ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    4 bài thuốc chữa sản phụ thiếu sữa

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Nguyên nhân thiếu sữa ở sản phụ là do khí hư huyết yếu - nghĩa là cơ thể người phụ nữ vốn đã có khí hư, huyết ít, đến khi sinh, huyết bị mất nhiều, khí bị hao, khí huyết đều suy, hoặc tỳ vị hư yếu, khí huyết sinh hóa bất túc khiến cho khí huyết hư yếu không tạo ra được sữa, làm cho sau khi sinh không có sữa hoặc có ít sữa.

     Đu đủ xanh hầm móng giò.

    Để tăng sữa, có thể sử dụng một số món ăn, bài thuốc sau:

    Bài 1: Sài hồ 6g, bạch thược 10g, đương quy 10g, xuyên khung 10g, thanh bì 6g, hương phụ 10g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, vương bất lưu hành 6g, xuyên sơn giáp 6g, nước 1000ml. Tất cả các vị cho vào sắc còn 300ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

    Bài 2: Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị. Ăn thịt, uống nước hầm; có thể dùng thường xuyên.

    Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50g để tăng cường khí huyết.

    Bài 3: Đương quy 100g, thịt dê 200g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng.

    Bài 4: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.

    Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.

    Lưu ý: Không kiêng khem quá mức. Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu... Cần kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè). Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa.

    Bác sĩ Trần Thuấn

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    4 bài thuốc chữa sản phụ thiếu sữa

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Nguyên nhân thiếu sữa ở sản phụ là do khí hư huyết yếu - nghĩa là cơ thể người phụ nữ vốn đã có khí hư, huyết ít, đến khi sinh, huyết bị mất nhiều, khí bị hao, khí huyết đều suy, hoặc tỳ vị hư yếu, khí huyết sinh hóa bất túc khiến cho khí huyết hư yếu không tạo ra được sữa, làm cho sau khi sinh không có sữa hoặc có ít sữa.

     Đu đủ xanh hầm móng giò.

    Để tăng sữa, có thể sử dụng một số món ăn, bài thuốc sau:

    Bài 1: Sài hồ 6g, bạch thược 10g, đương quy 10g, xuyên khung 10g, thanh bì 6g, hương phụ 10g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, vương bất lưu hành 6g, xuyên sơn giáp 6g, nước 1000ml. Tất cả các vị cho vào sắc còn 300ml, chia ra 3 lần uống trong ngày, vào lúc đói bụng.

    Bài 2: Móng giò lợn 2 cái (rửa sạch, cạo hết lông), thông thảo 30g (cho vào túi vải bọc kỹ), hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi, đổ nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, nêm gia vị. Ăn thịt, uống nước hầm; có thể dùng thường xuyên.

    Nếu người khí huyết hư nhiều, mệt mỏi, có thể thêm đương quy, hoàng kỳ mỗi thứ 50g để tăng cường khí huyết.

    Bài 3: Đương quy 100g, thịt dê 200g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 5 lát, hành hoa 3 nhánh. Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm (chia nhiều bữa). Món này thích dụng với người sau đẻ mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Người táo bón không nên dùng.

    Bài 4: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g, nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa.

    Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.

    Lưu ý: Không kiêng khem quá mức. Cần ăn các thực phẩm vừa có tính ấm vừa lợi sữa như thịt dê, thịt gà, móng giò lợn, trứng, lạc, các loại đậu... Cần kiêng các đồ sống lạnh (như hải sản), các chất tanh (như cua, sò, ốc, hến, trai, cá mè). Hạn chế các gia vị cay nóng (như ớt, hạt tiêu, mù tạt), các chất kích thích (như chè, cà phê, thuốc lá) vì chúng gây mất ngủ, ức chế quá trình tạo sữa.

    Bác sĩ Trần Thuấn

     


    Quảng cáo 336x280