ĐÔNG TÂY Y KẾT HỢP

Vì sức khỏe người Việt

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Xoa dịu nỗi ám ảnh “màu cam”

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Vượt hơn 1.000km dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, đoàn công tác của Chương trình Kết hợp quân dân y Bộ Y tế cùng với các bác sĩ Bệnh viện 354 và Đoàn Kinh tế quốc phòng 92 (Đoàn KTQP 92) đã đến với đồng bào dân tộc huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế để khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh.

    Nỗi đau còn đó

    A Lưới là một huyện miền núi vùng cao, địa bàn chiến lược quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, là khu vực phòng thủ trọng yếu phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có chung đường biên giới với 2 tỉnh Xalavan và Xê Kông - CHDCND Lào với chiều dài 86km. Trong chiến tranh đây được coi là kho chứa chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng để rải thảm dọc tuyến đường Trường Sơn, nơi phải gánh chịu hàng triệu tấn bom đạn. Rừng bị tàn phá, đất đai bạc màu, tàn dư chất độc màu da cam còn lớn trong môi trường đất, môi trường nước... Tỷ lệ thương, bệnh binh, gia đình có người nhiễm chất độc dioxin/màu da cam cao hơn nhiều so với các nơi khác. Theo chân đại tá Nguyễn Văn Hòa, Đoàn KTQP 92, chúng tôi đến thăm gia đình anh Hồ Văn Nghiên, người dân tộc Pa Cô, thôn A Đớt, xã A Đớt, huyện A Lưới. Trong căn bếp tồi tàn, trên chiếc phản gỗ cũ nát đặt sát bên bếp lửa cháy leo lét, bà Căn Nghè, mẹ của anh đang nằm đó co ro. Bà bị nhiễm dioxin do sống trong vùng từng bị rải thảm chất độc hóa học nên người con duy nhất của bà khi sinh ra đã bị tật nguyền. Hiện nay hai chân anh Nghiên bị co rút, đi lại bằng xe lăn, anh thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động. Cuộc sống của hai mẹ con chủ yếu nhờ vào sự cứu trợ xã hội. Chính căn nhà hai mẹ con đang ở hiện nay là do Đoàn KTQP 92 trực tiếp xây dựng xóa bỏ căn liếp tạm trước đây.

    Gia cảnh chị Viền Thị Ồn, dân tộc Tà Ôi, thôn Ba Rít, xã A Đớt lại là một câu chuyện xót xa khác. Chúng tôi đến nhà khi chị đang bế cậu con trai trên tay cố vỗ về nó. Nhưng đứa trẻ cứ oằn lưng la hét, giơ cánh tay gầy guộc mềm thượt khua khua vô định, đôi mắt nhìn bất thần không cảm giác. Bé trai đã 7 tuổi nhưng nhìn không khác gì đứa trẻ chưa đầy năm. Khi sinh ra cháu bị liệt não, hình hài biến dạng (di chứng của chất độc da cam) nên cứ nằm từ đó đến bây giờ. Chân tay liệt teo tóp, hai tai bị điếc, những phản xạ yếu ớt. Hai mẹ con sống nhờ vào đồng lương trợ cấp từ người mẹ già.

     BS Bệnh viện 354 khám cho bệnh nhân bị nhiễm chất độc da cam.

    Bộ đội là điểm tựa của bà con nơi đây

    Thiếu tá - BS. Nguyễn Văn Chiến, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân dân y - Đoàn KTQP 92 cho biết: Việc hình thành bệnh xá quân dân y nơi đây mang ý nghĩ thiết thực trực tiếp giúp đỡ bà con về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong những năm qua, hầu hết bà con dân tộc ở 5 xã trong vùng dự án đều được các bác sĩ quân y khám chữa bệnh định kỳ. Bà con không phải đi lại xa xôi. Ngoài ra hằng tháng bệnh xá đều cử cán bộ y tế xuống tận bản để khám sức khỏe cho bà con. Mặc dù đội ngũ y bác sĩ tại bệnh xá còn mỏng, tổng số chỉ có 9 người (gồm 2 bác sĩ, 5 y sĩ, 1 điều dưỡng trung học, 1 y tá), song trong những năm qua những người lính quân y này đã hoành thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, bệnh xá quân dân y đã khám cho 1.656 lượt người, nhận điều trị 219 lượt người, phẫu thuật loại III thành công cho 66 trường hợp, khám cận lâm sàng cho gần 1.000 trường hợp.

    Niềm vui của bà con nơi đây lại được nhân lên khi biết có đoàn công tác gồm 14 y bác sĩ của Bệnh viện 354 hành quân về khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho 661 người mắc bệnh tật do nhiễm chất độc màu da cam. Ông Hồ Đíu Mới, 80 tuổi, người dân tộc Pa Cô, thôn K noon1, xã Hương Lâm hồ hởi khi biết tin có các bác sĩ quân y ở tận Hà Nội về khám bệnh cho đồng bào. Ông tâm sự: Tôi chiến đấu tại chiến trường Bình Sơn, bản thân bị nhiễm chất độc màu da cam, vợ tôi cũng bị nhiễm. Gia đình hiện có 5 người con thì 3 người con bị dị tật do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố: 1 đứa bị liệt tay, mù mắt, 2 đứa còn lại bị dị dạng hơn 25 tuổi mà chỉ nằm bất động. Bản thân ông cũng đau ốm triền miên, không còn khả năng lao động. Ông xúc động nói: Tôi sống được đến ngày nay cũng là nhờ các anh bộ đội quân y đóng trên địa bàn thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe. Biết là bệnh khó chữa nhưng mỗi lần đến khám, nhận được những viên thuốc các anh cấp miễn phí cho gia đình là tôi mừng lắm.

    Có thể nói, Chỉ thị số 25 về “Tăng cường công tác kết hợp quân dân y chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân” đã thực sự có hiệu quả khi triển khai vào thực tế tại các địa bàn trọng điểm đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo.        

    Văn Hậu

     


    Sức khỏe đời sống


    Bài thuốc nam chữa bệnh


    Bệnh ung thư


    Cây thuốc Nam


    Bệnh thường gặp



    Tin mới đăng

    Cây thuốc quý

    Bạn cần biết

  • Dịch vụ lập dự án của chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu từ dự án dược liệu đến nông nghiệp. Với kinh nghiệm sâu rộng, chúng tôi đảm bảo lập ra các dự án hiệu quả, bền vững, hỗ trợ từ khâu nghiên cứu, phân tích đến thực thi. Liên hệ ngay để biến ý tưởng thành hiện thực!


    Xoa dịu nỗi ám ảnh “màu cam”

    Hạt giống giá tốt đủ chủng loại, giống tốt

    Vượt hơn 1.000km dọc theo tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, đoàn công tác của Chương trình Kết hợp quân dân y Bộ Y tế cùng với các bác sĩ Bệnh viện 354 và Đoàn Kinh tế quốc phòng 92 (Đoàn KTQP 92) đã đến với đồng bào dân tộc huyện A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế để khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho nhân dân bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học trong chiến tranh.

    Nỗi đau còn đó

    A Lưới là một huyện miền núi vùng cao, địa bàn chiến lược quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, là khu vực phòng thủ trọng yếu phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, có chung đường biên giới với 2 tỉnh Xalavan và Xê Kông - CHDCND Lào với chiều dài 86km. Trong chiến tranh đây được coi là kho chứa chất độc hóa học mà quân đội Mỹ sử dụng để rải thảm dọc tuyến đường Trường Sơn, nơi phải gánh chịu hàng triệu tấn bom đạn. Rừng bị tàn phá, đất đai bạc màu, tàn dư chất độc màu da cam còn lớn trong môi trường đất, môi trường nước... Tỷ lệ thương, bệnh binh, gia đình có người nhiễm chất độc dioxin/màu da cam cao hơn nhiều so với các nơi khác. Theo chân đại tá Nguyễn Văn Hòa, Đoàn KTQP 92, chúng tôi đến thăm gia đình anh Hồ Văn Nghiên, người dân tộc Pa Cô, thôn A Đớt, xã A Đớt, huyện A Lưới. Trong căn bếp tồi tàn, trên chiếc phản gỗ cũ nát đặt sát bên bếp lửa cháy leo lét, bà Căn Nghè, mẹ của anh đang nằm đó co ro. Bà bị nhiễm dioxin do sống trong vùng từng bị rải thảm chất độc hóa học nên người con duy nhất của bà khi sinh ra đã bị tật nguyền. Hiện nay hai chân anh Nghiên bị co rút, đi lại bằng xe lăn, anh thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động. Cuộc sống của hai mẹ con chủ yếu nhờ vào sự cứu trợ xã hội. Chính căn nhà hai mẹ con đang ở hiện nay là do Đoàn KTQP 92 trực tiếp xây dựng xóa bỏ căn liếp tạm trước đây.

    Gia cảnh chị Viền Thị Ồn, dân tộc Tà Ôi, thôn Ba Rít, xã A Đớt lại là một câu chuyện xót xa khác. Chúng tôi đến nhà khi chị đang bế cậu con trai trên tay cố vỗ về nó. Nhưng đứa trẻ cứ oằn lưng la hét, giơ cánh tay gầy guộc mềm thượt khua khua vô định, đôi mắt nhìn bất thần không cảm giác. Bé trai đã 7 tuổi nhưng nhìn không khác gì đứa trẻ chưa đầy năm. Khi sinh ra cháu bị liệt não, hình hài biến dạng (di chứng của chất độc da cam) nên cứ nằm từ đó đến bây giờ. Chân tay liệt teo tóp, hai tai bị điếc, những phản xạ yếu ớt. Hai mẹ con sống nhờ vào đồng lương trợ cấp từ người mẹ già.

     BS Bệnh viện 354 khám cho bệnh nhân bị nhiễm chất độc da cam.

    Bộ đội là điểm tựa của bà con nơi đây

    Thiếu tá - BS. Nguyễn Văn Chiến, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân dân y - Đoàn KTQP 92 cho biết: Việc hình thành bệnh xá quân dân y nơi đây mang ý nghĩ thiết thực trực tiếp giúp đỡ bà con về chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong những năm qua, hầu hết bà con dân tộc ở 5 xã trong vùng dự án đều được các bác sĩ quân y khám chữa bệnh định kỳ. Bà con không phải đi lại xa xôi. Ngoài ra hằng tháng bệnh xá đều cử cán bộ y tế xuống tận bản để khám sức khỏe cho bà con. Mặc dù đội ngũ y bác sĩ tại bệnh xá còn mỏng, tổng số chỉ có 9 người (gồm 2 bác sĩ, 5 y sĩ, 1 điều dưỡng trung học, 1 y tá), song trong những năm qua những người lính quân y này đã hoành thành xuất sắc nhiệm vụ. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010, bệnh xá quân dân y đã khám cho 1.656 lượt người, nhận điều trị 219 lượt người, phẫu thuật loại III thành công cho 66 trường hợp, khám cận lâm sàng cho gần 1.000 trường hợp.

    Niềm vui của bà con nơi đây lại được nhân lên khi biết có đoàn công tác gồm 14 y bác sĩ của Bệnh viện 354 hành quân về khám chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho 661 người mắc bệnh tật do nhiễm chất độc màu da cam. Ông Hồ Đíu Mới, 80 tuổi, người dân tộc Pa Cô, thôn K noon1, xã Hương Lâm hồ hởi khi biết tin có các bác sĩ quân y ở tận Hà Nội về khám bệnh cho đồng bào. Ông tâm sự: Tôi chiến đấu tại chiến trường Bình Sơn, bản thân bị nhiễm chất độc màu da cam, vợ tôi cũng bị nhiễm. Gia đình hiện có 5 người con thì 3 người con bị dị tật do ảnh hưởng chất độc da cam từ bố: 1 đứa bị liệt tay, mù mắt, 2 đứa còn lại bị dị dạng hơn 25 tuổi mà chỉ nằm bất động. Bản thân ông cũng đau ốm triền miên, không còn khả năng lao động. Ông xúc động nói: Tôi sống được đến ngày nay cũng là nhờ các anh bộ đội quân y đóng trên địa bàn thường xuyên đến thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe. Biết là bệnh khó chữa nhưng mỗi lần đến khám, nhận được những viên thuốc các anh cấp miễn phí cho gia đình là tôi mừng lắm.

    Có thể nói, Chỉ thị số 25 về “Tăng cường công tác kết hợp quân dân y chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân” đã thực sự có hiệu quả khi triển khai vào thực tế tại các địa bàn trọng điểm đặc biệt là vùng biên giới, hải đảo.        

    Văn Hậu

     


    Quảng cáo 336x280