ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    An toàn thực phẩm: Càng kiểm tra, càng thấy vi phạm

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    (VnMedia) - Ngày 27/7, Bộ Y tế vừa công bố cho báo chí kết quả thực hiện Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010. Qua đó cho thấy công tác thanh kiểm tra được đẩy mạnh hơn nhiều, song hành với đó là số cơ sở vi phạm bị phát hiện cũng càng nhiều hơn.
     
    1 tháng hơn 52.000 cơ sở vi phạm 
     
    Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 15/5 - 15/6), tại 63 tỉnh, thành đã có 19.505 đoành thanh, kiểm tra được thành lập và các đoàn đã thanh, kiểm tra được hơn 210.000 cơ sở. Trong đó, các đoàn đã phát hiện hơn 52.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
     
    Cụ thể, hơn 20.600 cơ sở bị xử phạt hành chính, hơn 16.700 cơ sở bị cảnh cáo, hơn 3.600 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạt hơn 4 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương đã đình chỉ hoạt động 123 cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định; tiêu hủy sản phẩm không đạt của 2.734 cơ sở.
     
    Đa phần các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, chiếm 40% - 50%. Còn lại là những vi phạm như: vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm,  vi phạm quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, vi phạm về ghi nhãn mác, vi phạm quảng cáo thực phẩm… Nhiều cơ sở không tổ chức tập huấn kiến thức hoặc có tổ chức nhưng không đầy đủ.
     
    Số vụ ngộ độc cũng tăng lên
     
    Qua báo cáo của các địa phương, trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010, cả nước xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm làm 682 người mắc, 485 người đi viện và 11 trường hợp tử vong.
     
    Như vậy, so với cùng kỳ năm 2009, số vụ ngộ độc tăng 15 vụ (năm 2009 có 9 vụ); số người mắc cũng tăng cao gấp 2,9 lần, số người đi viện tăng cao gấp 3,5 lần; số người chết tăng gấp 5,5 lần); số vụ ngộ độc thực phẩm lớn tăng gấp 1,75 lần.
     
    Nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm phần lớn là do ăn phải nấm độc, còn lại là do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn như Vibrio Cholera hoặc nhiễm Histamin, Ecoli hay do độc tố cá nóc, độc tố sam biển. Nhiều vụ còn chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
     
    Đâu phải những con số vô cảm?
     
    Những con số trên cho thấy càng thanh kiểm tra càng phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm? Lý giải về điều này, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết vì trong tháng hành động, số đoàn thanh, kiểm tra được thành lập cũng nhiều hơn năm 2009 nên số vụ vi phạm bị phát hiện cũng tăng lên nhiều hơn, chứ không phải đơn thuần là các vụ việc vi phạm ngày càng gia tăng.
     
    Nếu như trong tháng hành động năm 2009, cả nước chỉ thanh kiểm tra được hơn 178.600 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, với hơn 31.500 cơ sở vi phạm (chiếm khoảng 17,63%) thì năm 2010 con số các đoàn thanh, kiểm tra được thành lập đã tăng lên rất nhiều và số vụ vi phạm bị phát hiện vì vậy cũng tăng lên.
     
    Còn để lý giải cho việc tại sao trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà số vụ ngộ độc lại tăng lên so với cùng kỳ năm trước, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng số vụ ngộ độc tăng lên là vì công tác báo cáo, thống kê, giám sát ngộ độc thực phẩm trong năm 2010 có nhiều tiến bộ so với trước đây, các vụ ngộ độc được báo cáo kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn.
     
    Thiết nghĩ đây chỉ là một phần nguyên nhân chủ quan để giải thích cho những con số vụ ngộ độc vẫn cứ gia tăng. Những con số trên đâu phải vô cảm, không nói lên phần nào sự yếu kém trong năng lực quản lý của các cơ quan chức năng.
     
    Trong Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trường ban thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Nguyễn Quốc Triệu gửi Thủ tướng Chính phủ cũng thừa nhận vấn đề tương tự như năm 2009 vẫn xảy ra là tình trạng xử lý vi phạm tại các địa phương còn chưa nghiêm, vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm không bị xử lý mà chỉ bị nhắc nhở. Tuyến huyện xử lý ít hơn tuyến tỉnh, tuyến xã hầu như không bị xử lý. Tổng sơ cơ sở vi phạm chỉ bị nhắc nhở, không bị xử lý là 31.103, chiếm 59.8% tổng số cơ sở vi phạm.
     
    Theo đánh giá của các đoàn thanh tra của trung ương và một số tỉnh vì năng lực của các đoành thanh tra, kiểm tra của tuyến huyện, tuyến xã còn hạn chế nên không phát hiện được hết các hành vi vi phạm hoặc có phát hiện nhưng không xử lý mà chỉ nhắc nhở.
     
    Đặc biệt, đối với các cơ sở thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất nước đóng chai, tỷ lệ vi phạm còn khá cao, chiếm 67,11%, trong khi báo cáo của tuyến huyện, tuyến xã gửi lên, tỷ lệ vi phạm được phát hiện và xử lý thấp hơn nhiều so với tuyến tỉnh.
     
    Trong đó, tỷ lệ phát hiện cơ sở không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các đoàn thanh kiểm tra liên ngành trung ương  cao hơn rất nhiều các đoàn địa phương (với tỷ lệ tương ứng là 67,11% và 24,74%).

    Thuỳ Minh

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    An toàn thực phẩm: Càng kiểm tra, càng thấy vi phạm

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    (VnMedia) - Ngày 27/7, Bộ Y tế vừa công bố cho báo chí kết quả thực hiện Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010. Qua đó cho thấy công tác thanh kiểm tra được đẩy mạnh hơn nhiều, song hành với đó là số cơ sở vi phạm bị phát hiện cũng càng nhiều hơn.
     
    1 tháng hơn 52.000 cơ sở vi phạm 
     
    Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, qua tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 15/5 - 15/6), tại 63 tỉnh, thành đã có 19.505 đoành thanh, kiểm tra được thành lập và các đoàn đã thanh, kiểm tra được hơn 210.000 cơ sở. Trong đó, các đoàn đã phát hiện hơn 52.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
     
    Cụ thể, hơn 20.600 cơ sở bị xử phạt hành chính, hơn 16.700 cơ sở bị cảnh cáo, hơn 3.600 cơ sở bị phạt tiền với tổng số tiền phạt hơn 4 tỷ đồng. Ngoài ra, các địa phương đã đình chỉ hoạt động 123 cơ sở vi phạm nghiêm trọng các quy định; tiêu hủy sản phẩm không đạt của 2.734 cơ sở.
     
    Đa phần các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, chiếm 40% - 50%. Còn lại là những vi phạm như: vi phạm về công bố tiêu chuẩn sản phẩm,  vi phạm quy định về khám sức khỏe cho người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, vi phạm về ghi nhãn mác, vi phạm quảng cáo thực phẩm… Nhiều cơ sở không tổ chức tập huấn kiến thức hoặc có tổ chức nhưng không đầy đủ.
     
    Số vụ ngộ độc cũng tăng lên
     
    Qua báo cáo của các địa phương, trong Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2010, cả nước xảy ra 24 vụ ngộ độc thực phẩm làm 682 người mắc, 485 người đi viện và 11 trường hợp tử vong.
     
    Như vậy, so với cùng kỳ năm 2009, số vụ ngộ độc tăng 15 vụ (năm 2009 có 9 vụ); số người mắc cũng tăng cao gấp 2,9 lần, số người đi viện tăng cao gấp 3,5 lần; số người chết tăng gấp 5,5 lần); số vụ ngộ độc thực phẩm lớn tăng gấp 1,75 lần.
     
    Nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm phần lớn là do ăn phải nấm độc, còn lại là do thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn như Vibrio Cholera hoặc nhiễm Histamin, Ecoli hay do độc tố cá nóc, độc tố sam biển. Nhiều vụ còn chưa xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.
     
    Đâu phải những con số vô cảm?
     
    Những con số trên cho thấy càng thanh kiểm tra càng phát hiện nhiều vụ việc vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm? Lý giải về điều này, ông Nguyễn Thanh Phong cho biết vì trong tháng hành động, số đoàn thanh, kiểm tra được thành lập cũng nhiều hơn năm 2009 nên số vụ vi phạm bị phát hiện cũng tăng lên nhiều hơn, chứ không phải đơn thuần là các vụ việc vi phạm ngày càng gia tăng.
     
    Nếu như trong tháng hành động năm 2009, cả nước chỉ thanh kiểm tra được hơn 178.600 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, với hơn 31.500 cơ sở vi phạm (chiếm khoảng 17,63%) thì năm 2010 con số các đoàn thanh, kiểm tra được thành lập đã tăng lên rất nhiều và số vụ vi phạm bị phát hiện vì vậy cũng tăng lên.
     
    Còn để lý giải cho việc tại sao trong tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm mà số vụ ngộ độc lại tăng lên so với cùng kỳ năm trước, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho rằng số vụ ngộ độc tăng lên là vì công tác báo cáo, thống kê, giám sát ngộ độc thực phẩm trong năm 2010 có nhiều tiến bộ so với trước đây, các vụ ngộ độc được báo cáo kịp thời, nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn.
     
    Thiết nghĩ đây chỉ là một phần nguyên nhân chủ quan để giải thích cho những con số vụ ngộ độc vẫn cứ gia tăng. Những con số trên đâu phải vô cảm, không nói lên phần nào sự yếu kém trong năng lực quản lý của các cơ quan chức năng.
     
    Trong Báo cáo tổng kết kết quả thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó trường ban thường trực Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm Nguyễn Quốc Triệu gửi Thủ tướng Chính phủ cũng thừa nhận vấn đề tương tự như năm 2009 vẫn xảy ra là tình trạng xử lý vi phạm tại các địa phương còn chưa nghiêm, vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm không bị xử lý mà chỉ bị nhắc nhở. Tuyến huyện xử lý ít hơn tuyến tỉnh, tuyến xã hầu như không bị xử lý. Tổng sơ cơ sở vi phạm chỉ bị nhắc nhở, không bị xử lý là 31.103, chiếm 59.8% tổng số cơ sở vi phạm.
     
    Theo đánh giá của các đoàn thanh tra của trung ương và một số tỉnh vì năng lực của các đoành thanh tra, kiểm tra của tuyến huyện, tuyến xã còn hạn chế nên không phát hiện được hết các hành vi vi phạm hoặc có phát hiện nhưng không xử lý mà chỉ nhắc nhở.
     
    Đặc biệt, đối với các cơ sở thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, cơ sở sản xuất nước đóng chai, tỷ lệ vi phạm còn khá cao, chiếm 67,11%, trong khi báo cáo của tuyến huyện, tuyến xã gửi lên, tỷ lệ vi phạm được phát hiện và xử lý thấp hơn nhiều so với tuyến tỉnh.
     
    Trong đó, tỷ lệ phát hiện cơ sở không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các đoàn thanh kiểm tra liên ngành trung ương  cao hơn rất nhiều các đoàn địa phương (với tỷ lệ tương ứng là 67,11% và 24,74%).

    Thuỳ Minh

     


    Quảng cáo 336x280