nhiều dấu hiệu cũng là biểu hiện của bệnh lành tính, ví dụ như một khối u ở ngực có xác xuất ác tính là 1/10. Nhưng dù sao bạn cũng không bao giờ được chậm trễ khi thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào và bạn nên đi khám ngay khi thấy một trong những dấu hiệu sau:

    • Đau không giảm đi sau vài tuần.

    • Có nốt ruồi hay mụn cơm ngày càng to, sẫm màu hoặc chảy máu.

    • Có u cục ở vú hoặc một nơi khác trong cơ thể.

    • Chảy máu bất thường ở âm đạo (đặt biệt là chảy máu giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi mãn kinh).

    • Nôn hoặc đi ngoài ra máu hay có những thay đổi về hoạt động tiêu hoá kéo dài.

    • Đi tiểu ra máu.

    • Kém ăn và rối loạn tiêu hoá kéo dài.

    • Khàn giọng hay ho kéo dài.

    • Khó nuốt.

    5- Có thể bị ung thư mà không có các triệu chứng không?

    Có! tất cả các bệnh ung thư đều có một giai đoạn phát triển trước khi xuất hiện triệu chứng. Nếu những ung thư này được phát hiện trước khi các triệu chứng đã rõ ràng thì sẽ giúp cho việc điều trị rất nhiều. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp cho việc phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng.

    6- Đau có phải là một triệu chứng sớm của ung thư không?

    Không! Trong hầu hết các trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm thì không có đau. Đau thường xuất hiện muộn hơn và do đó nếu bạn có một trong những dấu hiệu của bệnh mà chờ đến khi đau xuất hiện thì rất nguy hiểm. Phải đi khám ngay.

    7- Phải làm gì khi nghi ngờ bị ung thư?

    Phải đi khám ngay. Đừng e ngại khi nói với bác sỹ về những nghi ngờ của mình. Lo sợ về bệnh ung thư là điều hoàn toàn bình thường và bạn không nên xấu hổ về điều này.

    8- Bác sỹ tuyến cơ sở có đủ trình độ chẩn đoán ung thư không?

    Mặc dù để chẩn đoán chắc chắn một bệnh ung thư cần phải có nhiều kỹ năng và xét nghiệm đặc biệt nhưng bất cứ bác sỹ nào cũng có thể khám và phát hiện các triệu chứng của bệnh. Do vậy tốt nhất là đi khám ở tuyến cơ sở trước, và nếu cần làm các xét nghiệm cao cấp thì bác sỹ sẽ giới thiệu lên tuyến trên.

    9- Những xét nghiệm đặc biệt này là gì?

    Những xét nghiệm được yêu cầu trong mỗi trường hợp phụ thuộc vào vị trí nghi ngờ khối u, bao gồm khám lâm sàng toàn diện, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm sinh hoá và tế bào ở các dịch của cơ thể như máu, nước tiểu... Đôi khi cần phải lấy một mảnh ở vùng có u để làm xét nghiệm soi dưới kính hiển vi, được gọi là làm sinh thiết.

    10- Chụp X-quang có phát hiện được ung thư không?

    Chụp X-quang phổi bình thường thấy được hình ảnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Do vậy ở những người nghiện thuốc lá nặng và trên 40 tuổi cần phải chụp Xquang phổi 6 tháng 1 lần.

    11- Xét nghiệm tế bào ung thư là gì?

    Có nhiều loại xét nghiệm tế bào ung thư, xét nghiệm thông thường nhất là xét nghiệm dàn phiến kính - dùng để phát hiện ung thư cổ tử cung. Bằng xét nghiệm này, rất nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn rất sớm và do vậy tỷ lệ chữa khỏi rất cao, gần 100%. Tất cả những phụ nữ trên 35 tuổi cần làm xét nghiệm này 1 lần /1năm. Bác sỹ tuyến cơ sở có đủ khả năng làm xét nghiệm này.

    Các xét nghiệm tế bào khác có thể làm từ đờm, nước tiểu hay dịch ở phổi hoặc ổ bụng hoặc từ chính khối u để phát hiện ung thư.

    12- Lấy tế bào làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

    Các bác sỹ lấy dịch ở âm đạo bệnh nhân nữ phết lên phiến kính, đây là xét nghiệm đơn giản và không gây đau, sau đó phiến kính được gửi lên phòng xét nghiệm để soi dưới kính hiển vi.

    Điều trị

    1- Tại sao điều trị sớm ung thư là rất quan trọng?

    Quan trọng vì nhiều bệnh ung thư phát triển rất nhanh, có thể lan tràn đến các bộ phận khác của cơ thể trước khi biểu hiện thành triệu chứng hoặc gây đau. Nếu bác sĩ bắt đầu điều trị trước ung thư lan tràn thì có nhiều khả năng chữa khỏi.

    2- Điều trị ung thư như thế nào?

    Các phương pháp điều trị có hiệu quả là:

    • Phẫu thuật.

    • Tia xạ (dùng các tia phóng xạ gồm có tia X và tia gamma, chất phóng xạ hoặc các chất có hoạt tính phóng xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư.

    • Các thuốc chống ung thư.

    • Các hóc-môn.

    • Đôi khi cần phối hợp các phương pháp điều trị dựa vào loại bệnh ung thư. Hoá trị liệu là tiêm thuốc hay uống thuốc để diệt các tế bào ung thư. Một số bệnh ung thư phụ thuộc vào lượng chất hóc-môn trong cơ thể và do đó có thể kiểm soát bệnh bằng các hóc-môn hoặc kháng hooc-môn.

    Phương pháp chủ yếu là phẫu thuật lấy bỏ khối u và chiếu tia xạ (tia X hoặc gamma) vào vị trí u trên cơ thể để diệt các tế bào ung thư.

    3- Ung thư có di căn nhanh hơn nếu phẫu thuật không?

    Không! Phẫu thuật không làm cho ung thư di căn khi được phẫu thuật đúng phương pháp gọn thành một khối. Bệnh nhân không nên từ chối phẫu thuật. Quan niệm "không được đụng dao kéo vào ung thư" là sai lầm.

    4- Điều trị tia xạ có lợi đối với tất cả các loại ung thư không?

    Không! Phương pháp điều trị một bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào loại ung thư đó là gì. Ở nhiều loại bệnh nhân ung thư thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật.

    5- Có thuốc nào chữa khỏi bệnh ung thư không?

    Trong một số bệnh ung thư thì điều trị bằng thuốc (hóa trị liệu) có hiệu quả tốt nhất. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đang mang lại những hy vọng mới cho những người bị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu và ung thư trẻ em. Thuốc thường được dùng bổ sung cho các phương pháp điều trị khác và làm bệnh nhân dễ chịu hơn.

    6- Có nên ra nước ngoài để điều trị ung thư?

    Không nên! Vì các chuyên gia về ung thư ở nước ta có trình độ cao và sau khi phát hiện ung thư thì bệnh sẽ được điều trị ngay. Mọi phương pháp điều trị có hiệu quả đều có sẵn ở trong nước.

    7- Làm sao tránh được sự chữa bệnh bịp bợm?

    Chỉ nên chữa bệnh ở những bác sĩ có trình độ, vì những lang băm, chỉ khai thác nỗi sợ hãi và sự thất vọng ở những bệnh nhân bị ung thư. Do vây, nếu có thắc mắc gì bệnh nhân nên trực tiếp gặp bác sĩ.

    8- Điều trị ung thư ở đâu?

    Thầy thuốc tuyến cơ sở sẽ chuyển bạn đến điều trị ở các bệnh viện chuyên ngành.

    Nếu cần phải phẫu thuật thì ca mổ sẽ được tiến hành bới các bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm.

    Điều trị tia xạ ở một bệnh viện cấp Tỉnh và Trung ương.

    Bản chất bệnh ung thư

    1- Bệnh ung thư là gì?

    Ung thư là một sự rối loạn về sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Một tập hợp các tế bào ung thư gọi là khối u tiếp tục phát triển và di căn đến các nơi khác của cơ thể. Khối ung thư không có chức năng hữu ích trong cơ thể, nó ngăn cản sự phát triển và lấy đi chất dinh dưỡng của các tế bào lành và gây nguy hiểm cho cuộc sống của con người.

    2- Tế bào ung thư có khác tế bào bình thường không?

    Có! Chúng có hình dạng và kích thước khác hẳn. Các tế bào bình thường thì giống nhau và hoạt động đồng nhất còn các tế bào ung thư thì có hình dạng méo mó và kích thước bất thường. Những sự khác biệt này dễ dàng nhận qua kính hiển vi.

    3- Ung thư di căn như thế nào?

    Những tế bào ung thư phát triển theo cách riêng của chúng ở giữa những tế bào bình thường và di chuyển từ một vùng sang các vùng khác. Sớm hay muộn thì những tế bào ung thư sẽ di căn từ vị trí ban đầu theo đường máu hay đường bạch huyết đến các nơi khác của cơ thể và hình thành những khối ung thư mới. Việc điều trị sớm có thể ngăn chặn điều này.

    4- Có phải tất cả các khối u đều là ung thư không?

    Không phải! Các khối u chia làm hai loại: Lành tính và ác tính. Các khối u lành tính như nốt ruồi, hột cơm và các u nang, phát triển tại chỗ và hiếm khi nguy hiểm. Các khối u ác tính thì di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và tiếp tục phát triển một cách vô giới hạn.

    5- Có phải các bệnh ung thư đều giống nhau không?

    Không! có rất nhiều loại ung thư, chúng xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số loại phát triển chậm, một số khác phát triển nhanh. Một số loại ung thư đáp ứng với điều trị tốt hơn các loại khác. Nhưng tất cả các loại ung thư đều có đặc điểm là tế bào phát triển bất thường có xu hướng di căn.

    6- Bệnh bạch cầu là gì?

    Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Do vậy, bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái niệm "khối u" trong đó. Mặc dù tế bào của các loại ung thư có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.

    7- Ung thư có thể lây bằng đường truyền máu không?

    Không! Và cũng không lây theo bất cứ đường nào khác.

    Nguyên nhân gây bệnh

    1- Cái gì gây bệnh ung thư?

    Vấn đề cốt lõi của bệnh ung thư là tại sao những tế bào phát triển bất thường xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác thì cho tới nay vẫn chưa được biết, nhưng những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của một số bệnh ung thư, những yếu tố này bao gồm: Những thói quen cá nhân, bệnh nghề nghiệp, chế độ ăn và những yếu tố địa lý.

    Một số nguyên nhân gây ung thư có thể loại trừ được là ung thư phổi và ung thư da.

    2- Bệnh ung thư có di truyền không?

    Nói chung bệnh ung thư không di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị ung thư thì không có nghĩa là con sẽ bị ung thư vì ung thư là bệnh thường gặp và ở hầu hết các gia đình thì sẽ gặp nhiều người bị ung thư qua hai hoặc ba thế hệ. Mặc dù ở một số gia đình có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn bình thường, nhưng điều này không gây nên sự quan tâm quá mức vì những gia đình này không nhiều.

    3- Bệnh ung thư có lây được không?

    Không! Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Do vậy không nên e ngại khi đến thăm hay chăm sóc bệnh nhân ung thư.

    4- Hút thuốc lá có gây ung thư phổi không?

    Có! Các tài liệu của các tổ chức y tế trên thế giới và hội chống ung thư đã khẳng định điều này. Các khuyến cáo về tác hại của thuốc lá đã được phổ biến rộng rãi.

    5- Tại sao hút thuốc lá lại gây ung thư phổi?

    Những số liệu của các bác sĩ và những nhà thống kê đã chỉ ra rằng hầu hết ung thư phổi xảy ra ở những người nghiện thuốc lá trong khi bệnh này thấy rất ít ở những người không hút thuốc lá. Từ những kết quả lâm sàng, giải phẫu bệnh, và thí điểm đã đưa đến kết luận: Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi.

    6- Giải thích như thế nào về việc rất nhiều người hút thuốc lá mà không bị ung thư phổi?

    Điều này có thể giải thích là do tính nhạy cảm khác nhau ở từng người vì điều này là đặc điểm chung cho các bệnh của con người. Ví dụ như chỉ có dưới 25% những người nhiễm virút bệnh bại liệt là bại liệt.

    7- Có thể bị ung thư do va đập không?

    Không! Không có bằng chứng nào về một vết thương đơn độc ví dụ như bị đánh vào ngực sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, những kích thích kéo dài tại một điểm (như sự cọ sát liên tục của chiếc răng giả lắp tồi) có thể gây nên một số bệnh nhân bị ung thư.

    8- Tắm nắng có nguy hiểm không?

    Nếu ở mức độ vừa phải thì không. Tuy nhiên, nếu phơi nắng quá nhiều có thể bị ung thư da. Người da trắng dễ bị ung thư da hơn người da mầu. Tắm nắng trong những kỳ nghỉ không có hại đối với người sử dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Có nhiều loại kem bảo vệ da rất tốt.

    9- Dùng đèn ánh sáng mạnh có nguy hiểm không?

    Nếu dùng vừa phải thì rất an toàn. Tuy nhiên nếu dùng quá mức có khả năng bị ung thư da.

    10- Tia X có nguy hiểm không?

    Nếu được các bác sĩ sử dụng thì không nguy hiểm. Sử dụng những tia x để chụp phổi và các mục đích y học thì không nguy hiểm chút nào.

    11- Ung thư có phải là bệnh do virút gây ra không?

    Một số ung thư ở động vật được chứng minh là do vi rút gây ra. Cho tới nay mới chứng minh được một số loại ung thư nào ở người là do virút gây nên, ví dụ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật... Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ sẽ tìm ra một số loại virút gây ra một số bênh ung thư.

    12- Có thể phòng chống được bệnh ung thư không?

    Trong một số bệnh ung thư thì có thể được. Nếu mọi người không hút thuốc lá thì có thể phòng ngừa được 90% ung thư phổi. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây ung thư từ môi trường sống và họ ước tính rằng 80% các bệnh ung thư có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.

    Tỷ lệ mắc bệnh

    1- Có phải bệnh ung thư ngày càng tăng?

    Sự thực là ngày càng có nhiều ca mắc và tử vong do bệnh ung thư được ghi nhận hàng năm.

    2- Có nhiều trẻ em chết vì ung thư không?

    Không! Trong các tử vong do Ung thư thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi là nhỏ hơn 1/50. Trẻ em chết do tai nạn nhiều gấp 3 lần do ung thư. Tuy nhiên, dù tỷ lệ tử vong thấp nhưng ung thư vẫn là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em.

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!


    Bác sỹ giải đáp về bệnh ung thư

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!

    Nhiều người đặt câu hỏi với các bác sỹ, chuyên gia liên quan đến bệnh ung thư, các câu hỏi xoay quanh những chủ đề chính sau đây: 1. Phát hiện và điều trị sớm. 2. Điều trị bệnh ung thư. 3. Bản chất bệnh ung thư. 4. Các nguyên nhân gây bệnh. 5. Tỷ lệ mắc bệnh. Phát hiện và điều trị sớm

    1- Bệnh ung thư có thể chữa khỏi được không?

    Có! Đã có nhiều người được chữa khỏi bệnh ung thư. Khả năng chữa khỏi bệnh phụ thuộc vào loại ung thư, nhưng có một điều chắc chắn là ung thư được phát hiện và điều trị càng sớm thì càng có nhiều khả năng chữa khỏi.

    2- Tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư ngày càng tăng?

    Đúng! 20 năm trước chỉ có một trong bốn trường hợp ung thư được chữa khỏi. Ngày nay, cứ trong 2 trường hợp thì chữa khỏi một trường hợp. Nếu các bệnh ung thư được phát hiện sớm hơn thì các bác sỹ còn chữa khỏi được nhiều hơn nữa.

    3- Bệnh ung thư có thể phát hiện và điều trị sớm không?

    Có! Nếu mỗi người đều được biết về các biểu hiện của bệnh ung thư và đi khám ngay khi thấy một trong những dấu hiệu đó. Ung thư thường được phát hiện muộn vì nhiều người thấy rằng các triệu chứng của họ không nghiêm trọng tới mức phải đi khám. Có nhiều bệnh ung thư rất dễ chẩn đoán sớm.

    4- Các dấu hiệu báo trước của bệnh ung thư?

    Các dấu hiệu sớm của bệnh ung thư đã được tuyên truyền rộng rãi và mọi người cần chú ý những dấu hiệu này. Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng nhiều dấu hiệu cũng là biểu hiện của bệnh lành tính, ví dụ như một khối u ở ngực có xác xuất ác tính là 1/10. Nhưng dù sao bạn cũng không bao giờ được chậm trễ khi thấy xuất hiện bất cứ một dấu hiệu nào và bạn nên đi khám ngay khi thấy một trong những dấu hiệu sau:

    • Đau không giảm đi sau vài tuần.

    • Có nốt ruồi hay mụn cơm ngày càng to, sẫm màu hoặc chảy máu.

    • Có u cục ở vú hoặc một nơi khác trong cơ thể.

    • Chảy máu bất thường ở âm đạo (đặt biệt là chảy máu giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay sau khi mãn kinh).

    • Nôn hoặc đi ngoài ra máu hay có những thay đổi về hoạt động tiêu hoá kéo dài.

    • Đi tiểu ra máu.

    • Kém ăn và rối loạn tiêu hoá kéo dài.

    • Khàn giọng hay ho kéo dài.

    • Khó nuốt.

    5- Có thể bị ung thư mà không có các triệu chứng không?

    Có! tất cả các bệnh ung thư đều có một giai đoạn phát triển trước khi xuất hiện triệu chứng. Nếu những ung thư này được phát hiện trước khi các triệu chứng đã rõ ràng thì sẽ giúp cho việc điều trị rất nhiều. Việc khám sức khỏe định kỳ có thể giúp cho việc phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng.

    6- Đau có phải là một triệu chứng sớm của ung thư không?

    Không! Trong hầu hết các trường hợp ung thư ở giai đoạn sớm thì không có đau. Đau thường xuất hiện muộn hơn và do đó nếu bạn có một trong những dấu hiệu của bệnh mà chờ đến khi đau xuất hiện thì rất nguy hiểm. Phải đi khám ngay.

    7- Phải làm gì khi nghi ngờ bị ung thư?

    Phải đi khám ngay. Đừng e ngại khi nói với bác sỹ về những nghi ngờ của mình. Lo sợ về bệnh ung thư là điều hoàn toàn bình thường và bạn không nên xấu hổ về điều này.

    8- Bác sỹ tuyến cơ sở có đủ trình độ chẩn đoán ung thư không?

    Mặc dù để chẩn đoán chắc chắn một bệnh ung thư cần phải có nhiều kỹ năng và xét nghiệm đặc biệt nhưng bất cứ bác sỹ nào cũng có thể khám và phát hiện các triệu chứng của bệnh. Do vậy tốt nhất là đi khám ở tuyến cơ sở trước, và nếu cần làm các xét nghiệm cao cấp thì bác sỹ sẽ giới thiệu lên tuyến trên.

    9- Những xét nghiệm đặc biệt này là gì?

    Những xét nghiệm được yêu cầu trong mỗi trường hợp phụ thuộc vào vị trí nghi ngờ khối u, bao gồm khám lâm sàng toàn diện, chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, xét nghiệm sinh hoá và tế bào ở các dịch của cơ thể như máu, nước tiểu... Đôi khi cần phải lấy một mảnh ở vùng có u để làm xét nghiệm soi dưới kính hiển vi, được gọi là làm sinh thiết.

    10- Chụp X-quang có phát hiện được ung thư không?

    Chụp X-quang phổi bình thường thấy được hình ảnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Do vậy ở những người nghiện thuốc lá nặng và trên 40 tuổi cần phải chụp Xquang phổi 6 tháng 1 lần.

    11- Xét nghiệm tế bào ung thư là gì?

    Có nhiều loại xét nghiệm tế bào ung thư, xét nghiệm thông thường nhất là xét nghiệm dàn phiến kính - dùng để phát hiện ung thư cổ tử cung. Bằng xét nghiệm này, rất nhiều trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn rất sớm và do vậy tỷ lệ chữa khỏi rất cao, gần 100%. Tất cả những phụ nữ trên 35 tuổi cần làm xét nghiệm này 1 lần /1năm. Bác sỹ tuyến cơ sở có đủ khả năng làm xét nghiệm này.

    Các xét nghiệm tế bào khác có thể làm từ đờm, nước tiểu hay dịch ở phổi hoặc ổ bụng hoặc từ chính khối u để phát hiện ung thư.

    12- Lấy tế bào làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào?

    Các bác sỹ lấy dịch ở âm đạo bệnh nhân nữ phết lên phiến kính, đây là xét nghiệm đơn giản và không gây đau, sau đó phiến kính được gửi lên phòng xét nghiệm để soi dưới kính hiển vi.

    Điều trị

    1- Tại sao điều trị sớm ung thư là rất quan trọng?

    Quan trọng vì nhiều bệnh ung thư phát triển rất nhanh, có thể lan tràn đến các bộ phận khác của cơ thể trước khi biểu hiện thành triệu chứng hoặc gây đau. Nếu bác sĩ bắt đầu điều trị trước ung thư lan tràn thì có nhiều khả năng chữa khỏi.

    2- Điều trị ung thư như thế nào?

    Các phương pháp điều trị có hiệu quả là:

    • Phẫu thuật.

    • Tia xạ (dùng các tia phóng xạ gồm có tia X và tia gamma, chất phóng xạ hoặc các chất có hoạt tính phóng xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư.

    • Các thuốc chống ung thư.

    • Các hóc-môn.

    • Đôi khi cần phối hợp các phương pháp điều trị dựa vào loại bệnh ung thư. Hoá trị liệu là tiêm thuốc hay uống thuốc để diệt các tế bào ung thư. Một số bệnh ung thư phụ thuộc vào lượng chất hóc-môn trong cơ thể và do đó có thể kiểm soát bệnh bằng các hóc-môn hoặc kháng hooc-môn.

    Phương pháp chủ yếu là phẫu thuật lấy bỏ khối u và chiếu tia xạ (tia X hoặc gamma) vào vị trí u trên cơ thể để diệt các tế bào ung thư.

    3- Ung thư có di căn nhanh hơn nếu phẫu thuật không?

    Không! Phẫu thuật không làm cho ung thư di căn khi được phẫu thuật đúng phương pháp gọn thành một khối. Bệnh nhân không nên từ chối phẫu thuật. Quan niệm "không được đụng dao kéo vào ung thư" là sai lầm.

    4- Điều trị tia xạ có lợi đối với tất cả các loại ung thư không?

    Không! Phương pháp điều trị một bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào loại ung thư đó là gì. Ở nhiều loại bệnh nhân ung thư thì cách điều trị tốt nhất là phẫu thuật.

    5- Có thuốc nào chữa khỏi bệnh ung thư không?

    Trong một số bệnh ung thư thì điều trị bằng thuốc (hóa trị liệu) có hiệu quả tốt nhất. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đang mang lại những hy vọng mới cho những người bị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu và ung thư trẻ em. Thuốc thường được dùng bổ sung cho các phương pháp điều trị khác và làm bệnh nhân dễ chịu hơn.

    6- Có nên ra nước ngoài để điều trị ung thư?

    Không nên! Vì các chuyên gia về ung thư ở nước ta có trình độ cao và sau khi phát hiện ung thư thì bệnh sẽ được điều trị ngay. Mọi phương pháp điều trị có hiệu quả đều có sẵn ở trong nước.

    7- Làm sao tránh được sự chữa bệnh bịp bợm?

    Chỉ nên chữa bệnh ở những bác sĩ có trình độ, vì những lang băm, chỉ khai thác nỗi sợ hãi và sự thất vọng ở những bệnh nhân bị ung thư. Do vây, nếu có thắc mắc gì bệnh nhân nên trực tiếp gặp bác sĩ.

    8- Điều trị ung thư ở đâu?

    Thầy thuốc tuyến cơ sở sẽ chuyển bạn đến điều trị ở các bệnh viện chuyên ngành.

    Nếu cần phải phẫu thuật thì ca mổ sẽ được tiến hành bới các bác sĩ phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm.

    Điều trị tia xạ ở một bệnh viện cấp Tỉnh và Trung ương.

    Bản chất bệnh ung thư

    1- Bệnh ung thư là gì?

    Ung thư là một sự rối loạn về sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Một tập hợp các tế bào ung thư gọi là khối u tiếp tục phát triển và di căn đến các nơi khác của cơ thể. Khối ung thư không có chức năng hữu ích trong cơ thể, nó ngăn cản sự phát triển và lấy đi chất dinh dưỡng của các tế bào lành và gây nguy hiểm cho cuộc sống của con người.

    2- Tế bào ung thư có khác tế bào bình thường không?

    Có! Chúng có hình dạng và kích thước khác hẳn. Các tế bào bình thường thì giống nhau và hoạt động đồng nhất còn các tế bào ung thư thì có hình dạng méo mó và kích thước bất thường. Những sự khác biệt này dễ dàng nhận qua kính hiển vi.

    3- Ung thư di căn như thế nào?

    Những tế bào ung thư phát triển theo cách riêng của chúng ở giữa những tế bào bình thường và di chuyển từ một vùng sang các vùng khác. Sớm hay muộn thì những tế bào ung thư sẽ di căn từ vị trí ban đầu theo đường máu hay đường bạch huyết đến các nơi khác của cơ thể và hình thành những khối ung thư mới. Việc điều trị sớm có thể ngăn chặn điều này.

    4- Có phải tất cả các khối u đều là ung thư không?

    Không phải! Các khối u chia làm hai loại: Lành tính và ác tính. Các khối u lành tính như nốt ruồi, hột cơm và các u nang, phát triển tại chỗ và hiếm khi nguy hiểm. Các khối u ác tính thì di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và tiếp tục phát triển một cách vô giới hạn.

    5- Có phải các bệnh ung thư đều giống nhau không?

    Không! có rất nhiều loại ung thư, chúng xuất hiện ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Một số loại phát triển chậm, một số khác phát triển nhanh. Một số loại ung thư đáp ứng với điều trị tốt hơn các loại khác. Nhưng tất cả các loại ung thư đều có đặc điểm là tế bào phát triển bất thường có xu hướng di căn.

    6- Bệnh bạch cầu là gì?

    Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư của các tế bào bạch cầu trong máu. Do vậy, bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư đặc biệt vì không có khái niệm "khối u" trong đó. Mặc dù tế bào của các loại ung thư có thể lưu hành trong máu nhưng không có nghĩa là những bệnh nhân ung thư này lây sang người khác qua truyền máu.

    7- Ung thư có thể lây bằng đường truyền máu không?

    Không! Và cũng không lây theo bất cứ đường nào khác.

    Nguyên nhân gây bệnh

    1- Cái gì gây bệnh ung thư?

    Vấn đề cốt lõi của bệnh ung thư là tại sao những tế bào phát triển bất thường xuất hiện ở người này mà không xuất hiện ở người khác thì cho tới nay vẫn chưa được biết, nhưng những nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều yếu tố liên quan đến sự phát triển của một số bệnh ung thư, những yếu tố này bao gồm: Những thói quen cá nhân, bệnh nghề nghiệp, chế độ ăn và những yếu tố địa lý.

    Một số nguyên nhân gây ung thư có thể loại trừ được là ung thư phổi và ung thư da.

    2- Bệnh ung thư có di truyền không?

    Nói chung bệnh ung thư không di truyền. Nếu bố hoặc mẹ bị ung thư thì không có nghĩa là con sẽ bị ung thư vì ung thư là bệnh thường gặp và ở hầu hết các gia đình thì sẽ gặp nhiều người bị ung thư qua hai hoặc ba thế hệ. Mặc dù ở một số gia đình có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn bình thường, nhưng điều này không gây nên sự quan tâm quá mức vì những gia đình này không nhiều.

    3- Bệnh ung thư có lây được không?

    Không! Bạn không thể bị lây ung thư từ người khác. Do vậy không nên e ngại khi đến thăm hay chăm sóc bệnh nhân ung thư.

    4- Hút thuốc lá có gây ung thư phổi không?

    Có! Các tài liệu của các tổ chức y tế trên thế giới và hội chống ung thư đã khẳng định điều này. Các khuyến cáo về tác hại của thuốc lá đã được phổ biến rộng rãi.

    5- Tại sao hút thuốc lá lại gây ung thư phổi?

    Những số liệu của các bác sĩ và những nhà thống kê đã chỉ ra rằng hầu hết ung thư phổi xảy ra ở những người nghiện thuốc lá trong khi bệnh này thấy rất ít ở những người không hút thuốc lá. Từ những kết quả lâm sàng, giải phẫu bệnh, và thí điểm đã đưa đến kết luận: Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu của ung thư phổi.

    6- Giải thích như thế nào về việc rất nhiều người hút thuốc lá mà không bị ung thư phổi?

    Điều này có thể giải thích là do tính nhạy cảm khác nhau ở từng người vì điều này là đặc điểm chung cho các bệnh của con người. Ví dụ như chỉ có dưới 25% những người nhiễm virút bệnh bại liệt là bại liệt.

    7- Có thể bị ung thư do va đập không?

    Không! Không có bằng chứng nào về một vết thương đơn độc ví dụ như bị đánh vào ngực sẽ gây ung thư. Tuy nhiên, những kích thích kéo dài tại một điểm (như sự cọ sát liên tục của chiếc răng giả lắp tồi) có thể gây nên một số bệnh nhân bị ung thư.

    8- Tắm nắng có nguy hiểm không?

    Nếu ở mức độ vừa phải thì không. Tuy nhiên, nếu phơi nắng quá nhiều có thể bị ung thư da. Người da trắng dễ bị ung thư da hơn người da mầu. Tắm nắng trong những kỳ nghỉ không có hại đối với người sử dụng các biện pháp bảo vệ da khỏi bị cháy nắng. Có nhiều loại kem bảo vệ da rất tốt.

    9- Dùng đèn ánh sáng mạnh có nguy hiểm không?

    Nếu dùng vừa phải thì rất an toàn. Tuy nhiên nếu dùng quá mức có khả năng bị ung thư da.

    10- Tia X có nguy hiểm không?

    Nếu được các bác sĩ sử dụng thì không nguy hiểm. Sử dụng những tia x để chụp phổi và các mục đích y học thì không nguy hiểm chút nào.

    11- Ung thư có phải là bệnh do virút gây ra không?

    Một số ung thư ở động vật được chứng minh là do vi rút gây ra. Cho tới nay mới chứng minh được một số loại ung thư nào ở người là do virút gây nên, ví dụ ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật... Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng họ sẽ tìm ra một số loại virút gây ra một số bênh ung thư.

    12- Có thể phòng chống được bệnh ung thư không?

    Trong một số bệnh ung thư thì có thể được. Nếu mọi người không hút thuốc lá thì có thể phòng ngừa được 90% ung thư phổi. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều nguyên nhân gây ung thư từ môi trường sống và họ ước tính rằng 80% các bệnh ung thư có nguyên nhân từ môi trường bên ngoài.

    Tỷ lệ mắc bệnh

    1- Có phải bệnh ung thư ngày càng tăng?

    Sự thực là ngày càng có nhiều ca mắc và tử vong do bệnh ung thư được ghi nhận hàng năm.

    2- Có nhiều trẻ em chết vì ung thư không?

    Không! Trong các tử vong do Ung thư thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 15 tuổi là nhỏ hơn 1/50. Trẻ em chết do tai nạn nhiều gấp 3 lần do ung thư. Tuy nhiên, dù tỷ lệ tử vong thấp nhưng ung thư vẫn là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em.

    ⭐️Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/uqlwz2gku6j để nhận gói giảm giá $ ₫1.500.000 hoặc ⭐️Tìm kiếm ach735692 trên ứng dụng Temu để nhận chiết khấu $ 30%!! 
    Một bất ngờ khác dành cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/u1s17ibl63n hoặc Tìm kiếm int66445 để kiếm tiền cùng tôi!